Như chúng ta biết, một giấc ngủ chất lượng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không những vậy, khoa học đã chứng minh một giấc ngủ chất lượng còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác như ảnh hưởng đến tính cách, tư duy… Vì vậy, để các bé có 1 giấc ngủ chất lượng, chúng ta cần lưu ý 9 điều sau đây để đảm bảo giấc ngủ các bé sâu hơn, ngon hơn.
(Để trẻ tự bú bình khi ngủ khiến trẻ dễ bị sặc sữa và dễ dẫn đến ngạt thở)
Giấc ngủ chất lượng là một giấc ngủ đủ giấc về đêm, đủ dài, đủ sâu, ngủ đủ theo độ tuổi.Giấc ngủ dài ko chập chờn, gián đoạn.Giấc ngủ theo đúng đồng hồ sinh học của trẻ.Để trẻ có thể có một giấc ngủ chất lượng theo tiêu chuẩn như trên, các mẹ cần tránh 9 điều sau:
1. Cho trẻ ăn quá no
Theo nhiều bà mẹ trước khi đến giờ ngủ các mẹ thường dồn ép để bé ăn thật no, bé sẽ dễ ngủ và ngủ lâu hơn. Việc ăn quá no ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì khi đi ngủ, lưu thông trong máu sẽ chậm lại, quá no làm mỡ trong máu tăng lên, nó dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch. Không ép bé ăn no quá, ăn vừa phải tránh ợ hơi khó chịu, tránh trào ngược dạ dày thực quản gây nôn ói khó tiêu khó chịu. Ăn quá no khi ngủ bé dễ bị sặc gây ngạt thở.
2. Để trẻ đi ngủ bất cứ lúc nào chúng thích
Ăn ngủ khoa học không chỉ làm cơ thể khỏe mạnh, mà nó còn giúp tránh nhiều bệnh tật, chữa được một số bệnh như: Dạ dày, tiền đình. Tránh ngủ ngày cày đêm làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ làm cơ thể mệt mỏi ức chế thần kinh.
Một đứa trẻ ăn ngủ khoa học đúng giờ sẽ khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn hơn một đứa trẻ ăn ngủ giờ giấc linh tinh.
3. Cho trẻ ngủ cùng giường
Theo nghiên cứu của Viện Nhi Khoa Mỹ (AAP): Không nên ngủ cùng giường với con vì việc này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh hội chứng (SIDS). Không chỉ vậy, trẻ ngủ cùng bố mẹ, trẻ dễ bị ngạt thở, dễ bị lăn khỏi giường, ngã, hoặc sẽ bị cha mẹ kéo hết chăn. Hơn nữa, người lớn cựa mình, hay ngáy cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Những lời khuyên như cho bé nằm nôi và đặt nôi ngay cạnh giường ngủ của người lớn là một gợi ý rất tốt. Việc gần trẻ sẽ dễ quan tâm chăm sóc bé hơn, điều ấy sẽ khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn, ít giật mình hoảng sợ và ngủ ngon hơn.
4. Để trẻ vận động quá nhiều trước khi ngủ
Nhiều người nhầm tưởng cứ để trẻ chơi đùa chạy nhảy quá nhiều, trẻ chơi nhiều mệt mỏi sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn nhưng không đơn giản như vậy. Trẻ chạy nhảy quá mệt mỏi khi ngủ sẽ cảm thấy khó ngủ vì chân tay mệt mỏi, bứt rứt. Hơn nữa, đây chính là nguyên nhân hay làm cho bé giật mình, hoảng sợ khóc thét trong khi ngủ. Những trò chơi, trò đùa quá mức có yếu tố ảnh hưởng tâm lý hay làm trẻ giật mình hoặc gặp phải điều hoảng sợ sẽ gây cho bé nỗi ám ảnh trong vô thức. Vì vậy cha mẹ luôn để mắt đến sinh hoạt của các bé, không chủ quan để bé chơi một mình đẫn đến bị ngã hay giật mình hoảng loạn. Một số bé còn nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ nên thường có hiện tượng quá đầy lượng thông tin ,kiến thức phải tiếp thu trong ngày nên dẫn đến việc bé hay bị giật mình và khóc thét trong lúc ngủ. Khi ấy mẹ nên vỗ về xoa dịu cơn khủng hoảng đột ngột trong bé, và ru bé nhẹ nhàng để bé ngủ lại.
5. Đung đưa, rung lắc bế rong trẻ khi trẻ ngủ
Việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nằm ngủ trên võng, đệm quá mềm là một việc sai lầm. Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ thần kinh đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu ta đặt trẻ nằm võng, mật độ rung lắc của võng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển hệ thần kinh của trẻ. Mặt khác, cột sống của trẻ còn rất mềm, chưa được vôi hoá vì vậy chiều cong của võng sẽ làm cong vẹo cột sống và đó cũng là một bệnh tương đối phổ biến của trẻ em nước ta. Tác hại hơn, trẻ đã gù lưng thì lồng ngực sẽ không thể nở được và do đó tim, phổi cũng không thể hoạt động tốt được.
Và đặc biệt là tuyệt đối không được rung lắc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì điều này có thể gây tổn thương đến não bộ của trẻ. Các tổn tương này có thể chỉ xảy ra trong 5 giây rung lắc. Nhiều trường hợp não bị tổn thương vĩnh viễn, có trường hợp sẽ dẫn đến tử vong.
6. Bỏ qua thời điểm vàng khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ
Việc cho trẻ đi ngủ lúc bắt đầu trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như: Dụi mắt, ngáp, vò đầu kéo tai. Hãy cho bé lên giường và vỗ nhẹ cho bé. Nếu qua thời điểm bé buồn ngủ như những dấu hiệu trên mà bạn ko cho bé ngủ, hoặc bé vẫn mải chơi bạn bỏ qua thời điểm bé cần ngủ như vậy. Sẽ tạo tâm lý ức chế, bé sẽ cằn nhằn hoặc quấy khóc, cũng có thể bé sẽ chơi lại, nhưng với tâm trạng khó chịu hoặc không thoải mái. Hoặc sẽ rơi trạng thái gắt ngủ. Dần dần lặp lại trường hợp này nhiều lần, sẽ tạo thói quen gắt ngủ cho bé, bé sẽ trở nên khó tính, hay quấy khóc.
Vì vậy bé có dấu hiệu buồn ngủ, cha mẹ nên tập trung cho bé ngủ như:
- Đặt bé trong nôi, tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát để bé tự ngủ. Đung đưa nôi nhẹ nhàng, hoặc bật tiếng ru nhè nhẹ ở nôi dễ đưa bé vào giấc ngủ.
- Bế bé hoặc đặt bé trên giường, vỗ nhẹ bé theo nhịp tay tạo cảm giác an toàn yên tâm cho bé, đến khi bé ngủ mẹ có thể rời tay để bé tự ngủ 1 mình.
7. Ôm ấp trẻ khi trẻ ngủ
Nhiều mẹ có thói quen yêu bé muốn ôm ấp bé khi bé ngủ với lý do: Ôm bé bé sẽ ngủ ngon, không giật mình, bé quấy khóc. Thực tế thói quen ngủ của mỗi bé đều khác nhau, có bé thích nằm, có bé thích bế. Các thói quen này ta có thể rèn được. Bế bé nhiều khi bé ngủ, bé sẽ bện hơi, quen có người bế, bế nhiều bé sẽ bị cong cột sống, bé không được thoải mái khi ngủ. Quan trọng hơn người lớn sẽ ít hết ôxy của bé và thải ra cacbonic bé sẽ hít phải và khó thở ( đây là trường hợp phòng bé, ôm bé quá lâu, ôm chặt, nằm gần).
8. Cho bé mặc quá nhiều quần áo
Nhiều mẹ cẩn thận, khi ngủ mùa đông mặc nhiều quần áo cho bé và đắp nhiều chăn cho bé với lý do sợ bé lạnh, trẻ con không có hơi khi ngủ. Khi mặc nhiều đồ và đắp nhiều chăn bé sẽ cộm người khó ngủ, quá nóng ra mồ hôi thấm ngược lại dễ nhiễm lạnh. Hơn nữa, khi đắp cho bé nhiều chăn, bé dễ bị trùm kín gây khó thở, nhiều trường hợp bé ngạt thở.
9. Vừa cho trẻ cầm bình bú vừa ngủ
Việc cho trẻ vừa ăn vừa ngủ sẽ khiến trẻ ngủ nhanh hơn và sâu giấc. Nhưng đây là một điều vô cùng nguy hiểm. Khi vừa bú vừa ngủ trẻ rất dễ bị sâu răng, dễ nuốt sai nhịp, ngậm sau khấc dễ dẫn đến sặc, xếu xử lý không kịp thời dẫn đến ngạt thở.
Cha mẹ nào cũng muốn bé của mình ăn ngon ngủ ngon vì vậy phụ huynh nên chú ý tránh 9 điều trên. Cùng song song loại bỏ 9 điều trên, cha mẹ có thể dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno để giúp bé có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, chất lượng hơn.