Bệnh tăng động ở trẻ: các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý mẹ nên biết

[toc ol=1]

Tăng động hay còn được gọi là chứng rối loạn tinh thần ở trẻ, đặc trưng như là sự tăng động quá mức hoặc bị sụt giảm về khả năng tập trung chú ý. Bệnh hay gặp ở các đối tượng trẻ nhỏ hoặc trẻ nhỏ và gây ra những biến chứng hệ lụy nguy hiểm cho sau này nếu như trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các biểu hiện ở trẻ tăng động

Đối với những trẻ tăng động bé vẫn hoạt động vui chơi bình thường. Tùy theo ở từng cấp độ trẻ bị tăng động ở mức nặng hay nhẹ mà sẽ có những cử chỉ và thói quen khác nhau nên các phụ huynh cần theo dõi không rất khó có thể phát hiện ra.

Trẻ thiếu sự tập trung chú ý

Con khó tập trung trong bất kỳ một việc nào đó, luôn ngọ nguậy, không yên khi phải bắt buộc ngồi một chỗ.

Trẻ bị rối loạn cảm xúc

Đối với trẻ bị tăng động thường cảm xúc luôn bị thay đổi và khó kiểm soát trong các tình huống xảy ra đối với cuộc sống xung quanh của bé. Bé dễ nổi giận, cáu gắt và luôn luôn làm theo ý của mình mà không nghe lời những người bên cạnh hoặc chính từ người thân và ba mẹ của bé.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Đối với một số trẻ bị tăng động thường hay kèm theo các biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Giấc ngủ của trẻ thường hay bị rối loạn giờ giấc, trẻ thường ngủ khá muộn, thậm chí 1,2 giờ sáng vẫn lăn lộn trên giường mà chưa muốn đòi đi ngủ. Một số trẻ khác thì ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ hoặc tỉnh giấc liên tục khiến ba mẹ và người thân lo lắng và mệt mỏi trong quá trình chăm sóc.

Trẻ hay quậy phá

Biểu hiện này nếu các mẹ không quan sát kỹ sẽ dễ bị nhầm lẫn ở trẻ tăng động và hiếu động. Xét về biểu hiện thì giữa hai nhóm trẻ này hầu như không khác nhau nhiều đều có những biểu hiện như chân tay hoạt động liên tục và nói rất nhiều, trẻ hiếm khi chịu ngồi yên một chỗ. Tuy nhiên muốn phân biệt được trẻ thuộc nhóm nào thì các ba mẹ cần quan sát ở mục đích của hành vi mà trẻ đang thực hiện. Trẻ hiếu động có hành vi mang hướng tích cực, các hoạt động của trẻ có mục đích và tuân thủ quy định.

Còn đối với trẻ biểu hiện tăng động thì ngược lại, trẻ cũng nghịch ngợm hoạt động không kiểm soát và tăng mức độ hoạt động hơn so với mức bình thường. Đặc biệt trẻ rất thiếu kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và dễ xúc động.

[tds_council]Xem đầy đủ: Phân biệt trẻ tăng động và trẻ hiếu động [/tds_council]

Trẻ khó giao tiếp với mọi người

Khi trẻ bị tăng động thì khả năng nhận thức của bé cũng chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Trẻ khó bày tỏ được những mong muốn và nhu cầu cá nhân nên dễ bị tự ái, tủi thân, cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc. Dẫn đến trẻ hay bị bạn bè chọc ghẹo, xa lánh và hạn chế giao tiếp hơn.

Trẻ không hòa đồng được với các bạn

Một phần là do khi trẻ bị mắc chứng tăng động thì tính cách của bé trở lên khó gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Trẻ thích chơi tự lập một mình và không chú ý hay quan tâm đến những người bên cạnh. Vì vậy việc chơi chung hay trở lên hòa đồng cùng với các bạn bên cạnh là một trong những điều rất khó đối với trẻ.

Trẻ hay có xu hướng tính cách nổi loạn

Trẻ tăng động thường hay có tính cách bốc đồng, nổi loạn hoặc thậm chí đập phá, đánh nhau với các bạn bè xung quanh. Những hành vi này của bé rất nguy hiểm nếu không có người bên cạnh chăm sóc, trẻ sẽ không kiểm soát được các hành vi của mình đang làm và bị ảnh hưởng đến người khác.

Trẻ luôn gặp phải những khó khăn

Trẻ tăng động thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện theo một kế hoạch nhất định. Điều này khiến trẻ hay mắc phải những sai lầm, bất cẩn, thậm chí là trẻ liên tục bị lặp đi lặp lại nhiều sai lầm trong cùng một lỗi.

NẾU NHẬN THẤY TRẺ ĐANG CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA  MỘT TRONG SỐ NHỮNG BIỂU HIỆN TRÊN THÌ MẸ HÃY CHO BÉ ĐẾN GẶP CÁC BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ TÌM RA CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI NGAY NHÉ!

Dấu hiệu để nhận biết trẻ tăng động theo từng độ tuổi

Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi

  • Trẻ rất hay bị kích động dẫn đến khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, khó chịu không lý do.
  • Trẻ thờ ơ, yên lặng, trẻ thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc
  • Khả năng tập trung của trẻ kém, không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác

Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi

  • Không có khả năng bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi
  • Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi: chỉ tay vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, cười đáp…
  • Không nói được từ đơn khi 16 tháng
  • Không tự nói được câu 2 từ khi 24 tháng
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Đối với trẻ trên 2 tuổi trở lên

  • Trẻ không nhận thức được các ngôi xưng trong giao tiếp với người thân như: con, cháu, em…
  • Trẻ khó khăn trong việc giao tiếp và phản ứng với mọi sự việc, sự vật xảy ra xung quanh mình như: khả năng từ vựng của trẻ ít, câu nói ngắn, không biết thể hiện nhu cầu hoặc các yêu cầu của bản thân mình muốn.
  • Khả năng tư duy của bé chậm như khả năng chậm hiểu khi giao tiếp với người khác, nói không theo chủ đề hay thường xuyên ngắt lời người khác.
  • Đối với trẻ trên 3 tuổi thì bé không có khả năng tự kể 1 câu chuyện đơn giản, khó sắp xếp các từ ngữ thành những câu dài…

Cách xử lý trẻ bị tăng động cha mẹ nên áp dụng

Đối với những trẻ bị tăng động hơn ai hết chính cha mẹ hoặc người thân phải là những người cần sự kiên trì và luôn luôn bên cạnh để động viên và giúp đỡ các em. Ngoài ra ba mẹ cần kết hợp với  nhà trường, bạn bè xung quanh để giúp bé phát triển tích cực tốt hơn.

Cách xử lý đối với trẻ bị tăng động các cha mẹ có thể áp dụng:

Dành thời gian cho bé nhiều hơn

Các cha mẹ nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để làm bạn cùng với con, trò chuyện để hiểu con hơn. Vì với những đứa trẻ như này thì chúng rất cần sự lắng nghe, sự yêu thương từ phái cha mẹ hơn những đứa trẻ bình thường rất nhiều.

Những lợi ích của việc cha mẹ dành nhiều thời gian ở bên con:

  • Giúp con vui vẻ và khỏe mạnh

Nếu ba mẹ thường xuyên âu yếm, quan tâm trẻ khiến phần não bộ của bé giải phóng ra một chất thúc đẩy sự hạnh phúc và giảm sự xuất hiện của stress, căng thẳng. Điều đó sẽ giúp các con được hoàn thiện, trạng thái phấn chấn và dồi dào năng lượng.

  • Giúp con thông minh hơn

Trong một số nghiên cứu tại Đại Học Oxford cho biết: nếu ba mẹ thường xuyên ở bên con nhiều hơn, con sẽ cảm thấy được an toàn và từ đó biết cách phát huy được những điểm mạnh, ưu điểm của bản thân tốt hơn so với những trẻ bình thường.

  • Giúp con luôn tự tin và sáng suốt

Theo nghiên cứu từ Đại học Vanderbilt, những trẻ em được bố mẹ khen ngợi và quan tâm sẽ luôn tự tin và độc lập hơn, chúng ít có nguy cơ mắc phải những lỗi tiêu cực hay các tệ nạn xã hội khi lớn lên.

Không chỉ vậy, ba mẹ tốt có thể làm gương cho con của mình, giúp trẻ hình thành giới tính lành mạnh và nhận thức tốt hơn về các cảm xúc của bản thân.

  • Giúp con cảm thấy luôn được yêu thương

Trẻ con sẽ không có khả năng cảm nhận được tình yêu nếu như các cha mẹ không thể hiện tình cảm đó một cách trực tiếp. Vì vậy thay vì nhiều cha mẹ có thói quen hay quan tâm con bằng những cách gián tiếp hoặc yêu thương con từ xa thì hãy bên con và ôm con nhiều hơn để con biết rằng ba mẹ luôn rất yêu thương mình.

Thường xuyên trò chuyện và đọc sách cùng bé

Cha mẹ thường xuyên trò chuyện và đọc sách cùng bé điều này sẽ giúp khả năng tư duy bé phát triển tốt hơn. Trong quá trình trò chuyện và đọc sách cha mẹ nên khuyến khích gợi mở các chủ đề để bé có khả năng tự phân tích và tư duy trong các tình huống khác nhau.

Những lợi ích của việc đọc sách cùng bé:

  • Thắt chặt mối quan hệ của cha mẹ với con cái
  • Hình thành tư duy logic cho bé
  • Giúp trẻ hào hừng hơn với trải nghiệm mới
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn
  • Rèn luyện Khả năng ngôn ngữ
  • Tăng sự tập trung và kỷ luật cho bé

Thay đổi lại lịch thời gian biểu cho bé

Đa số những trẻ bị chứng tăng động thường gặp khó khăn trong việc tự lên kế hoạch và sắp xếp các công việc của mình. Do đó các cha mẹ có thể lên những danh sách chi tiết về các công việc hàng ngày và khuyến khích cho bé thực hiện theo lộ trình ấy. Cách này sẽ giúp bé thay đổi được thói quen tự phát hàng ngày và giúp bé rèn luyện được tính kỷ luật tốt hơn.

Luôn luôn khen ngợi bé

Sự khen ngợi của cha mẹ rất quan trọng đối với những đứa trẻ. Đặc biệt đối với đứa trẻ bị tăng động thì các con luôn mong muốn có người khác hiểu mình và động viên chúng. Chính những lời động viên của ba mẹ sẽ là lời “khẳng định” cổ vũ và thúc đẩy trẻ.

Những lợi ích tích cực của việc khen ngợi trẻ như:

  • Giúp trẻ thêm tự tin hơn về bản thân
  • Giúp trẻ sửa chữa hành vi không tốt
  • Thúc đẩy những hành động tích cực ở trẻ
  • Khích lệ tinh thần, cảm xúc tốt cho trẻ
  • Khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoại khóa

Những trẻ tăng động thì thường tính cách khá bốc đồng và hành động thiếu suy nghĩ, thích làm theo ý mình. Trẻ thường xuyên ngọ nguậy, không thể ngồi yên một chỗ, không thể tập trung vào bất kỳ một việc cụ thể nào. Chính vì vậy cha mẹ hãy khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp bé dễ dàng giao lưu kết bạn, hòa đồng cùng với mọi người hơn.

Các hoạt động ngoại khóa mà ba mẹ có thể hướng đến như: các câu lạc bộ thể dục thể thao, các lớp nghệ thuật, vẽ tranh, bóng đá, bóng rổ …

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Việc cho trẻ thăm khám và có sự can thiệp sớm từ các bác sĩ tâm lý có chuyên môn sẽ là cách giúp tránh được những vòng xoắn rối nhiễu nặng hơn và khó chữa hơn. Vậy trong những trường hợp như thế nào cha mẹ cần có sự can thiệp của từ các Bác sĩ:

  • Những trẻ tăng động bị hoạt động quá mức, kéo dài không ngừng, không thích hợp với môi trường hiện tại và không có khả năng tự kiểm soát được.
  • Những trẻ thường xuyên thiếu kiên trì, không thể tập trung chú ý một thời gian tương đối dài để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Những trẻ thường xuyên có lời nói và hành động bốc đồng (hành động nhanh chóng mà không suy nghĩa trước hoặc không có ý thức) …

Trong một số trường hợp như trên, nếu gia đình không thể hỗ trợ và uốn nắn được trẻ thì phụ huynh hãy cho trẻ đến gặp Bác sĩ nhờ tư vấn và đưa ra các liệu trình cải thiện, khắc phục phù hợp cho bé. Tất cả vì một tương lai ngày mai, các bậc phụ huynh, cùng gia đình và xà hội hãy đồng lòng giúp đỡ các em để có một tương lai tươi sáng hơn. Mọi sự góp ý và tư vấn các bạn có thể vui lòng liên hệ đến Tổng đài: 1800.8070 để được các chuyên gia chúng tôi giải đáp và tư vấn chi tiết nhất.

Leave a Comment