Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần quan sát kỹ các Triệu chứng bệnh của bé. Vì cha mẹ là người tiếp xúc với con và ở bên con nhiều hơn nên dễ dàng nhận thấy sự thay đổi bất thường của nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thấy bé có các biểu hiện bất thường khá lạ , cha mẹ cần cho bé đến gặp Bác sĩ khám và tư vấn chữa bệnh cho Bé. Mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây để nhận biết các dấu hiệu bệnh của trẻ bình thường hay bất thường.
Mục lục
- 1. I: Những dấu hiệu của sức khỏe
- 2. II: Các câu hỏi của bố mẹ thường gặp khi bé bị bệnh
- 2.1. 1. Bé đang sốt có nên đưa bé tới bác sĩ không?
- 2.2. 2. Có cần choàng khăn (mền) cho bé không?
- 2.3. 3. Cần săn sóc như thế nào cho bé dễ chịu?
- 2.4. 4. Cần làm gì khi bé ra nhiều mồ hôi?
- 2.5. 5. Chế độ ăn uống khi trẻ bị bệnh
- 2.6. 6. Giờ giấc săn sóc như thế nào?
- 2.7. 7. Bệnh của bé thuộc loại lây lan săn sóc bé như thế nào?
- 2.8. 8. Cách đo thân nhiệt ở hậu môn thế nào?
- 2.9. 9. Cách bắt mạch ở cổ tay cho trẻ
- 2.10. 10. Cách khám họng cho bé
- 2.11. 11. Làm gì khi bé sốt
I: Những dấu hiệu của sức khỏe
Khi bé khỏe mạnh:
- Trọng lượng cân của bé bình thường
- Nét mặt tươi tỉnh, mắt sáng. Khi bế Bé, bạn cảm thấy má Bé căng, mát.
- Bé tỏ ra vui vẻ, ham chơi, chú ý tới mọi người và mọi vật chung quanh.
- Bé ăn có vẻ ngon miệng, ngủ yên giấc. Phân bình thường.
Khi bé bị bệnh:
- Bé bị sút cân
- Nét mặt bị tái, mắt quầng không có ánh mắt.
- Bé ngậm ngón tay khi ngủ, giấc ngủ không lâu. Bé không chú ý tới xung quanh.
- Bé luôn cựa quậy, giật mình, dễ quấy khóc.
- Bé khó ngủ.
- Bé không chịu ăn hoặc ăn ít. Không chịu uống hoặc đòi uống bất thường (vì cơn sốt làm cơ thể mất nước).
II: Các câu hỏi của bố mẹ thường gặp khi bé bị bệnh
1. Bé đang sốt có nên đưa bé tới bác sĩ không?
Dù bé sốt cao, cũng vẫn có thể đưa đi được. Chỉ ở phòng khám bệnh, bác sĩ mới có nhiều phương tiện để khám bệnh cho cháu.
2. Có cần choàng khăn (mền) cho bé không?
Nếu bé đang sốt, không nên đắp thêm chăn vì như thế sẽ làm thân nhiệt tăng thêm. Giữ nhiệt độ phòng từ 20độC – 22độC không để gió lùa, ở điều kiện như vậy, bé chỉ cần mặc một bộ quần áo ngủ rộng và thoáng là đủ.
3. Cần săn sóc như thế nào cho bé dễ chịu?
Căn phòng cần thoáng và đủ ấm. Nếu lâu không mở cửa sổ, hãy chuyển bé sang phòng khác một lát, trong khi làm vệ sinh: quét nhà, thay vải trải giường … Sau đó đóng cửa lại nếu cần, để tránh gió và chuyển bé về phòng ngủ như bình thường.
Thỉnh thoảng, mẹ vẫn cần lau mặt, cổ, rửa tay, chân hoặc tắm cho bé bình thường nhưng chú ý pha nước ở nhiệt độ 37độC và phòng tắm phải kín, không có gió.
Khi bé bị ốm, tâm lý dễ bị tủi thân nên các em rất muốn có bố hoặc mẹ, ông, bà … ở bên cạnh. Như vậy bé cảm thấy yên tâm và được an ủi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các ba mẹ cũng cần chú ý không nên để Bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của người lớn về bệnh tình của bé.
4. Cần làm gì khi bé ra nhiều mồ hôi?
Nếu bé thấy người mệt, bé sẽ tự động nằm nghỉ. Nhưng nếu Bé không muốn nằm, thì không nên bắt buộc. Cứ để bé ngồi dậy hoặc đi lại trong phòng. Mẹ đi tất vào cho bé để giữ bàn chân luôn được ấm áp.
Đối với các bé đang bị bệnh cần phải chữa trị lâu hoặc đang trong thời gian phục hồi sức khỏe, nên để bé chơi bình thường. Hạn chế những trò chơi làm cháu bị kích động và không cho chơi với trẻ khác để tránh sự lây nhiễm.
5. Chế độ ăn uống khi trẻ bị bệnh
Đối với trẻ sơ sinh, nếu bé không bị đi ngoài, có thể cho ăn như bình thường, không nên ép bé ăn nhiều và chú ý cho bé uống thêm nước đầy đủ.
Còn nếu bé bị đi ngoài, thì ngưng cho bé bú sữa và cho ăn theo chế độ riêng (tùy theo từng bé và bệnh của bé)
Với trẻ đã lớn, có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền, bánh bít cốt, bánh quy..
Khi bé có dấu hiệu khỏi bệnh, dần dần trở lại chế độ ăn bình thường.
6. Giờ giấc săn sóc như thế nào?
Nên tự quy định giờ giấc, thí dụ vào buổi sáng và 5 giờ chiều bạn sẽ đo nhiệt độ cho bé, lau rửa mặt, ngoáy lỗ mũi, cho uống thuốc hay bôi thuốc. Việc săn sóc có giờ giấc như vậy đỡ làm bé bị mệt hơn là phải điều trị lan man cả ngày.
Sau khi săn sóc bé, bạn nên ghi thân nhiệt đo được lúc sáng, lúc chiều vào giấy cùng với các hiện tượng (nếu có) như: nôn ói, đi tướt, ho… để chuẩn bị nói lại cho bác sĩ biết, khi bác sĩ tới thăm, hoặc nói qua điện thoại.
7. Bệnh của bé thuộc loại lây lan săn sóc bé như thế nào?
Nếu bé mắc bệnh có thể lây lan mẹ nên cho bé cách lý với các trẻ khác và kể cả với những người lớn đang mang bầu.
8. Cách đo thân nhiệt ở hậu môn thế nào?
Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 36độ C rồi bôi một ít vadolin vào đầu ống.
Đối với trẻ sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên, còn tay kia đút từ từ phần đầu, có đựng thủy ngân bên trong và đã được bôi vadolin vào hậu môn của Bé, tời giần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay.
Đối với trẻ lớn hơn, để bé nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn. Trong thời gian để ống đo trong hậu môn, nhớ đắp mền cho bé khỏi lạnh. Cần để ống đo trong hậu môn, ít nhất là 2 phút.
Nếu các bé vừa chơi đùa xong, hãy để bé ngỉ ngơi ít nhất 1 tiếng, rồi mới tiến hành lấy nhiệt độ. Cần chú ý bôi vadolin vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây sát bên trong hậu môn và chảy máu. Đã có nhiều trường hợp như vậy.
Tại nhiều nước, người ta lấy thân nhiệt bằng cách cho ngậm nhiệt kế ở miệng, hoặc kẹp vào nách. Nhưng các cách đó không chính xác bằng cách đo ở hậu môn.
9. Cách bắt mạch ở cổ tay cho trẻ
Đặt ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay của bé, ở phần gốc ngón tay cái, khi bé để ngửa bàn tay, bạn sẽ thấy nhịp đập của mạch máu cổ tay. Trẻ càng nhỏ, nhịp đập càng mau.
Ở trẻ sơ sinh, số nhịp đập bình thường trong 1 phút từ 120 – 140 đập. Trẻ 2 tuổi: 110đập/phút. Trẻ 6 tuổi: 60 – 80 đập/phút. Số nhịp đập này sẽ cao hơn bình thường khi trẻ khóc, hay hoạt động mạnh.
Khi bé ốm, số nhịp đập sẽ không giống bình thường vì mạch đập sẽ yếu hơn.
10. Cách khám họng cho bé
Đối với trẻ nhỏ, cần phải có một người thứ 2 giúp sức thì bạn mới có thể khám họng cho bé được. Một người bế bé trên lòng, cho mặt bé hướng về phía ánh sáng, giữ tay chân cháu, để cháu tựa người vào mình rồi dùng 1 tay ấn nhẹ vào trán bé để đầu bé ngả về phía sau.
Người khám ngồi phía trước bé, một tay làm Bé mở miệng ra, còn tay kia dùng cuống 1 chiếc thìa (muỗng) ấn lưỡi cháu bé xuống và bảo bé kêu: “ a…a”. Như vậy, bạn sẽ nhìn rõ a-my-dan ở họng bé.
11. Làm gì khi bé sốt
Không đắp hoặc cho trẻ mặc thêm quần áo.
Chỉ mặc một bộ quần áo ngủ cho thoáng. Không đắp chăn dạ hoặc len. Nếu cần, chỉ đắp chăn đơn (như khăn trải giường). Nhiệt độ trong phòng khoảng 20 độ C là vừa.
Thuốc thường dùng
Hai thứ thuốc thường dùng để trị sốt và hạ nhiệt là thuốc aspirine (acide acétylsalicylique) và thuốc paracétamol. Cần để bác sĩ chỉ định liều lượng, nhưng cách dùng chung như sau :
- Lượng thuốc tính bằng số viên thuốc dùng trong 24 giờ phụ thuộc theo số cân nặng hoặc số tuổi của trẻ. Bạn cần nhớ lượng thuốc tối đa được dùng. Không được cho Bé uống quá lượng tối đa đó.
- Lượng thuốc này được chia thành nhiều phần để uống thành nhiều đợt trong ngày. Thí dụ: mỗi ngày uống 2 viên chia làm 4 lần, mỗi lần nửa viên.
Một số người lớn phạm sai lầm là cho trẻ uống hết cả liều 1 lần. Khi thuốc hết tác dụng, thân nhiệt của trẻ tăng cao đột ngột gây ra chứng co giật rất đáng ngại ở trẻ.
- Mỗi thứ thuốc có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau như viên, đóng gói, sirô, viên đặt ở hậu môn v.v… Khi dùng, cần biết rõ mỗi viên, mỗi gói, mỗi thìa… tương ứng với lượng thuốc là bao nhiêu? Nhiều thuốc mang tên khác nhau nhưng trong thành phần cũng có aspirine hay paracétamol. Bởi vậy, cần đọc công thức của thuốc để khỏi cho uống nhiều thuốc cùng tác dụng.
ASPIRINE có trong các loại thuốc mang tên khác nhau như Catalgine, Juvépirine, Aspégic v.v…
Liều lượng thường dùng là 0,05 g/ngày cho 1 kg cân nặng. Không bao giờ được vượt quá 0,lg/ngày cho 1 kg cân nặng. Thí dụ: một đứa trẻ nặng 12 kg, có thể uống trong ngày (24 giờ) một lượng aspirine bằng 0,05 g x 12 = 0,6 g. Lượng thuốc trên được chia thành 6 lần uống. Mỗi lần uống 0,1 g cách lần sau 4 GIỜ, NGHĨA LÀ CỨ 4 GIỜ LẠI UỐNG 0,1 G ASPIRINE.
PARACETAMOL có trong các thuốc mang tên Efferalgan, Dolipran. Liều lượng thường là 0,02 – 0,03g (20 – 30 mg) cho mỗi kilôgam cân nặng, trong 24 giờ. Lượng thuốc này cũng được chia làm 6 lần uống, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
Hiện nay, các bác sĩ có xu hướng cho dùng paracétamol nhiều hơn là aspirine vì paracétamol dễ được bộ máy tiêu hóa hấp thụ.
Có thể dùng xen kẽ 2 thứ aspirine và paracétamol, 1 lần aspirine, 1 lần paracétamol. Như vậy, sẽ giảm được lượng thuốc của mỗi thứ.
Phương pháp hạ nhiệt từ bên ngoài
- Ngâm nước
Nếu dùng thuốc rồi mà thân nhiệt vẫn chưa hạ xuống, có thể tắm cho cháu bé bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của Bé từ 1 – 2oC, trong thời gian 10 phút. Có thể cho cháu ngâm nước 2 – 3 lần trong ngày.
Nhưng, nếu thấy mặt Bé tái hoặc người run phải bế cháu ra khỏi nước; choàng khăn và lau khô ngay cho cháu.
- Chườm nước đá
Ðựng nước đá vào một túi vải hay cao su rồi đặt vào gáy, hoặc nách, háng, có đệm một lớp vải hay len. Có thể làm nhiều lần trong ngày và thay nước đá khi đã tan hết.
Nếu không có nước đá, đắp khăn tẩm nước mát lên trán CŨNG ÐƯỢC.
- Nhỏ mũi
Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi có kháng sinh, hãy dùng dụng cụ bóp – hút bằng cao su, rửa lỗ mũi cho Bé bằng dung địch sérum sinh học. Sau đó, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thuốc vào lỗ mũi của cháu.
Sau khi dùng, phải rửa ống nhỏ giọt bằng cồn 90o.
Trước khi dùng thuốc nhỏ mũi, để thuốc vào một chén nước ẤM ÐỂ HÂM CHO THUỐC ẤM LÊN.
- Xông
Ðổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa súp dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế cháu bé trên tay hoặc để cháu chơi ở dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người Bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi Bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được Bé thở hít vào phổi.
Sau khi Bé ra mồ hôi, quấn khăn quanh người rồi bế ra khỏi phòng tắm, lau khô người cho Bé. Chú ý không để Bé bị lạnh khi ra khỏi phòng. Phương pháp này rất tốt cho trẻ em bị sốt vì đau họng.
- Thụt
Lấy nước đun sôi, để nguội, nhưng còn ấm. Cho thuốc đã được bác sĩ chỉ định vào nước. Nếu chỉ muốn cho Bé đi cầu được, cho 1/2 muỗng cà-phê thuốc bicarbonate de soude hoặc một muỗng cà-phê dầu ô-liu hay parafine nguyên chất vào nước khuấy nước cho thuốc tan.
Dùng ống bóp hút nước lên bôi trơn đầu ống, bằng vasơlin, đưa đầu ống từ từ vào hậu môn rồi bóp nhẹ ống cho nước từ từ vào ruột. Khi nước đã vào hết, rút ống ra và bóp 2 bên mông Bé cho khít lại để giữ nước trong 2 – 3 phút, rồi cho Bé ngồi bô để Bé “đi” ra.