Làm thế nào để nhận biết được bé đã bú đủ no chưa?

Chăm trẻ là một trong những công việc rất vất vả cho các mẹ, đặc biệt là với những chị em lần đầu làm mẹ. Bạn có rất nhiều những bỡ ngỡ, băn khoăn về cách nuôi dạy và chăm sóc cho bé ăn uống như thế nào? Đặc biệt là một trong những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm nhất là  làm sao để biết bé bú đủ sữa mẹ?

Trong bài viết này, hãy cùng với các Chuyên gia Fitobimbi Sonno bật mí cách giúp các mẹ kiểm tra bé nhà mình bú đã đủ chưa nhé.

Bật mí cách giúp mẹ kiểm tra bé bú đủ hay chưa?

thoi-diem-vang-cai-sua-cho-be

Kiểm tra tã, bỉm

Như những mẹo dân gian, để kiểm tra bé bú có đủ hay không đó là các mẹ có thể nhận biết thông qua số lượng tã thay cho bé trong một ngày.

Trung bình một ngày bé có thể thay từ 6 -8 cái tã, tuy nhiên vào những ngày đầu hoặc lúc bé mới sinh thì lượng tã cần thay sẽ ít hơn sẽ chỉ cần từ khoảng 3 – 4 tã là hợp lý.

Kiểm tra bằng mãu sắc của nước tiểu

Thông thường nếu như màu sắc nước tiểu của bé nhạt, không có mùi thì chứng tỏ lượng sữa mà mẹ cho bé bú là đủ rồi. Còn trong trường hợp nước tiểu của bé có màu sẫm thì nhiều khả năng bé vẫn còn bị đói.

Kiểm tra bằng  bé đi ngoài

  • Đi ngoài là một cách để nhận biết bé có bú đủ no hay không. Ví dụ một số mẹo để kiểm tra.
  • 1 – 2 ngày đầu tiên, bé thường đi phân su (dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm).
  • Khi bé chuyển từ sữa non sang sữa mẹ, phân sẽ trở nên lỏng hơn, có màu vàng và ít có mùi hôi.
  • Trong vài tuần đầu tiên, phân của bé sẽ thay đổi đột ngột khoảng 2 – 3 ngày mới đi một lần.
  • Chỉ cần bé thay tã 6 – 8 lần một ngày, phân có màu vàng và lỏng là được.

Kiểm tra bằng số lượng tăng cân

Sau sinh khoảng 3 – 4 ngày, bé có thể gặp phải tình trạng sút cân sinh lý. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng. Khoảng 2 tuần sau đó, cân nặng của bé sẽ trở lại bình thường. Cân nặng, chiều cao và chu kỳ vòng đầu của bé tăng liên tục chứng tỏ bé đã bú đủ sữa.

Một số dấu hiệu tưởng bé đói nhưng không phải

Ngoài những điều đã đề cập ở trên, còn có một số dấu hiệu khác khiến bạn dễ nhầm lẫn là bé còn đói như:

  • Bé khóc sau khi bú không phải là do bú không đủ mà có thể là do những nguyên nhân khác như đau bụng, khó chịu…
  • Bé ngậm vú trong một thời gian dài mà không bú sữa điều này có thể là do bé ngậm cảm giác ấm áp và thoải mái nên bé thích ngậm chứ không hẳn là vì đói.
  • Bé muốn bú bình ngay sau khi bú mẹ. Điều này cũng có thể là do trẻ nhỏ thích ngậm vú để thấy thoải mái hơn chứ không hẳn là vì bé đang bị đói. Cho nên các mẹ có thể cho bé ngậm ti giả để thay thế.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà website: Sonno.vn đã tổng hợp lại để giúp các mẹ có thêm những thông tin hữu ích trong cách nuôi dạy và chăm sóc con nhỏ. Hy vọng bài viết trên giúp ích được cho các mẹ. Chúc các mẹ và các bé khỏe mạnh!

Bạn có thể quan tâm:

 

Leave a Comment