Bệnh rôm sảy là một trong những bệnh viêm da không còn xa lạ gì đối với các trẻ nhỏ. Đặc biệt vào những thời tiết nắng nóng thì bệnh này hay thường gặp ở mọi trẻ. Bệnh này tuy bắt đầu xuất phát chỉ ngoài da, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì những vết rôm sảy gây viêm da, viêm huyết … điều này lại rất nguy hiểm với trẻ.
Hãy cùng Fitobimbi Sonno tìm hiểu cụ thể hơn về các triệu chứng và biến chứng của bệnh rôm sảy qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng của bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ xảy ra với các triệu chứng như sau:
- Có nhiều mụn nhỏ li ti mọc ngứa ngáy trên đầu, cổ và vai
- Rôm sảy có thể bị kích thích do quần áo hoặc vết trầy xước và trong trường hợp hiếm có thể gây nhiễm trùng da thứ phát.
Các loại rôm sảy được phân loại dựa trên độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị tắt nghẽn như sau:
- Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất, ảnh hưởng đến các ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Loại này đặc trưng bởi những mụn nước, bóng nước dễ vỡ.
- Rôm sảy đỏ hay còn gọi là rôm sảy gai: Đây là loại xảy ra sâu trong da, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mụn đỏ và ngứa hoặc cảm giác như kiến cắn ở vùng da bị ảnh hưởng.
- Rôm sảy mủ: Loại này là viêm nang mồ hôi.
- Rôm sảy sâu: Loại này ít phổ biến, ảnh hưởng đến hạ bì – lớp sâu hơn của da. Mồ hôi rỉ ra khỏi tuyến mồ hôi vào trong da, gây ra các tổn thương màu đỏ có màu như thịt trong giống như da gà.
Bệnh rôm sảy có nguy hiểm không?
Bệnh rôm sảy nếu không được chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh cẩn thận, bệnh sẽ dễ bị viêm nhiễm và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau:
Viêm da mãn tính
Khi trẻ bị rôm sảy, làn da của bé sẽ rất nhạy cảm. Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp.
Nhiễm trùng da
Khi các vết rôm không được chữa trị kịp thời có thể gây bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa và đau đớn cho trẻ. Dần dần những vết nhiễm trùng này dễ để lại sẹo và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì sau này. Trong một số trường hợp nặng và viêm nhiễm gần hệ thần kinh và mạch máu như mặt, cổ… trẻ có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch mão.
Gây sốc phản vệ
Trẻ khi bị mắc chứng rôm sảy có thể dẫn đến bị đau đầu, mạch đập nhanh, nôn, hạ huyết áp …nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời.
Nhiễm trùng huyết
Rôm sảy nếu không được điều trị cẩn thận sẽ dễ dẫn đến rôm sảy có mủ, một thể nặng của rôm sảy. Rôm sảy có mủ rất nguy hiểm, nó có thể phát triển thành mụn nhọt khó dứt và khi lành sẽ để lại sẹo trên da của trẻ.
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà trẻ có thể gặp phải do bị bệnh rôm sảy. Khi bệnh rôm sảy để nhiễm trùng nặng sẽ dấn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tính mạng. Rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các biến chứng điếc, viêm màng não, viêm phổi hoặc áp – xe phổi…
Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy mẹ cần phải nhớ
- Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
- Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
- Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ,
- Hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Trên đây là những điểm cần lưu ý các mẹ cần phải nhớ để tránh cho trẻ khi đang bị bệnh rôm sảy. Hy vọng với những thông tin trên giúp ích được cho các mẹ. Chúc các mẹ và bé khỏe mạnh!