Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi chắc không còn gì lạ lẫm đối với các mẹ. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm của trẻ nhưng để lâu sẽ làm gây sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, các mẹ hãy cùng Fitobimbi Sonno tham khảo một số cách chữa nấc cho trẻ dưới đây nhé:
Cách chữa nấc cho trẻ
Cho bé bú sữa hoặc nước
Đa phần trẻ bị nấc thường là do ăn quá no hoặc ăn quá nhanh dẫn đến hiện tượng nghẹn và nấc.
Trong những trường hợp như thế này mẹ có thể cho bé uống nước hoặc bú sữa sẽ giúp khắc phục được hiện tượng này.
Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé
Trong cách này mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ bịt chặt 2 lỗ tai bé khoảng nửa phút rồi thả ra. Hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2 -3 giây, rồi nghỉ 2 -3 giây và lặp lại 15 -20 lần.
Vỗ lưng cho bé
Thực hiện cách này mẹ chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Chú ý trong các động tác mẹ làm cần dứt khoát và nhẹ nhàng để giúp bé ợ được hơi đầy xuôi thức ăn xuống dưới.
Thay đổi tư thế bú của bé
Với một số mẹ khi cho bé bú mà thường xuyên gặp bé bị nấc thì mẹ có thể thay đổi tư thế bú cho bé hoặc thay đổi cách cầm bình sữa ti cho bé theo hướng 45 độ để bé không bị nuốt phải không khí và nấc cụt nữa.
Giúp bé ợ hơi sau khi bú
Nhiều bé trong lúc bú mẹ rất dễ bị nuốt không khí vào trong – đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấc cụt ở trẻ. Cách này cũng giúp trẻ tránh khỏi nôn trớ rất hiệu quả.
Trên đây là một số cách chữa nấc cho trẻ khá hiệu quả các mẹ có thể dễ dàng áp dụng. Ngoài những cách trên mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau để tránh hiện tượng nấc cụt cho bé
Những điều cần lưu ý khi chữa nấc cho bé
Nếu đã áp dụng các cách trị nấc thông thường mà bé vẫn không khỏi, bạn nên ngưng cho bé bú, tránh bé bị nôn ói nhiều. Nấc đi kèm nôn ói liên tục là vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, cần được thăm khám kịp thời.
Tiếp tục theo dõi bé trong những giờ tiếp theo, nếu bé nấc quá 3h không dứt bạn nên đưa bé đi bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân nấc và can thiệp sớm.
Để giảm nấc, bạn không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình không nên để bé bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.
Hy vọng những thông tin trên chúng tôi chia sẻ giúp ích được cho cha mẹ trong cách chăm sóc bé nhà mình khi bị nấc.
Chúc mẹ và bé mạnh khỏe !
Bạn có thể quan tâm: