Phân biệt trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Ngày nay, trẻ tăng động chiếm tỷ lệ càng ngày càng cao khiến các cha mẹ khá lo lắng về quá trình chăm sóc các trẻ. Đối với trẻ tăng động có một số dấu hiệu giống với trẻ hiếu động, điều này lại càng làm cha mẹ càng khó phân biệt hơn và nhận biết được để sớm tìm cách xử lý giúp con mình. Bài viết dưới dây, chúng tôi sẽ phân tích một số đặc điểm đặc trưng cơ bản giữa hai nhóm trẻ này để các bậc phụ huynh cùng hiểu rõ hơn.

[toc ol=1]

Đặc điểm trẻ hiếu động

Thông thường giữa trẻ hiếu động và tăng động cùng có các hành vi tương đối giống nhau như: liên tục chân tay, nói nhiều, quậy phá hoặc luôn thể hiện những hành động thái quá…

Tuy nhiên đằng sau những hành vi đó thì trẻ hiếu động là trẻ có hoạt động nhiều, nhưng các hành vi được thực hiện mang tính chất hướng đến tích cực và có mục đích rõ ràng. Trẻ vẫn có thể tập trung công việc trong một thời gian nhất định, không ảnh hưởng đến hoạt động chung, các kết quả học tập đều hoàn thành tốt. Ngoài ra, khi nghịch ngợm nhưng nếu được yêu cầu về ngồi tại một chỗ thì trẻ sẵn sàng chấp thuận và đồng ý với những quy định có thỏa thuận với cha mẹ hoặc người lớn.

Với những đứa trẻ hiếu động như vậy nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì chúng sau này chúng trở thành những đứa trẻ sống sẽ rất hạnh phúc. Vì chúng dễ dàng biết thể hiện cảm xúc bản thân, luôn cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình, có xu hướng thích khám phá mọi thứ xung quanh và khả năng sáng tạo rất tốt. Đặc biệt chúng nhận thức được giá trị bản thân luôn biết rằng mình xứng đáng được yêu thương và biết cách để trở thành người sống hạnh phúc.

Đặc điểm trẻ tăng động

Đối ngược với những trẻ hiếu động thì các hành vi ở trẻ tăng động được thể hiện một cách bộc phát không có chủ đích, không làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân mình. Động cơ này sẽ gây ra các trở ngại cho sự phát triển sau này của bé.

Đối với những trẻ tăng động thường rất khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp các công việc, thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập hoặc khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác, luôn gặp phải các khó khăn khi được trẻ được giao nhiệm vụ; trẻ cũng dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài, thiếu sự kiên nhẫn trong giải quyết công việc và lắng nghe người khác nói chuyện.

So sánh sự khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Bảng so sánh sự khác biệt giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Biện pháp hỗ trợ giúp trẻ phát triển tốt nhất

Đối với trẻ hiếu động

Đối với những trẻ hiếu động thì bản chất sự nghịch ngợm của trẻ là thể hiện sự khám phá, tò mò và thích trải nghiệm thêm nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm. Trẻ hiếu động gia đình chỉ cần tập trung tốt vào phát triển trí tuệ cho bé và duy trì lối sống tích cực giúp trẻ ổn định về mặt tâm lý. Ngoài ra, cha mẹ có thể định hướng cho trẻ tham gia vào một số hoạt động giúp trẻ bớt hiếu động, nghịch ngợm như:

  • Học võ thuật

Võ thuật là một môn học đòi hỏi có tính kỷ luật, sự tập trung và sự tự tin cao trong các bài tập và từng miếng võ giúp trẻ tăng nghị lực và trưởng thành hơn.

  • Chơi thể thao đồng đội

Một số môn thể thao mang tính chất chơi đồng đội như : bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền và cầu lông… là những môn thể thao cho phép trẻ phải nhanh trí, đoán hiểu ý đồng đội đồng thời yêu cầu trẻ cần phải sự tập trung và tính kỷ luật cao khi tham gia cùng đội nhóm.

  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài

Một số hoạt động ngoại khóa bên ngoài mà cha mẹ có thể định hướng cho các con như: đi bộ, leo núi, trèo thuyền … đây là một trong những hoạt động giúp bé phát triển bản thân rất tốt giúp bé giải tỏa được năng lượng và học hỏi thêm nhiều kỹ năng quan sát, kỹ năng mạo hiểm và cách xử lý các vấn đề khi gặp phải.

  • Âm nhạc

Âm nhạc là một trong những môn năng khiếu giúp bé thư giãn não bộ và cần sự tập trung nhất định để trẻ bớt sự “hiếu động”. Các môn học liên quan đến âm nhạc như: đàn, sáo, piano, lớp học trống …

  • Bơi lội

Bơi lội cũng là một trong những lựa chọn giúp các trẻ hiếu động tự rèn luyện tính tự giác và tính kỷ luật cá nhân rất tốt.

  • Tham gia các trò chơi tư duy

Một số trò chơi tư duy như: cờ vua, cờ tướng, trờ chơi xếp hình vật thông minh … các trò chơi này yêu cầu trẻ cần sử dụng liên quan đến tư duy logic kết hợp với độ tập trung, sự tinh tế trong quá trình tham gia.

Đối với trẻ tăng động

Đối với trẻ tăng động cha mẹ cần thể hiện sự kiên nhẫn, lắng nghe, dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc đến con nhiều hơn. Tùy thuộc vào từng mức độ mà cha mẹ chọn các phương pháp để nuôi dạy và hỗ trợ cho con phát triển một cách phù hợp cả về mặt tâm lý và y học. Đặc biệt điều quan trọng nhất trong cách nuôi dạy cả gia đình, nhà trường cần phải được có sự kết hợp, thống nhất được các dạy dỗ nhất quán với nhau. Tránh trường hợp ở nhà cha mẹ nuông chiều nhưng đến trường các thầy cô nghiêm khắc thì trẻ càng trở nên rối loạn và ít có cơ hội khỏi bệnh, làm đứa tẻ càng trở lên tăng động hơn.

>>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết: Cách chăm sóc trẻ bị tăng động

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách nhận biết và so sánh giữa hai nhóm trẻ hiếu động và trẻ tăng động. Hy vọng với những thông tin giúp cha mẹ có cách nhìn và hiểu rõ về tính cách cũng như trạng thái của con mình, từ đó giúp phụ huynh đưa ra được các định hướng phù hợp để giúp các trẻ phát triển ngày càng tốt hơn.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ hãy liên hệ tới số Hotline: 18008070 để được các chuyên gia của chúng tôi nhé!

Leave a Comment