Giải pháp điều trị quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ hiệu quả

Bé quấy khóc đêm là cách để thông báo cho bố mẹ biết tình trạng hiện tại của trẻ. Vậy làm thế nào để bố mẹ hiểu được những điều con đang cố diễn đạt, đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp trị quấy khóc đêm ở trẻ nhé!

co-nen-cho-be-nam-trong-may-lanh-khong

6 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc đêm và giải pháp điều trị

Trẻ khóc đêm do bị đói

Đói là lý do đầu tiên mà các ông bố bà mẹ nghĩ đến khi thấy con quấy khóc. Một vài dấu hiệu điển hình của cơn đói ở trẻ sơ sinh như: bé tỏ ra khó chịu, chóp chép miệng, có phản xạ tìm ti mẹ hoặc mút tay. Nhận biết được dấu hiệu này, bố mẹ nên cho bé ăn trước khi cơn đói làm bé trở nên cáu kỉnh và quấy khóc.

Trẻ quấy khóc do bỉm ướt

Một số trẻ sẽ có phản xạ quấy khóc ngay khi bỉm tã bị ướt do tè hoặc ị. Thực tế thì đây là nguyên nhân rất dễ nhận biết nhất và việc bố mẹ cần làm là thay tã mới cho con.

Trẻ quấy khóc do mọc răng

Mọc răng có thể làm bé rất đau bởi từng chiếc răng mới xuyên qua lớp nướu. Một số bé chịu đựng giỏi hơn các bé khác, nhưng tất cả các bé đều có thể trở nên dễ cáu gắt và dễ khóc hơn tại một vài thời điểm trong ngày.

a3

Nếu cảm thấy bé bị đau mà bạn không thể xác định được nguyên nhân chính xác, bố mẹ có thể dùng tay sờ thử nướu của bé. Và có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy răng trẻ đang chuẩn bị mọc. Trung bình, bé sẽ mọc răng đầu tiên vào khoảng từ 4 – 7 tháng tuổi hoặc sớm hơn.

Bé quấy khóc do buồn ngủ

Trẻ con thường hay có biểu hiện “gắt ngủ” khi buồn ngủ. Bé sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc nhiều hơn, nhất là khi bé buồn ngủ mà bố mẹ không ru bé ngủ.

“Khi con gái tôi được 5 tuần tuổi, tôi cứ nghĩ rằng con gái mắc chứng khóc dạ đề, mãi cho đến khi chúng tôi biết rằng bé sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc nếu quá buồn ngủ. Vì vậy, những lần sau đó, ngay khi thấy bé ngáp, tôi liền cho bé đi ngủ. Khi đó, bé bớt khóc đi nhiều” _Mẹ BiBop

Bé quấy khóc đêm do gặp các vấn đề về tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau quặn bụng có thể khiến bé khóc rất nhiều, đặc biệt vào ban đêm và không có cách nào để dỗ dành được. Trên thực tế, nguyên nhân gây ra hội chứng quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ vẫn chưa được rõ ràng. Triệu chứng bé mắc chứng colic là những cơn khóc đêm của bé kéo dài ít nhất 3 giờ mỗi ngày, ít nhất 3 ngày mỗi tuần và ít nhất 3 tuần trong một tháng. Vì thế, mẹ nên lưu ý không nên cho con ăn quá no trước khi đi ngủ hoặc có thể áp dụng các biện pháp massage nhẹ nhàng cho bé nhé!

Xem thêm: Khóc dạ đề ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục

Bé quấy khóc đêm do căng thẳng thần kinh

Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, rất dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường xung quanh. Khi bé bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Trẻ sơ sinh học hỏi từ việc tiếp nhận các kích thích từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên đôi khi bé gặp khó khăn trong việc tiếp nhận tất cả những kích thích ấy – từ ánh sáng, tiếng ồn, đến việc được người này người khác ẵm bồng. Lúc này, khóc chính là cách để bé nhắn nhủ rằng: “Như vậy là đủ rồi”.

Việc bỏ mặc cho bé khóc để “luyện ngủ” hoặc “tập cho bé ngoan” là một trong những yếu tố làm trẻ bị căng thẳng quá mức. Trẻ gặp căng thẳng liên tục cũng giống như người lớn gặp chuyện sợ hãi tột độ, cơ thể sẽ run lên bần bật và quấy khóc dữ dội. Việc bỏ mặc cho bé khóc liên tục không phải là giải pháp giúp bé ngủ ngoan mà nhiều khi lại phản tác dụng, khiến cho bé trở nên nhạy cảm hơn và dễ quấy khóc hơn. Điều đó ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của bé sau này. Vì thế, cha mẹ lưu ý chỉ nên áp dụng các phương pháp “giúp” con ngủ, chứ không phải là “luyện” con ngủ nhé.

Giải pháp điều trị quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ

Bé đã ăn no, đã được thay bỉm, bé không mọc răng, cũng không bị sốt. Vậy tại sao bé vẫn quấy khóc đêm liên tục, khóc đến lặng người mà bố mẹ vẫn không thể nào dỗ dành được?

Khong-gian-ly-tuong-cho-be-ngu-ngon

Theo y học hiện đại: không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu tình trạng bé quấy khóc đêm mà không rõ nguyên nhân hoặc nguyên nhân không phải bệnh lý. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé, bố mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Để bé bớt quấy khóc ban đêm, cha mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp như sau:

  • Tạo không gian ngủ lý tưởng: Phòng ngủ của bé là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, mẹ nên chú ý đến không gian và các trang thiết bị trong phòng. Điều kiện tiên quyết là phòng ngủ nên tối và mát mẻ. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là khoảng 27 – 28 độ C. Nếu trời nóng, mẹ có thể bật quạt cây hoặc quạt trần phe phẩy. Quạt ngoài tác dụng làm mát, còn giúp tạo tiếng ồn trắng giúp trẻ ngủ sâu giấc. Giường cũi cần an toàn và thân thiện đối với trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, nên dùng túi ngủ cho bé thay vì dùng những chiếc chăn quấn hờ. Nếu trẻ nằm giường thì cần bố trí thanh chắn an toàn để trẻ không ngã khỏi giường.
  • Giữ vệ sinh chỗ ngủ của trẻ: Nếu bé tè ướt, nếu bỉm đang quá tải, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được rồi. Việc cứ phải thức dậy giữa đêm, khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được. Vì vậy nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp. Bạn cần nhớ là trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé luôn được ổn định nhưng khi chào đời thì nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ bé đã quen trong bụng mẹ. Vì vậy, nhiễm lạnh trong giai đoạn này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé không ngủ ngon mà còn dễ khiến bé bị cảm lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn. Với mùa hè, các mẹ nên nhớ bật điều hoà cho con từ 28 – 29 độ C, có kèm chậu nước trong phòng để chống khô mũi, khô da cho con.
  • Cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ: Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không gián đoạn nếu như bé được bú no. Bạn cần biết trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được ít thôi. Điều này có nghĩa là bé cần thức giấc sau 3-4h một lần để bú. Bé sẽ tự thức dậy bú mẹ, sau đó no nê lại ngủ tiếp. Tuy nhiên, cần nắm rõ công thức của bé là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng đồng hồ mà không dậy bú. Vì nếu vậy, bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp này, bạn có thể đánh thức con, cho con bú, sau đó một lúc mới đặt bé ngủ lại.
  • Ngủ theo một trình tự nhất định: Mẹ có thể dạy cho bé một thói quen ‘đặc biệt’ trước khi đi ngủ. Ví dụ như: mặc cho bé bộ đồ yêu thích và đặt bé vào nôi sau khi đã tắt hết đèn. Trước khi đặt bé vào nôi, có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới những thứ có thể dụ bé nhanh chìm vào giấc ngủ . Chẳng hạn, đối với một số bé, việc tắm có thể là ‘liều thuốc’ thư giãn vô cùng hiểu quả. Một số bé khác lại thích nghe tiếng ro ro của quạt máy…

Theo y học cổ truyền: Khóc đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khiến cho nhiều bậc cha mẹ vất vả và phiền lòng. Tuy nhiên, chứng này không có trong danh mục Bệnh nhi khoa trong y học hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, cha mẹ có thể áp dụng một số loại thảo dược để giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên, cải thiện tình trạng quấy khóc đêm như sau:

Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp cải thiện tình trạng ngủ ít và ngủ không sâu giấc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp cải thiện tình trạng ngủ ít và ngủ không sâu giấc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Tía tô đất: Tía tô đất là một loại thảo dược thuộc họ bạc hà và đã được sử dụng từ thời Trung cổ để giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích ngủ ngon và điều trị chứng quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.
  • Hoa Lạc tiên tây: Hoa Lạc tiên tây được sử dụng phổ biến như một loại thần dược có tác dụng an thần nhẹ để điều trị chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc và đặc biệt là chứng quấy khóc đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hoa Đoạn lá bạc: Hoa Đoạn lá bạc là loại thảo dược được sử dụng phổ biến ở Châu Âu như là một phương pháp điều trị an toàn để giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng và trị chứng quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể sử dụng Hoa đoạn lá bạc để làm trà thảo dược hoặc cô đọng thành dịch chiết để điều trị lo lắng, giúp làm dịu thần kinh và điều trị rối loạn giấc ngủ.

Việc sử dụng thảo dược trị bệnh cho trẻ nhỏ đang trở thành xu hướng tất yếu bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Tuy nhiên, ba mẹ nên lựa chọn những loại thảo dược đã được tiêu chuẩn hóa và được kiểm định chặt chẽ về hàm lượng hoạt chất, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với 100% thảo dược tiêu chuẩn hóa châu Âu, Fitobimbi Sonno là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ tại Italia trong việc điều trị quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Để được tư vấn thêm thông tin về sản phẩm Fitobimbi Sonno , Bạn vui lòng gọi đến Tổng đài: 1800.8070 hoặc qua số Hotline: 0976.80.77.22 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!

 

80 thoughts on “Giải pháp điều trị quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ hiệu quả”

  1. Chau nha em duoc hai thang tuổi ngay chau ngu rát ngoan nhung ku đèn đem la chau khóc khóc kg ngot ma khóc cho đèn gan sang bác si cho em hoi chau nhu vay la bi lam sao cách dieu chi nhu the nao la tot nhát

    Reply
    • Chào bạn Lợi,
      Quấy khóc đêm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bé nhà bạn 2 tháng thường ngủ ngày cày đêm bạn cũng không nên quá lo lắng. Một giấc ngủ sâu vào ban đêm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi bé ngủ sâu giấc, hormone tăng trưởng sẽ tăng lên gấp 4-5 lần, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.
      Nếu từ giữa đêm đến gần sáng, bé thức dậy khóc thì về cơ bản có 2 nguyên nhân:
      – Do cảm thấy bất an: Bình thường, khi ru bé ngủ, mẹ có thói quen là: ôm bé, bật cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc cho bé ngậm ti giả… Đến khi bé ngủ say, mẹ rời vòng tay ôm, tắt đoạn nhạc… để đặt bé ngủ ngay ngắn trở lại tì nửa đêm giật mình thức giấc, bé thấy mình nằm một mình giữa không gian yên tĩnh, không có nhạc, không có mẹ, không có ti giả… thì bé sẽ cảm thấy bất an và do đó sẽ khóc. Tiếng khóc của bé lúc này có thông điệp “Mẹ ơi, hãy ôm con đi” hoặc “Mẹ ơi, ti giả của con đâu”…
      – Do thói quen uống sữa/ ăn đêm: Với những trẻ đã quen bú đêm thì việc tỉnh dậy, khóc toáng đòi ăn là tất nhiên. Do đó, để ru ngủ lại những đứa trẻ này, chỉ cần 1 bình sữa là mọi chuyện sẽ ổn. Tuy nhiên, nhiều mẹ cứ nghe tiếng con khóc đêm thì nghĩ rằng bé đói bụng và cho ti sữa là hoàn toàn sai. Với quan niệm này, mẹ vô tình tập cho bé thói quen hễ ban đêm thì ăn và ngủ chỉ là việc xen kẽ giữa các cữ ăn.
      Mẹ thông thái luôn hiểu rằng, không nên cho bé ăn khi ngủ, vì cơ thể khi ngủ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu ngủ mà hệ tiêu hóa vẫn phải làm việc thì sẽ sản sinh ra một số chất ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Một khi bé ngủ xuyên đêm, bé sẽ biết điều chỉnh ăn nhiều hơn vào các cữ ban ngày.
      Vì thế để giúp con ngủ sâu giấc và giảm tình trạng quấy khóc đêm, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
      – Tạo không gian ngủ lý tưởng: Điều kiện tiên quyết là phòng ngủ nên tối và mát mẻ. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là khoảng 27 – 28 độ C.
      – Giữ vệ sinh chỗ ngủ của trẻ: Nếu bé tè ướt, nếu bỉm đang quá tải, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được rồi.
      – Cho trẻ bú đủ no trước khi đi ngủ: Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không gián đoạn nếu như bé được bú no. Với bé 16 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho con bú sữa trước khi đi ngủ, con no bụng sẽ không thức giấc giữa đêm đòi ăn nữa.
      – Sử dụng Thảo dược chuẩn hóa Châu Âu SONNO bimbi giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên và giảm tình trạng ngủ trằn trọc, hay giật mình và quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.
      Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé, bạn vui lòng gọi về hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia y tế hỗ trợ.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Reply
  2. Chào bác sỹ. Bé nhà em được 1 tháng 10 ngày, bé ngủ không sâu giấc hay giật mình và vặn mình mỗi khi ngủ. Giấc ngủ của bé không dài, ngủ mỗi ngày chỉ tầm 10 tiếng. Khi đã thức thì khó ngủ lại. Bác sỹ có thể tư vấn giúp em không ạ. Ngoài ra bé còn hay đi phân lỏng và nhiều lần nữa ạ

    Reply
    • Chào bạn Thu Thủy,
      Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần ngủ tối thiểu 15-18h mỗi ngày. Bé nhà bạn 1 tháng 10 ngày khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay giật mình có thể do một số nguyên nhân sau:
      – Do cảm thấy bất an: Bình thường, khi ru bé ngủ, mẹ có thói quen là: ôm bé, bật cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc cho bé ngậm ti giả… Đến khi bé ngủ say, mẹ rời vòng tay ôm, tắt đoạn nhạc… để đặt bé ngủ ngay ngắn trở lại tì nửa đêm giật mình thức giấc, bé thấy mình nằm một mình giữa không gian yên tĩnh, không có nhạc, không có mẹ, không có ti giả… thì bé sẽ cảm thấy bất an và do đó sẽ khóc. Các yếu tố kích thích như tiếng ồn và các tín hiệu từ phim ảnh hay các thiết bị điện tử … khiến bé bị căng thẳng thần kinh và hay quấy khóc vào ban đêm.
      – Bé bị các vấn đề về tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Để giảm đầy hơi cho bé, mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn quá no, nên chia thành 6-8 bữa mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp massage lưng bụng cho bé.
      Đối với bé nhà chị 2 tuổi hay quấy khóc đêm dù đã được ăn no, chị nên áp dụng một số giải pháp sau:
      – Tạo không gian ngủ lý tưởng: Điều kiện tiên quyết là phòng ngủ nên tối và mát mẻ. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là khoảng 27 – 28 độ C.
      – Giữ vệ sinh chỗ ngủ của trẻ: Nếu bé tè ướt, nếu bỉm đang quá tải, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được rồi.
      – Sử dụng Thảo dược chuẩn hóa Châu Âu SONNO bimbi giúp bé dễ ngủ, ngủ sâu giấc tự nhiên và cải thiện tình trạng quấy khóc đêm cho bé.
      Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang dần hoàn thiện nên việc bé đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần (5-7 lần/ngày) là hoàn toàn bình thường nếu như phân không có máu bạn nhé. Bạn cũng nên theo dõi phân của con, nếu như có lẫn máu hoặc nhầy nhớt thì bạn nên đưa con đi khám bác chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời nhé!
      Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé, chị vui lòng gọi về hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia hỗ trợ.
      Chúc bé và bạn mạnh khỏe!

      Reply
  3. Be nha em duoc gan 2thang, ban ngay be ngu suot nen ban dem rat kho gio be ngu, toi hon 12h dem be moi ngu. Ban dem be cu doi ti me suot, tuong be doi em quay sua binh cho be bu, nhung moi bu vai giot la be bi oc sua. Em cung biet nguyen nhan la do ban ngay be ngu nhieu qua nen ban dem be ko con buon ngu nua, nhung ko biet cach nao de cho be ko ngu nhiu vao ban ngay nua. Xin cho em loi khuyen

    Reply
    • Chào bạn Thanh Truc,
      Bé từ 2 tháng là đã có thể phân biệt được ngày đêm, vì thế bạn nên tập dần cho bé thói quen ngủ sâu giấc vào ban đêm và tỉnh táo chơi vào ban ngày. Một giấc ngủ sâu vào ban đêm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Giấc ngủ ban đêm sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4-5 lần bình thường. Vì vậy, bạn cần sớm khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc ban đêm cho bé nhà bạn, bằng cách áp dụng một vài cách sau:
      – Nên đánh thức bé dậy vào 1 thời điểm nhất định, cho dù đêm hôm trước con có thức khuya thế nào đi nữa.
      – Thay vì để bé thoải mái say giấc vào ban ngày, mẹ có thể đánh thức bé dậy, chơi với bé rồi cho bé ăn ngay từ tháng đầu tiên hay vài tháng sau đó, dù cho bé đang ngủ rất ngon. Bé vẫn cần bú thêm vào ban đêm nhưng mẹ có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú sau mỗi 3-4 tiếng.
      – Ban ngày, khi muốn đánh thức bé dậy, mẹ nên tạo ra sự thay đổi vê ánh sáng trong phòng bằng cách mở hết các rèm cửa rồi cho thêm một chút nhạc sôi động. Sau đó chơi với bé, chuyển điện thoại qua chế độ đổ chuông, bật một số thiết bị trong nhà có thể phát ra tiếng động như máy hút bụi, máy rửa chén, máy giặt….và tóm lại, lúc này, chúng ta cho phép một số âm thanh sống động xuất hiện ở trong nhà.
      – Ban đêm, khi đến giờ đi ngủ , phòng của bé cần yên tĩnh và ít ánh sáng hơn, chỉ cần một cái đèn ngủ nhỏ với ánh sáng nhẹ để hỗ trợ lúc cho bé ăn thay thay bỉm cho bé. Sau đó mẹ có thể thì thầm rồi nhẹ nhàng rời bé.
      – Sử dụng thảo dược chuẩn hóa châu Âu, Sonno bimbi giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên vào ban đêm. Đối với bé nhà bạn, bạn có thể cho con uống từ 15-20 giọt mỗi ngày khoảng 30 phút trước khi đi ngủ buổi tối. Điều này sẽ giúp bé ngủ ngon và trọn giấc hơn ban đêm hơn.
      Ngoài ra, bạn không nên cho con ngậm ti mẹ cả đêm vì sẽ hình thành 1 thói quen không tốt là cứ phải ngậm ti thì con mới ngủ. Nên cho bé ăn ra bữa (2-3h bú 1 lần) và bình sữa bạn nên sử dụng loại chống sặc để tránh trường hợp con bị sặc sữa nha.
      Để được tư vấn cụ thể về trường hợp của bé nhà bạn, vui lòng gọi đến hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia hỗ trợ.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Reply
  4. Bé nhà mình đc 6 tháng, ban đêm thì cháu ngủ từ đêm tới sáng, nhưng ban ngày thì cháu ngủ rất ngắn chỉ 30’phút là cháu dậy, không biết cháu ngủ thời gian như vậy có đủ không, đã đc 6thang mà cháu mới đc 6,5kg.tôi k biết có phải do ngủ ít mà cháu chậm lên kg k?

    Reply
    • Chào bạn Cúc,
      Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đẫy giấc bé sẽ phát triển tốt. Những năm đầu đời, đặc biệt trong thời kỳ sơ sinh, hầu hết bé đều ngủ rất nhiều. Trẻ 6 tháng tuổi cần ngủ 14-16 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, bé 6 tháng nặng 6,5kg là đang bị thiếu cân độ 1.
      Trong những tháng đầu sau sinh trẻ thường ngủ nhiều, nếu trẻ bú kém, ngủ kém cũng sẽ là một trong các nguyên nhân làm cho trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm. Hiện tượng trẻ khó ngủ, hay quấy khóc có thể do một số các nguyên nhân như căng thẳng thần kinh hoặc rối loạn tiêu hóa… Đối với bé nhà bạn, bạn cần cải thiện sớm tình trạng ít ngủ của trẻ để đảm bảo con tăng cân tốt hơn. Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc tạo một không gian yên tĩnh, thoáng mát, giảm ánh sáng và tiếng ồn, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Sonno bimbi cho con để giúp bé ngủ ngon giấc tự nhiên.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Reply
    • Chào bạn Hien,
      Bé bị đầy hơi có thể do một số số nguyên nhân sau:
      – Bé ăn thức ăn không hợp: Nhiều phụ huynh do không biết cách, cho trẻ ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (khi chưa mọc đủ răng hàm), hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng chướng căng.
      – Trẻ bị đầy bụng do được cho ăn quá nhiều trong một bữa hoặc các cữ ăn quá gần nhau: Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày (bao tử) và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
      – Trẻ bị đầy hơi do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, ôi thiu.
      Cách giảm đầy hơi cho bé:
      – Cho bé bú đúng tư thế: Giữ đầu bé cao hơn so với dạ dày
      – Dụng cụ cho bé ăn: nếu bé bú bình, mẹ cần sử dụng bình có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có dụng cụ chống sặc để kiểm soát lượng sữa giúp bé không bị sặc và bé sẽ không bị nuốt phải hơi.
      – Giúp bé ợ hơi: vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi mẹ.
      Ngoài ra, bạn nên cho bé sử dụng sản phẩm Gas bimbi hỗ trợ loại bỏ khí hư tỏng đường tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi của bé nhà bạn.
      Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé, bạn vui lòng gọi đến hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia hỗ trợ.
      Chúc bé và bạn mạnh khỏe!

      Reply

Leave a Comment