Cách phòng bệnh giao mùa cho trẻ nhỏ

Theo thống kê, hàng năm cứ mỗi lần thời tiết giao mùa thì có khoảng đến 30% trẻ em bị nhập viện liên quan đến các vấn đề về bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy hoặc dị ứng đa tác nhân. Mà chủ yếu là tập trung vào những đối tượng ở độ tuổi dưới 6 tuổi dễ bị ốm và mắc bệnh nhất. Vậy tại sao lúc giao mùa trẻ thường dễ bị bệnh? Cách phòng bệnh giao mùa cho trẻ nhỏ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

[toc ol=1]

Nguyên nhân trẻ dễ bị mắc các bệnh giao mùa

Khi thời tiết chuyển mùa hay còn gọi là giao mùa thì sẽ kèm theo những sự thay đổi về nhiệt độ, thời tiết và không khí. Chính những sự thay đổi này tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh được phát triển, thậm chí một số loài có thể tạo ra nhiều biến thể khác nhau để xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Cụ thể, một số dòng khuẩn E.coli – gây ra bệnh tiêu chảy thì khi thời tiết thay đổi ẩm thấp hơn thì rất dễ dàng tạo điều kiện cho các loại khuẩn này sinh sôi và phát triển nhanh hơn.

Đối với những trẻ dưới 6 tuổi, đa phần sức đề kháng của các bé còn yếu kém vì thí chúng chưa thực sự thích nghi ngay được với những sự thay đổi ở môi trường bên ngoài. Dẫn đến sự kháng thể với các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh kém hơn so với người lớn và dẫn đến dễ bị mắc các bệnh hơn.

Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ khi giao mùa

Việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ mục đích là để giúp cơ thể của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn và cơ thể bé có thể chủ động chống trọi lại được tốt với những loại khuẩn có nguy cơ gây bệnh trong thời tiết giao mùa. Dưới đây là một số lời khuyên trong việc chăm sóc trẻ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch mà các cha mẹ có thể tham khảo.

1. Cho trẻ uống nước cam 

Cam là thực phẩm có giá trị miễn dịch cao vì chứa vitamin C – một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự miễn dịch cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Một số kinh nghiệm trong việc bổ sung thực phẩm cho trẻ: 

  • Không nhất thiết phải cho trẻ uống nước cam hàng ngày. Mỗi tuần, chỉ cần cho bé ăn từ 2 – 3 quả cam vừa hoặc uống khoảng 200 – 300 ml nước vắt cốt cam là đủ. Khuyến khích các mẹ nên bóc vỏ cam rồi cho bé ăn trực tiếp như vậy bé sẽ hấp thu tốt hơn so với việc chỉ uống nước vắt, đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi.
  • Cam nên dùng như bữa xế, hoặc sau ăn 20 phút, hoặc khi trẻ cảm thấy mệt mỏi hay khi trẻ vận động nhiều để có nhiều hiệu quả trong việc giúp trẻ tái tạo sức khỏe. Trong những lúc này, bạn có thể cho trẻ ăn 1 trái cam hoặc uống 1 ly cam tươi 120ml.
  • Đối với một số trường hợp, trẻ có thể dễ mắc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, các cha mẹ không nên dùng quá 180ml nước cam/ ngày đối với trẻ từ 2 – 6 tuổi, còn đối đối với những trẻ < 2 tuổi thì không nên cho ăn quá 2 quả loại vừa/ ngày.

2. Cho trẻ dùng tỏi ngâm mật ong để chữa ho 

Tỏi và mật ong đều là những nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và là những kháng khuẩn tự nhiên rất tốt cho cơ thể của con người.

Kinh nghiệm sử dụng tỏi và mật ong để chữa ho cho trẻ: 

Tỏi nên được sử dụng giống như một gia vị tự nhiên dành cho các bé trong giai đoạn từ 11 tháng tuổi trở lên. Đến giai đoạn tầm khoảng 2 tuổi, các cha mẹ có thể kết hợp từ 1 – 2 nhánh tỏi giã nhỏ vào trong chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ giúp cho các con hấp thu được các thành phần của allicin – là một trong những chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt cho trẻ.

Trong dân gian, tỏi thường được sử dụng để dùng kết hợp trực tiếp với mật ong chữa ho vì trong thành phần của mật ong cũng có tính chất kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây ra ho, ho khan ở trẻ. Công thức làm siro tỏi ngâm mật ong như sau:

  • Đầu tiên, các mẹ bằm nát hoặc xay nhuyễn 2 – 3 củ tỏi và cho vào lọ thủy tinh
  • Cho mật ong vừa ngập, đậy nắp và để yên trong khoảng 15 phút
  • Sau đó khuấy đều trước khi dùng và dùng tỏng 24 giờ.

Lời khuyên: Mật ong mặc dù rất tốt nhưng chúng ta chỉ nên dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi, và dùng 1/2 muỗng cafe/1 lần, chia đều làm 2 lần. hỗn hợp tỏi mật ong không khuyến khích dùng hàng ngày như phương pháp ngừa bệnh vì mật ong chứa lượng đường khá lớn, chỉ dùng trong hỗ trợ giảm cơn ho và dùng không quá 7 ngày.

3. Nấm

Nấm là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều chất đạm thực vật tốt cho cơ thể của con người nói chung và cho trẻ nhỏ nói riêng. Vì thế khi trẻ ở trong giai đoạn từ 10 tháng tuổi trở nên các cha mẹ có thể kết hợp loại thực phẩm này vào trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ để tăng cường sức khỏe và chất đạm cho bé. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn nấm, mẹ nên cho bé ăn 1 loại và ăn từ từ để bé tập làm quen với vị nấm, sau đó mới tăng lên 2 – 3 loại và tăng tần suất các bữa ăn có nấm cho bé trong một tuần.

Trong 1 số loại nấm như nấm đông cô, nấm mối và nấm mỡ (trắng hoặc đen) có chứa Beta-glucan. Đây là hoạt chất đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể, kích thích đến miễn dịch bẩm sinh, giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

Trong đó, nấm men được xem là nguồn cung cấp dồi dào Beta-glucan có hoạt tính sinh học cao (55-60%), do đó, nó được quan tâm nghiên cứu nhiều trong hỗ trợ sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, dạng Beta-glucan từ nấm men giữ vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và giảm hoạt động các tác nhân gây bệnh, đặc biệt với các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và người già như viêm họng, viêm amidan…

Nghiên cứu của Milos Jesenak (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Martin, Slovakia) cho thấy Beta-glucan giúp giảm đáng kể tỷ lệ và số đợt mắc của từng loại nhiễm trùng đường hô hấp: viêm tai giữa, cảm lạnh thông thường, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi.

Một số điều cha mẹ nên làm để bảo vệ trẻ khỏe mạnh khi giao mùa

  • Duy trì bú mẹ liên tục khi trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ
  • Tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng quốc gia
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ khi đi từ chỗ đông người đặc biệt tay chân của trẻ
  • Nâng cao các hoạt động thể chất và vận động
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc theo khuyến cáo với từng độ tuổi vì giấc ngủ sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng nhanh hơn sau 1 ngày cũng như duy trì sản sinh các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, gia tăng cây xanh trong nhà
  • Tránh lưu thông trên đường vào các giờ cao điểm vì những lúc này hàm lượng khí thải và tác nhân gây bệnh có thể là rất nhiều
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất từ chất đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ ăn đa dạng rau củ quả để cung cấp đầy đủ các vitamin quan trọng cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, kẽm…

Trên đây là một số kinh nghiệm dành cho các cha mẹ trong việc chăm sóc và phòng tránh các bệnh giao mùa đối với các trẻ nhỏ. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên cung cấp được thêm các thông tin cần thiết để các bậc phụ huynh chăm sóc cho trẻ tốt hơn.

Chúc các cha mẹ và các bé luôn khỏe mạnh!

(Bài viết được tham khảo từ nguồn: https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition)

Leave a Comment