Bé tỉnh dậy và đòi ti đêm nhiều lần khiến bố mẹ và cả bé không thể ngủ ngon là một vấn đề đau đầu với nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, bạn có biết đó là một cách để bé bù đắp việc ít được giao tiếp với mẹ buổi ngày không? Trước khi bạn quyết định cai ti đêm cho bé, hãy cùng Sonno Bimbi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Khi nào thì bé có thể ngừng ti đêm
Không có một mốc thời gian nào cố định cả, mỗi bé sẽ bỏ ti đêm ở những thời điểm khác nhau. Thông thường, khoản từ 4 – 6 tháng, hầu hết trẻ sẽ nhận đủ năng lượng vào buổi ngày để có thể ngủ khoảng 5 -6 tiếng vào buổi đêm. Tuy nhiên, nếu con bạn có thể ngủ mà không cần ti là trước thời điểm này cũng không có gì là lạ, bé sẽ ăn bù vào buổi ngày. Bạn không nên sợ bé đói mà đánh thức bé dậy để cho bé ti. Đối với bé, một giấc ngủ dài và ngon cũng quan trọng như ti đủ vậy.
Tuy vậy, có những bé lớn hơn 6 tháng vẫn tỉnh giấc đêm để ti là chuyện bình thường. Hoưn nữa, không phải lúc nào bé tỉnh giấc đêm cũng là để đòi ti. Có thể bé tỉnh giấc chỉ vì muốn được gần bố mẹ, được bố mẹ ôm ấp, vỗ về. Bé cũng có thể tỉnh giấc đêm nhiều hơn vào tuần khủng hoảng, khi bé mọc răng, ốm hoặc có bước phát triển mới. Vì thế, nếu bạn muốn cai ti đêm cho con, hãy thực hiện từ từ và nhẹ nhàng. Bé vẫn còn rất bé và cần được gần gũi, yêu thương, ôm ấp – nhất là từ mẹ.
Có nên cai ti đêm cho bé không?
Theo các chuyên gia thì mỗi người có nhuengx quan điểm khác nhau trong việc này.
Bác sĩ Richard Ferber cho rằng việc ăn đêm mà không cần thiết có thể gây ra những vấn đề về giấc ngủ. Nếu bé thức dậy để ăn vài lần trong đêm thì dù bỉm ướt hay khó chịu, bé cũng sẽ tỉnh giấc và đòi ti, tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Bác sĩ nhi khoa William Sears, mặt khác lại nhấn mạnh lợi ích của ti đêm như một cách để tăng kết nối giữa cha mẹ và con. Sears khuyến khích các bậc cha mẹ tiếp tục cho trẻ ti đêm càng lâu càng tốt nếu việc ti đêm không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bố mẹ Ông cũng đề xuất những cách như ngủ chung hay ti mẹ buổi đêm đẻ có thể việc ti đêm đơn giản hơn với bố mẹ. Ông cũng đề xuất những cách như ngủ chung hay ti mẹ buổi đêm để có thể việc ti đêm đơn giản hơn với bố mẹ. Tuy nhiên, Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho bé ngủ riêng, chung phòng với bố mẹ để giảm nguy cơ tử vong đột ngột khi ngủ ở trẻ sơ sinh, ít nhất là cho đến khi bé 4 tháng tuổi.
Trong khi các chuyên gia tiếp tục tranh cãi về vấn đề này, thì giống như nhiều vấn đề khác trong nuôi dạy con, quyết định là ở bạn. Nếu bạn thấy việc cho con ti đêm không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sức khỏe cũng như tinh thần của bạn, không làm bận mệt mỏi thì hãy tiếp tục. Còn nếu bạn thấy việc bé tỉnh giấc đòi ti đêm quá nhiều khiến cả bạn và bé đều không ngủ ngon và mệt mỏi, thì hãy cân nhắc cai ti đêm cho bé.
Cách cai ti đêm cho bé
Tiến hành chậm chậm, từ từ
Hãy cho bé ti chỉ khoảng vài phút mỗi bên ngực hoặc chỉ cho một số lượng sữa ít trong bình khi bé ti đêm. Ví dụ nếu bé đang ti 150ml một cữ đêm bạ giảm dần xuống 120ml, 90ml, 60ml, 30ml rồi bỏ ti đêm. Nếu bé ti nhiều lần trong đêm thì giảm một cữ, cắt từng cữ một rồi mới sang cữ khác hoặc cắt đều các cữ. Nếu ti xong lượng ít mà khóc thì hãy vỗ về, thủ thỉ để bé đi vào giấc ngủ.
Đảm bảo bé được ti ngày đầy đủ
Khi bé lớn lên và hoạt động nhiều hơn, bé có thể ti ngay ở phòng yên tĩnh, không có những thứ phân tán sự tập trung của bé như người khác, anh chị lớn ở quanh hay tivi, âm thanh, đồ chơi… để bé có thể ti đủ lượng sữa mình cần. Bạn có thể tăng số lần ti ngày lên, ví dụ từ 3 tiếng một lần thành 2 tiếng một lần.
Vào buổi chiều tối, cho bé ti nhiều hơn, khoản 1 – 2 tiếng một lần. Bạn chỉ nên cho bé ti một bên ngực để bé nhận đủ lượng sữa béo ở cuối cữ ti. Khi bé thức dậy, tất cả các lần thức chỉ cho bé ti một bên để bé nhận được nhiều lượng sữa béo ở cuối cữ ti.
Trước khi bạn đi ngủ, hãy cho bé bú cữ cuối trong ngày với lượng nhiều hơn một chút. Cữ này có thể diễn ra lúc bé đã ngủ rồi cũng không sao, quan trọng là bạn không bị mất giấc ngủ vì bé.
Dành nhiều thời gian cho bé hơn
Nhiều bé tỉnh giấc đêm và đòi ti chỉ vì muốn kết nối với bố mẹ nhiều hơn để bù cho buổi ngày xa cách. Vì thế, hãy chơi với bé, tương tác nhiều hơn vào buổi ngày để bé không tỉnh dậy đòi ti đêm như một cách bù đắp thời gian được ở bên mẹ. Nếu bạn bận và đi làm cả ngày, buổi tối và trước khi đi ngủ hãy dành toàn bộ thời gian tương tác với bé.
Nếu bé thường thức dậy giữa đêm, bạn có thể cân nhắc cho bé ngủ chung hoặc cho bé ngủ riêng nửa đêm, ngủ chung với bố mẹ nửa đêm sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, đỡ thức dậy hơn.
Nếu bé thức dậy giữa đêm, để bố đến bế và xoa dịu bé. Nếu bé chỉ thức dậy để đòi được ôm ấp hoặc do khó chịu, bé có thể sẽ chấp nhận để bố bế và xoa dịu. Khi bé thức dậy, đừng cho bé ti ngay, kiểm tra xem bé khóc vì lí do gì, có phải do bỉm bẩn hay bé muốn được ôm ấp không?
Nói chuyện với bé
Tuy bé chưa biết nói nhưng bé có khả năng hiểu những gì bạn nói. Trước khi đi ngủ hãy trò chuyện với bé về việc bạn muốn cai ti đêm cho bé, lí do vì sao, bạn muốn bé hợp tác như thế nào? Khi bé tỉnh dậy và khóc, hãy nhẹ nhàng giải thích với bé “đêm là để ngủ, ngày là để ăn”, bé hãy tiếp tục ngủ đi, sáng mai bé sẽ được ti. Không cáu gắt lên với bé, hãy nhẹ nhàng giải thích với bé, có thể bế bé lên để xoa dịu bé một chút, bé sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn.
Một số trẻ bắt đầu hoặc tăng số lần thức dậy giữa đêm lúc bắt đầu ăn dặm do có vấn đề trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn không nên cho bé ăn dặm vào buổi chiều hoặc cân nhắc giảm số lượng ăn vào buổi chiều để hệ tiêu hóa của bé được nghỉ ngơi. Một số nghiên cứu cho thấy cho bé ăn dặm thêm không giúp bé ngủ nhiều hơn vào buổi đêm.
Với các bé trên 1 tuổi, bạn có thể mặc loại áo mà khiến bé khó tiếp cạn ngực bạn hơn vào buổi đêm và có thể lấy cớ đó để khuyến khích bé không đòi ti đêm.
Mọi người có thể nói với bạn những kiểu như “Nếu bạn cho con ti đêm (hay ngủ với con hay những thứ tương tự như thế), bạn có mối kết nối bền vững trong tương lai”. Những điều đó không hoàn toàn là sự thật. Việc tỉnh giấc đêm ở trẻ chỉ là tạm thời, và trẻ sẽ từ bỏ việc này khi chúng ta lớn hơn một chút.
Thông thường, bé chỉ khóc khoảng vài đêm, tần suất khóc sẽ giảm dần và bé sẽ chấp nhận bỏ ti đêm sau khoảng 1 tuần. Nếu bạn thấy bé quá khó khăn để bỏ, hãy dừng lại và thử lại sau 1 vài tuần nữa.
Bạn có thể quan tâm: