Nhiều bé sinh ra đã sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và đáng yêu ngay từ lúc lọt lòng. Tuy nhiên, trái ngược với những đứa trẻ ấy thì cũng có nhiều em bé rất chậm chạp, đờ đẫn và thiếu linh hoạt. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến sự phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ, các cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Những dấu hiệu bất thường của trẻ liên quan đến thần kinh
Khi trẻ mới sinh vì cơ thể vẫn còn khá non nớt và bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài. Những hoạt động chính của bé trong thời kỳ này chủ yếu là ngủ là ti sữa mẹ. Tuy nhiên đến giai đoạn qua 1 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển rõ ràng và nhanh nhẹn hơn
Giai đoạn từ 0 – 1 tháng tuổi
Biểu hiện: Bé chậm chạp, đờ đẫn. Ánh mắt thiếu linh hoạt. Sau 1 tháng mới có biểu hiện nụ cười và hơi đờ đẫn, ánh mắt của trẻ vẫn thiếu sự linh hoạt. Hoặc nhiều khi có tiếng động, trẻ đưa mắt nhìn rất chậm chạp hoặc không đưa mắt về phái tiếng động. Hoặc trẻ phải đợi đến 6 tháng mới có nụ cười tự nhiên.
Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tháng
- Biểu hiện: Bé không nhận biết được tay của mình hoặc không có các phản ứng đưa tay lên miệng.
- Ánh mắt của bé di chuyển khá chậm chạp hoặc không di chuyển khi đang thức.
- Không phản ứng với tiếng ồn lớn như giật mình hoặc tỉnh giấc …
- Không biết bú, đặc biệt dễ bị trớ sữa, nôn. Đây là những biểu hiện của hệ thần kinh bị tổn thương.
- Không đẩy chân (hoặc đạp) khi bàn chân đặt trên mặt phẳng chắc chắn
Giai đoạn trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi
- Biểu hiện: Các động tác ngẩng đầu, ngồi, đứng của bé chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Trẻ không thể thẳng đầu và quay đầu, một mắt hay cả hai mắt liên tục hướng vào trong hoặc ra ngoài
- Trẻ ngủ quá nhiều. Thông thường, đối với trẻ trong giai đoạn sơ sinh thì thời gian ngủ cả ngày và đêm là khoảng 18 – 20 tiếng. Mỗi ngày chỉ có 3 -4 tiếng ở trong trạng thái thức tỉnh. Khi trẻ 2 – 3 tháng, mỗi ngày cần ngủ 16- 18 tiếng, 5 -9 tháng sau vẫn cần ngủ từ 15 -16 tiếng, tròn 1 tuổi cần ngủ từ 14 -15 tiếng. Nếu trẻ ngủ thời gian dài vượt qua ngưỡng thời gian trên nhiều thì rất có thể bé bị liên quan đến vấn đề thần kinh thì các cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khám.
Giai đoạn từ 3 – 4 tháng tuổi
Trẻ không biết cách bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước các âm thanh khác bên ngoài như gọi bà, mẹ, ba…
Giai đoạn trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi
Sau 6 tháng, ánh mắt của trẻ vẫn biểu hiện sự đờ đẫn, không hứng thú với thế giới bên ngoài, chỉ biết tự mình chơi, giống như chỉ hiểu rõ thế giới của mình.
Ánh mắt của trẻ di chuyển chậm, không thể chuyển hướng quay đầu về phía toát ra âm thanh, không thể lật, không có giúp đỡ của người thân trẻ sẽ ngồi không vững.
Giai đoạn trẻ từ 7 – 9 tháng
Biểu hiện trẻ có vấn đề liên quan đến thần kinh như: bé vẫn chảy nước miếng, khi tỉnh có động tác nghiến răng. Những dấu hiệu này báo hiệu trẻ đang gặp các yếu tố phát triển chậm hoặc dấu hiệu của hội chứng thần kinh. Mẹ cần cho bé đi kiểm tra càng nhanh càng tốt.
Giai đoạn trẻ trên 10 tháng tuổi
- Giai đoạn này bé đã biết khá nhiều và có thể tập tành biết bò biết đứng dậy. Tuy nhiên những đứa trẻ bị dấu hiệu của hội chứng thần kinh sẽ có biểu hiện như: chưa biết nói, chưa biết phát âm được rõ ràng.
- Đầu ngả về sau khi cơ thể ngồi
- Chỉ vươn được một tay
- Không muốn ôm ấp
- Khó dùng miệng ngậm đồ vật
Trên đây là những biểu hiện của các trẻ có liên quan đến vấn đề thần kinh không được tốt. Các mẹ cần cho bé đi khám để có được sự tư vấn và xử lý kịp thời nhất tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Cách cải thiện tình trạng trẻ bị thần kinh yếu như thế nào?
Khi trẻ bị gặp các vấn đề liên quan đến thần kinh yếu nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ sinh non thiếu tháng rất có nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh nên các cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến các con nhiều hơn.
Về phương pháp điều trị các mẹ có thể lựa chọn điều trị như: điều trị bằng thuốc, điều trị tâm lý hoặc một số phương pháp khác như phương pháp nghệ thuật, thể dục trị liệu đặc biệt hữu ích với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng trẻ bị thần kinh yếu được tốt nhất các cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn. Trẻ rất cần những sự yêu thương của cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh. Cha mẹ hãy đóng vai trò là người thân nhất bên cạnh con của mình.