Gần đây, khi được nhắc đến “khóc dạ đề tâm linh” hầu như các gia đình có trẻ nhỏ đều lo lắng và bị ám ảnh bởi từ những thuật ngữ này. Vậy khóc dạ đề tâm linh là gì, hiện tượng này có phải là một bệnh lý không, xử lý vấn đề này ra sao chắc hẳn không phải bố mẹ nào cũng am hiểu về việc này, nhất là với những người lần đầu được làm cha làm mẹ. Để giải đáp thắc mắc này mời các bạn cùng đọc bài viết sau để hiểu đúng về khóc dạ đề tâm linh.
Mục lục
Hiểu đúng về khóc dạ đề tâm linh
Khóc dạ đề tâm linh là gì?
Thoạt đầu khi nghe về khóc dạ đề tâm linh nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vấn đề liên quan đến điều thần bí nào đó và có đôi phần lo lắng vì liên kết tới cả tâm linh là động đến phần âm nên đã tốn kém rất nhiều tiền bạc để mời thầy về cũng lễ, đuổi vía…
Khóc dạ đề tâm linh là thuật ngữ ám chỉ trong dân gian về tình trạng khóc đêm ở trẻ nhỏ. Theo y học hiện đại, khóc dạ đề (hội chứng colic) là hiện tượng ở trẻ khóc không kiểm soát được và còn có thể xảy ra đối với trẻ khỏe mạnh bình thường (trẻ thường khóc trên 3 tiếng/ngày và hơn 3 ngày/tuần).
Theo ước tính, hiện tượng khóc dạ đề (hội chứng colic) xảy ra ở trẻ sơ sinh vào khoảng 30-40% nhất là ở các bé sinh non, hoặc thiếu tháng. Bệnh thường xảy ra ở tháng đầu tiên của thai nhi khi chào đời, nên bố và mẹ của các bé không nên quá lo âu về vấn đề này.
Nguyên nhân dẫn tới khóc dạ đề ở trẻ
Hiện nay, có rất nhiều giả thuyết cho rằng hiện tượng này là do nguyên nhân co thắt đường tiêu hóa ở trẻ. Mặc dù chưa có nguyên nhân rõ ràng về nhận định này, nên mọi người thường lầm tưởng khóc dạ đề chính là khóc dạ đề tâm linh, do các yếu tố tâm thần thánh ma quỷ gây ra.
Ngoài nguyên nhân chính trên thì còn một số tác nhân khác tác động đến hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Cụ thể như:
- Do chế ăn uống từ người mẹ, không kiêng những đồ ăn như sữa, trứng, các loại hạt khô, lúa mì, … gây ảnh hưởng tới thành phần của sữa mẹ, làm các bé dưới 6-8 tháng tuổi có tình trạng bị dị ứng, khiến cho nhu động ruột của bé tăng lên không đều nên bé thường bị đau bụng dữ dội. Ngoài những lúc bình thường thì trẻ vẫn ăn và chơi ngoan.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc còi xương.
- Do ban ngày trẻ đùa nghịch quá sức.
- Kỹ năng làm cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, nên bé ít được bố mẹ quan tâm và chăm sóc trong mọi việc.
- Dị ứng với sữa công thức hoặc protein trong sữa của mẹ.
Các dấu hiệu nhận biết khóc dạ đề
- Bé hay khóc vào buổi tối hoặc ban đêm, tiếng khóc thét xé lòng thường đến đột ngột và dai dẳng hơn 3 tiếng mỗi ngày. Giống như bé dang phải trải qua vấn đề đau đớn nào đó.
- Trẻ quậy khóc vào ban đêm với tần suất nhiều hơn 3 lần/tuần, lúc này mặt bé có thể bị đỏ, chân hơi co lại và bụng phình to ra, vùng da quanh miệng nhợt nhạt, bàn chân lạnh hơn bình thường…
- Khóc không rõ nguyên nhân, nhưng theo thời gian phát triển của trẻ và sẽ thường tự khỏi hội chứng colic sau 3 tới 4 tháng tuổi gần nhất.
Khóc dạ đề có phải là bệnh không?
Theo giải thích của các chuyên gia, khóc là cách tốt nhất và đôi khi là biểu cảm để trẻ có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ đó với bố mẹ. Bé khóc để thể hiện những nhu cầu thiết yếu do đói, đòi bú, đòi uống nước, thay tã, do quá nóng hoặc lạnh.
Nói cách khác, khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, với những gia đình lần đầu làm bố mẹ chưa có nhiều kỹ năng trong việc chăm sóc con thì cần khéo léo và thật bình tĩnh khi trẻ khóc.
Bởi đây được coi là những biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh do thay đổi về môi trường, tinh thần và thể chất. Các dấu hiệu hay gặp như trăn trở, giật mình, ngủ không sâu, khóc thét và khó chịu này thường hết ngoài 3 tháng khi nhu động ruột của bé đã ổn định.
Vì vậy, nói khóc dạ đề là bệnh lý thì chưa hẳn đúng mà là tổng hợp các hành vi khó chịu gây ra như tay chân co cứng, khua loạn xạ và khóc thét không ngừng.
Ngoài ra, nhiều bố mẹ cũng hay nhầm lẫn giữa khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Như phân tích về khóc dạ đề ở trên, nếu sau cơn quấy khóc mà trẻ vẫn ăn ngủ được, cơ thể khỏe mạnh vẫn vui chơi bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng.
Nhưng ngược lại nếu thấy trẻ có kèm các dấu hiệu sau thì bố mẹ nên đưa con đi khám để kịp thời phát hiện bệnh. Cụ thể:
- Trẻ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy nhiều lần khiến bé trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng và quấy khóc.
- Trẻ bị viêm loét niêm mạc miệng, đây là một bệnh lý phổ biến tạo cảm giác đau rát, nhất là khi tiếp xúc với lúc bé bú mẹ.
- Trẻ bị lồng ruột có kèm theo nôn, khóc thét dữ dội 15-20 phút/từng cơn, bỏ bú, đi ngoài ra phân có dính máu… Bố mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu thật sớm.
- Trẻ bị nhiễm giun gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, bị suy dinh dưỡng, có thể bị tắc ruột do búi giun, gây ra những cơn đau cấp… Bố mẹ nên cho con đi kiểm tra và có thể thực hiện tẩy giun định kì khi trẻ được 1 tuổi trở lên.
Cần làm gì khi trẻ khóc dạ đề?
Những tín hiệu khi trẻ khóc, đôi khi lại chính là ngôn ngữ được biểu tả cảm xúc mà bé muốn được truyền tải cho bố mẹ nghe. Tuy nhiên, việc giải mã các tín hiệu này không phải là chuyên ngành mà bố mẹ nào cũng nắm được, nhất là với những người lần đầu tiên làm cha mẹ.
Cách ứng xử, ở giai đoạn đầu khi bé khóc là sự dỗ dành yêu thương của mỗi cá nhân dành tới con cái của mình. Khi sự việc diễn ra ngay trước mắt, nhiều người luôn bình tĩnh và dự trù trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, thay vào đó là sự nâng niu ân cần để bé có thể hiểu tình yêu thương mà bố mẹ vẫn luôn dành cho mình. Cụ thể như:
- Bố hoặc mẹ luôn giữ thái độ bình tĩnh và cầng nâng niu trẻ càng tốt, như vậy sẽ hiểu hơn là bé đang cần gì. Một vài cử chỉ vuốt ve bé giúp bé giảm khóc lại có thể do bé đang sợ một vấn đề nào đó khi đang mơ ngủ. Đồng thời dỗ dành bé bàng giọng nói của mình, một khi bé cảm nhận được giọng nói ấm áp hàng ngày, kèm theo sự chở che và yên tâm bé sẽ dừng khóc.
- Đặt bé nằm cạnh sát mẹ hoặc ôm bé vào lòng để bé cảm nhận được sự ấm áp từ mẹ truyền sang.
- Thử xem bé có thích ngậm ti giả không, đôi khi không phải là bé đói mà là cảm giác quen thuộc khi bé ăn sữa mà bất chợt cơn buồn ngủ kéo ngang qua.
- Khi bé khóc, bố và mẹ cần bế bé vừa dỗ vừa vỗ nhẹ và di chuyển sang một địa điểm khác. Đây chính là một sự mới lạ đối với bé giúp bé thay đổi tâm tính đang khóc thành im lịm và ngủ dần.
- Massage thường xuyên cho bé, có thể dùng các loại tinh dầu thảo mộc tốt cho trẻ rồi xoa bóp vùng bụng và tay chân, toàn thân sẽ có hiệu quả tốt để làm dịu cơn khóc của bé.
- Cho bé làm quen với âm thanh ồn có âm lượng nhẹ như tiếng quạt đang quay, tiếng sóng biển, tiếng gió ở khe cửa, … Hoặc bố và mẹ có thể hát một bài ru nào đó, không cần phải quá hay, vì bé đã quá quen thuộc trong thời kì mang thai ố và mẹ đã từng hát cho bé nghe.
- Thi thoảng vỗ nhẹ lên vùng đùi, vùng lưng bé để bé có cảm nhận sự dỗ dành từ bố mẹ.
- Không nên ép bé phải bú sữa mẹ quá nhiều, như vậy sẽ khiến bé sợ. Đôi khi bé đang khó chịu về vấn đề tã ướt hoặc lý do khác. Đồng thời không nên tự ý cho bé uống bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định hoặc khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Nhiều người sẽ thấy, cách dỗ dành con của bạn có phần hơi thái quá và nuông chiều bé khi khóc. Tuy nhiên, ở mỗi góc độ chăm sóc và dỗ dành con cái bạn hãy luôn tự hào và ngẩng cao đầu vì mình đã làm theo đúng bản năng của người cha người mẹ bằng sự yêu thương, dỗ dành luôn bên cạnh con và bảo vệ.
Khóc dạ đề ở trẻ nhỏ không cần phải quá lo lắng, tất cả các ông bố bà mẹ chỉ cần bình tĩnh và ứng phó với giai đoạn đầu của những cơn khóc kéo dài này trong một thời gian nhất định, có thể trong 3 tháng đầu tình trạng này sẽ dần trôi qua. Nếu sau đó bé trở lại bình thường như vui, khỏe, bú tốt thì hoàn toàn có thể an tâm. Trường hợp, bất thường nếu bé khóc hơn 4 tiếng và có các dấu hiệu như, nôn mửa, sốt nhẹ, đại tiện ra máu, tiêu chảy thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Xem thêm: Phương pháp giúp bé hết khóc dạ đề
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Các bậc phụ huynh cần theo dõi và chăm sóc bé qua các biểu hiện gặp phải, bởi có thể nguyên nhân trẻ khóc là do đang đau bụng hoặc do yếu tố khác. Trường hợp nặng hơn nếu bé gào khóc thét càng lúc càng lớn và kéo dài thì nên để bé được khám tại các trung tâm y tế gần nhất về nhi.
Để giúp bác sĩ loại trừ các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác, khi đang khám phụ huynh cần tả lại các đặc điểm và biểu hiện chi tiết khi bé khóc như (đặc điểm, tần suất, biểu hiện tay chân, hay bất kể một động tác bất thường nào khác).
Đồng thời, nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc áp dụng các bài thuốc trong dân gian để phối hợp việc điều trị hay làm hạn chế những khó chịu mà trẻ phải chịu đựng.
Sonno Bimbi – Giải pháp giúp bé ngủ ngon giấc, hết quấy khóc đêm hiệu quả
Sonno Bimbi với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược chuẩn hóa Châu Âu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Sử dụng Sonno Bimbi giúp xoa dịu những khó chịu ở trẻ, từ đó giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc một cách tự nhiên hơn.
Thành phần chính trong Sonno Bimbi
- Chiết xuất từ hoa Lạc tiên tây: chứa Flavanoids và alkaloid giúp giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần làm bé ngủ ngon giấc.
- Chiết xuất từ hoa Đoạn lá bạc: chứa Flavanoids, tanin có tác dụng làm giảm căng thẳng, giảm giật mình và vặn mình ở trẻ.
- Chiết xuất từ tinh dầu Tía tô đất: Chứa Flavanoids quercitin, rhamnocitrin, acid rosmarinic có tác dụng giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng và rối loạn tiêu hóa.
Điểm khác biệt Sonno Bimbi với các sản phẩm ngoài thị trường
- DUY NHẤT LÀ SIRO THẢO DƯỢC CHUẨN HÓA CHÂU ÂU.
- Dạng dịch chiết xuất 100% từ thảo dược, không chứa đường Lactose.
- Sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn chứng nhận GMP-EU, và chứng nhận ISO 22000.
- Chăm sóc toàn diện cho trẻ và giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc.
Ai nên dùng Sonno Bimbi?
Sonno Bimbi dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi.
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc.
- Trẻ bị căng thẳng thần kinh.
- Trẻ khóc dạ đề (hội chứng colic)
Tất cả đã tạo nên công dụng tối ưu giúp trẻ ngủ ngon giấc một cách tự nhiên nhất, giảm hẳn tình trạng khóc đêm, khóc dạ đề! Đây chính là mong mỏi của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa hiện nay.
Lời kết
Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng với các hướng dẫn trên đây phần nào đã giúp cho các mẹ thu thập được nhiều kiến thức hơn về khóc dạ đề tâm linh, và đưa ra các lựa chọn phù hợp với mình nhất. Để áp dụng hữu hiệu các bài thuốc có trong dân gian các mẹ có thể nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi, trước khi quyết định áp dụng chúng.