Hiểu cách đoán ý trẻ qua tiếng khóc? Cần lưu ý điều gì?

Như chúng ta đã biết, tiếng khóc của trẻ sơ sinh là một dạng ngôn ngữ đặc biệt để trẻ giao tiếp với bố mẹ. Tuy nhiên, mỗi kiểu khóc lại báo hiệu một dấu hiệu khác nhau như trẻ bị đói, bị buồn ngủ…  Đặc biệt, trẻ quấy khóc bất thường khiến bố mẹ rất lo lắng và mất bình tĩnh. Vì vậy, làm cách nào để đoán ý trẻ qua tiếng khóc, bố mẹ cần lưu ý điều gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

doan-y-tre-qua-tieng-khoc

[toc ol=1]

Giải đáp ý trẻ qua tiếng khóc

Trên thực tế, mỗi một kiểu khóc là một thông điệp mà trẻ muốn thể hiện các nhu cầu cơ bản với môi trường xung quanh. Các phụ huynh không nên quá lo lắng, hãy cảm nhận và lắng nghe tiếng khóc của trẻ. Bởi đó là những bản năng đầu tiên của con người. Cụ thể:

Tiếng khóc ở trẻ khi chào đời

Theo các chuyên gia, khóc là một phản xạ xuất phát từ sự tự nhiên mà con người tạo ra khi trải qua các cung bậc cảm xúc. Đối với trẻ sơ sinh khi chào đời, tiếng khóc được coi là một trong những phản xạ đầu tiên khi trẻ vừa ra khỏi bụng mẹ.

Bên cạnh đó, tiếng khóc ở trẻ cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ có sức khỏe khá tốt, điều này giúp làm sạch phần nước ối còn lưu lại trong phổi và mũi trẻ, kích thích phổi của trẻ bắt đầu làm việc, từ đó mà trẻ biết việc tự thở.

Một số trường hợp trẻ không có phản xạ khóc thì cần phải theo dõi, có thể trẻ đang gặp vấn đề về đường hô hấp hoặc trẻ bị hội chứng hít phân su trong quá trình đẻ. Bắt buộc các bác sĩ đỡ đẻ phải áp dụng một số giải pháp nhằm duy trì cung cấp oxy và thông khí thở cho trẻ, đảm bảo quá trình hô hấp diễn ra được bình thường.

Trẻ quấy khóc theo từng giai đoạn

Đặc điểm chung ở trẻ trong các giai đoạn là đều có thói quen khóc. Tuy nhiên, 3 tháng đầu sau sinh là giai đoạn mà các phụ huynh rất vất vả, bởi đây là thời điểm mà trẻ quấy khóc nhiều nhất. Cụ thể:

Giai đoạn dưới 3 tháng tuổi

tre-quay-khoc-giai-doan-duoi-3-thang
Giai đoạn trẻ quấy khóc dưới 3 tháng tuổi
  • Đây là giai đoạn trẻ điều chỉnh thói quen ngủ, trẻ vẫn thường xuyên khóc vì chưa thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
  • Trẻ khóc để thể hiện nhu cầu và cảm xúc như đói, mệt mỏi, khó chiu như bị nóng hoặc lạnh, ướt tã, …
  • Thời điểm đầy tháng trở đi, trẻ bắt đầu nhận thức và chú ý mọi thứ xung quanh nhiều hơn, khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm và quấy khóc nhiều.
  • Khi trẻ được 3 tháng tuổi, trẻ bớt quấy khóc đêm hoặc khóc dạ đề. Thay vào đó trẻ tập trung hơn trong việc tập lẫy, lật ngửa, lật sấp, ngóc đầu và mỉm cười nhiều, thích nghe các âm thanh lạ.

 Giai đoạn 4-8 tháng tuổi

  • Giai đoạn này trẻ bắt đầu nhận ra các ảnh hưởng của sự vật xung quanh, cầm bất kì đồ vật nào gần đó đưa vào miệng,
  • Trẻ tập bò tốt và biết ngồi nhanh hơn mà không cần ai giúp đỡ ở tháng thứ 8.
  • Đây cũng là thời điểm trẻ quấy khóc nhiều vì giấc ngủ bị chập chờn, không sâu giấc. Hoặc trẻ cảm thấy lo lắng, bất an khi không có các phụ huynh ở bên cạnh.

Giai đoạn 9-16 tháng tuổi

tre-dan-on-dinh-den-16-thang-tuoi
Giai đoạn trẻ dần ổn định cho tới khi 16 tháng tuổi
  • Từ 9 tháng tuổi, trẻ dần biết sắp xếp trình tự, biết chọn vào thứ mình muốn, mặc quần áo, và ăn cơm, … Đây là giai đoạn trẻ bị rối loạn giấc ngủ, tình trạng quấy khóc đêm nhiều ở trẻ có thể diễn ra 1-2 ngày, có trẻ 1-2 tuần thì kết thúc.
  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi dần bộc lộ sở thích cá nhân và tính cách độc lập.
  • Việc phụ huynh cho trẻ đi ngủ vào buổi trưa và tối có thể gặp khó khăn bởi những cơn quấy khóc và ăn vạ từ trẻ, chỉ dần ổn đến 16 tháng tuổi.

Giai đoạn 17-19 tháng tuổi

  • Trẻ trong giai đoạn này tiếp thu nhanh các phản ứng từ phụ huynh của mình khi hành động với trẻ. Đây là giai đoạn mà bất kể phụ huynh nào cũng cần tạo ra khuôn khổ đưa trẻ vào nề nếp.
  • Nhờ vào sự kỉ luật và nghiêm khắc từ phụ huynh mà trẻ đã tự ý thức thay đổi thái độ của mình phù hợp với các hoàn cảnh hơn, trẻ bớt cáu gắt và quấy khóc làm nũng những người thân khác trong gia đình.

Cách nhận biết dấu hiệu của trẻ qua tiếng khóc

Khóc là phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên cách trẻ khóc còn là phương tiện giao tiếp biểu hiện từ trẻ. Việc phụ huynh đoán ý trẻ qua tiếng khóc cũng sẽ giúp tích lũy được nhiều kĩ năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn. Cụ thể:

Dấu hiệu trẻ buồn ngủ

tre-dui-mat-va-ngap-la-dau-dieu-buon-ngu
Biểu hiện trẻ dụi mắt và ngáp là đang buồn ngủ

Nhiều phụ huynh, lầm tưởng việc đặt trẻ ở đâu thì trẻ sẽ ngủ yên giấc ở đó. Tuy nhiên ở một số trẻ thì khác, các trẻ tỏ ra thái độ và hành vi như cau có, quấy khóc, gãi đầu gãi tai, dụi mắt, nhất là lúc bị mệt trẻ sẽ gào thét mỗi lúc một to hơn.

Lúc này, phụ huynh chỉ cần nhẹ nhàng ôm và dỗ dành trẻ bằng lời ru để trẻ chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất.

Dấu hiệu trẻ khóc khi đói

Đói là một dấu hiệu phổ biến khiến trẻ dễ khóc nhất, các biểu hiện của cơn đói thường thấy ở trẻ sơ sinh như gào thét, mút ngón tay, chóp chép miệng. hoặc tìm ti mẹ. Lúc này, chỉ cần đáp ứng nhu cầu và cho con bú đủ lượng sữa sẽ hết khóc và ngủ thiếp đi.

Trẻ quấy khóc do tã bẩn

Khi tã bị bẩn hay do ướt, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và khóc lớn. Lúc này, các phụ huynh chỉ cần kiểm tra và tìm hiểu ra nguyên nhân, nếu tã bị ướt hoặc bẩn chỉ cần vệ sinh và thay cái mới.

Sau mỗi lần thay xong tã, phụ huynh cần chú ý lau sạch bằng nước ấm xung quanh vùng bẹn và mông, rồi thấm lại bằng khăn khô mềm còn giúp trẻ tránh bị rôm sảy, ngứa ngáy.

Trẻ muốn được quan tâm

Các phụ huynh cần tinh ý hơn khi đoán ý trẻ qua tiếng khóc, vì đó có thể là cách mà trẻ cần sự quan tâm, âu yếm từ bạn. Trẻ háo hức nhìn thấy khuôn mặt của bạn, hoặc nghe giọng nói, mùi hương trên cơ thể các thành viên trong gia đình.

Trẻ khóc do nóng hoặc lạnh

dau-hieu-tre-nong-hoac-lanh-qua
Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng cách chạm tay vào trán.

Nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ cần duy trì từ 27-29 độ C, nên mặc đồ cotton cho trẻ ngủ hoặc loại vải mềm dễ chịu. Đừng nghĩ là mặc nhiều áo sẽ giữ ấm cho trẻ, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì nóng và bị chật.

Phụ huynh cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên như chạm tay vào trán, chân hoặc gáy để biết nóng hay lạnh. Thời gian đầu, cơ thể trẻ còn chưa điều chỉnh được thân nhiệt, nhất là thời điểm đi vệ sinh vào bỉm, trẻ có thể bị nhiễm lạnh.

Trẻ khóc do đau hoặc nhiễm bệnh

Chỉ cần để ý một chút tiếng khóc của trẻ khác lạ với ngày thường. Thì chứng tỏ cơ thể trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó, có thể trẻ khóc ré liên tục sau đó ngắt quãng có kèm vã mồ hôi, nôn, tiêu chảy, chân tay co cứng hướng về phía bụng có thể là bệnh viêm ruột cấp, bị giun.

Trẻ khóc rất bình thường nhưng dỗ dành, vỗ về trẻ kiểu gì cũng không được là trẻ đang bị ngạt mũi, cảm cúm hoặc đau đầu. Trẻ khóc xong thì thở khò khè có thể bị viêm phổi, trẻ khóc khi ngậm ti và không thèm bú có thể do bị sưng viêm lợi, …

Tốt nhất, khi trẻ có các biểu hiện liên quan đến bệnh lý thì phụ huynh cần bình tĩnh theo dõi. Trong trường hợp nguy hiểm hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ tới phòng khám nhi gần nhất.

Trẻ khóc dạ đề và quấy khóc đêm

tre-khoc-trong-nhieu-gio
Tần suất khi trẻ quấy khóc là 3 giờ/ngày trong khoảng 6 tuần tuổi.

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ sơ sinh, khóc vào ban đêm nhiều giờ mà không kiểm soát được. Theo các chuyên gia, hiện tượng quấy khóc đêm có thể xảy ra ở bất kì trẻ nhỏ nào, kể cả những trẻ khỏe mạnh bình thường.

Tình trạng trẻ khóc dạ đề thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do co thắt ruột hoặc một vài tác nhân khác như chế độ ăn uống chưa hợp lý, trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương, do trẻ dị ứng với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Xem chi tiết: Khóc dạ đề (hội chứng colic)

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ quấy khóc

Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng tiếng khóc của trẻ là tín hiệu cảnh báo, mức độ nguy hiểm càng cao thì tình trạng quấy khóc ở trẻ càng tăng. Vậy, phụ huynh cần làm gì để đoán ý trẻ qua tiếng khóc khắc phục tình trạng quấy khóc ở trẻ. Cụ thể:

  • Việc đầu tiên, phụ huynh cần có thái độ điềm tĩnh trước khi trẻ cất tiếng khóc và nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khóc. Trong lúc đó, hãy dỗ dành trẻ bằng giọng nói hoặc một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng.
  • Mỗi khi trẻ khóc, hoặc cảm thấy bất an, lo lắng một vấn đề nào đó cho đến khi được bình tĩnh trở lại. Thì đây chính là lúc các phụ huynh cần tiếp xúc trẻ bằng sự vuốt ve, bống bế trẻ, điều này sẽ giúp trẻ bớt quấy khóc hơn trước.
  • Cần tạo thói quen để trẻ có một lối sống khoa học ăn đúng bữa – ngủ đúng giờ và sắp xếp các hoạt động lành mạnh của trẻ như vui chơi, đi vệ sinh vào một thời gian nhất định.
  • Cho phép bản thân tách khỏi trẻ một thời gian ngắn, đặt trẻ ở một vị trí an toàn hoặc nhờ người thân trông giúp sẽ giúp người mẹ giải tỏa được tâm lý và không bị mắc phải chứng trầm cảm.
  • Đối với trẻ từ 7-10 ngày tuổi, nên cho trẻ tắm nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tốt nhất vào buổi sáng từ 6h-9h sáng và sau 17h00 chiều sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi và phốt pho rất tốt. Đồng thời cũng cần lưu ý từ 10h-16h là khoảng thời gian tia cực tím phát ra mạnh nhất có thể gây tổn thương lên là da của trẻ.
  • Cần hạn chế và tránh các hoạt động kích thích vui đùa trẻ quá mức khiến trẻ bị giật mình.

Sonno Bimbi – Thảo dược từ Châu Âu giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc, hết quấy khóc đêm, đưa trẻ vào giấc ngủ một cách tự nhiên

cach-dung-sleep-baby

Sonno Bimbi là dòng sản phẩm duy nhất được chuẩn hóa tại ITALIA (châu âu), chăm sóc toàn diện cho trẻ giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay thức đêm, trẻ dễ bị căng thẳng, khó ngủ ở trẻ. Với 100% thành phần dạng dịch chiết xuất từ thảo dược từ thiên nhiên, không chứa đường Lactose, an toàn với cơ thể của trẻ và giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Công dụng

  • Sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn chứng nhận GMP-EU, và chứng nhận ISO 22000.
  • Giúp trẻ giảm căng thẳng, giúp tinh thần khỏe mạnh.
  • Bình ổn hệ tiêu hóa, xoa dịu đường ruột, giúp có giấc ngủ ngon sâu giấc.
  • Giảm tình trạng khó chịu quấy khóc đêm, khóc dạ đề, mang tới cơn buồn ngủ tự nhiên.
  • Giúp trẻ thư giãn, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.

Lời kết

Sẽ thật thú vị và hạnh phúc, cho các phụ huynh hiểu được cách đoán ý trẻ qua tiếng khóc trong bài viết này. Hy vọng, quý vị sẽ học hỏi và vận dụng được nhiều kiến thức hơn và giải tỏa bớt căng thẳng đã phải trải qua. Đồng thời lựa chọn cho mình một hành trình xuyên suốt chăm sóc và bảo vệ quá trình phát triển ở trẻ. Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe!

Leave a Comment