3 cách trị triệt để chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ bị ra mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến. Điều này khiến nhiều ba mẹ lo lắng khi tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bé khó ngủ, bứt rứt mà còn làm bé dễ bị bệnh do mồ hôi thấm ngược trở lại. Vì thế, việc tìm ra nguyên nhân và hướng xử trí là điều mà các mẹ cần phải biết.

be-bi-mo-hoi-trom-sonno-bimbi

 Ra mồ hôi trộm dễ khiến bé dễ bệnh

Nguyên nhân của tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ tại các bệnh viện nhi trung ương thì nguyên nhân trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm khá phổ biến là do một số các nguyên nhân sau:

  • Hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn .
  • Các bé sinh sớm, thiếu cân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân chính trong việc trẻ ra mồ hôi . hệ xương của trẻ  chưa phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.
  • Việc ủ ấm bé quá cũng khiến bé nóng nực mà ra mồ hôi nhiều. Nhiều bà mẹ hay quấn con quá kỹ trong khăn, trẻ ngủ lại chặn nhiều chăn gối xung quanh khiến bé ngột ngạt, nóng bức. Phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện nay cũng có thể khiến bé khó chịu.

3 cách trị triệt để chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Để cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm, giúp bé ngủ ngon giấc, giảm nguy cơ bị cảm do ra mồ hôi, ba mẹ cần lưu ý một số giải pháp sau:

Phơi nắng cho trẻ đúng cách

mo-hoi-trom

Phơi nắng giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi trộm cho bé

Phơi nắng giúp bé bổ sung đến 80% vitamin D, canxi cho bé nhưng phơi nắng thế nào để cơ thể bé hấp thu được tốt nhất? Nhiều người vẫn cho con đi phơi nắng đều đặn nhưng hiệu quả lại không cao, đó hoàn toàn do cha mẹ chưa biết cách phơi nắng cho con sao cho khoa học. Khi phơi nắng, cha mẹ cần chú ý những điều như sau:

  • Mẹ nên tắm nắng cho bé đều đặn. Ánh nắng tốt nhất là lúc trước 8 giờ sáng (thường từ 6g30 – 7h30). Vào mùa đông, việc tắm nắng cho bé có thể diễn ra chậm hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.
  • Nên chọn nơi tắm nắng ít gió lùa để tránh bé bị nhiễm lạnh – như bạn biết đấy, hệ hô hấp của trẻ lúc này còn khá yếu.
  • Hãy để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất.
  • Khi phơi nắng, chú ý cần tránh không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, đầu bé vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.
  • Hãy để các bộ phận cơ thể trẻ lần lượt tiếp xúc với ánh nắng. Ba mẹ có thể phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…

Giữ phòng ngủ luôn thông thoáng

Thân nhiệt của trẻ nhỏ thường cao hơn so với người lớn. Vì thế, nhiều khi người lớn cảm thấy lạnh nhưng với bé lại là bình thường. Do đó, nếu bé có biểu hiện đạp chăn ra thì cũng đừng cố chèn hoặc đắp lại cho bé. Khi đó, mẹ nên kiểm tra xem lưng và đầu bé có bị ra mồ hôi không để điều chỉnh cho phù hợp nhé. Phòng ngủ của bé nên duy trì ở mức 26-27 độ C.

Để được tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng giấc ngủ của bé, ba mẹ vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 8070 hoặc hotline 0976.80.77.22 để được hỗ trợ.

4 thoughts on “3 cách trị triệt để chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”

    • Chào bạn
      Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu. Vì thế, khi trẻ ngủ, đầu là nơi ra nhiều mồ hôi nhất.
      Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Do vậy, nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều mà do nguyên nhân bệnh lý, cần có phương pháp cải thiện kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
      Bạn nên tạo không gian ngủ của bé phải luôn được thoáng mát, Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé… Đối với những trường hợp trẻ bị ra nhiều mồ hôi, mồ hôi ra liên tục thành giọt, ba mẹ nên bổ sung cho bé dịch chiết hỗn hợp từ Lá tía tô đất, hoa Lạc tiên tây và hoa Đoạn lá bạc, …
      Để được tư vấn thêm, bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính bạn nhé.
      Cảm ơn bạn!

      Reply
    • Chào bạn
      Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu. Vì thế, khi trẻ ngủ, đầu là nơi ra nhiều mồ hôi nhất.
      Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Do vậy, nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều mà do nguyên nhân bệnh lý, cần có phương pháp cải thiện kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
      Bạn nên tạo không gian ngủ của bé phải luôn được thoáng mát, Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé… Đối với những trường hợp trẻ bị ra nhiều mồ hôi, mồ hôi ra liên tục thành giọt, ba mẹ nên bổ sung cho bé dịch chiết hỗn hợp từ Lá tía tô đất, hoa Lạc tiên tây và hoa Đoạn lá bạc, …
      Để được tư vấn thêm, bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính bạn nhé.
      Cảm ơn bạn!

      Reply

Leave a Comment