Vặn mình là hiện tượng thường gặp ở tất cả trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi. Theo các chuyên gia khoa Nhi đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và thời gian lặp đi lặp lại của hiện tượng này mà chúng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là cách giúp mẹ khắc phục tình trạng vặn mình khi ngủ của con. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số mẹo bổ ích qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ?
Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp phải. Tưởng chừng đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp lại liên quan đến bệnh lý ở trẻ sơ sinh mà chúng ta không biết. Để trả lời cho câu hỏi “Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ?” chúng tôi sẽ lý giải dựa trên 2 nhóm nguyên nhân:
Nguyên nhân sinh lý
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ được các chuyên gia khoa Nhi giải thích rằng đây chỉ là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường. Nguyên nhân là do bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Cụ thể, khi còn ở trong tử cung mẹ với không gian nhỏ, con sẽ nằm với tư thế co tay chân và không cử động được nhiều trong những tuần cuối của thai kỳ.
Vì vậy khi đã ra bên ngoài, con chưa quen với không quan rộng lớn nên con thường vận động tay chân, vặn mình khi ngủ để thích nghi với môi trường bên ngoài nhiều hơn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng lý giải thêm, khi trẻ mới chào đời, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, các tế bào thần kinh chưa chuyên biệt hóa, vỏ não và thể vẫn chưa phát triển nên hoạt động vỏ dưới chiếm ưu thế. Do đó, trẻ sẽ thường có biểu hiện múa vờn tay chân, vặn mình vì phản ứng của võ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.
Một lý giải khác cũng được nhiều mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau là do mẹ chưa vệ sinh sạch sẽ lớp lông măng sau lưng của trẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ ngứa ngáy và hay vặn mình khi ngủ.
Một số nguyên nhân sinh lý khác khiến con hay vặn mình khi ngủ bao gồm:
- Nơi ngủ không thoải mái
- Trẻ đói bụng
- Trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân sinh lý kể trên, việc trẻ hay vặn mình khi ngủ có thể liên quan đến một số bệnh lý như:
- Thiếu canxi: Trong những tháng đầu mới sinh, nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh là rất nhiều để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Ở những trẻ bị thiếu canxi sẽ có xu hướng bứt rứt, khó chịu, thường xuyên cựa quậy vặn mình khi ngủ.
- Trào ngược dạ dày: Việc con bú quá no trước khi đi ngủ có thể khiến con bị khó tiêu, trào ngược. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vặn mình, nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh lý thần kinh: Các bệnh lý về rối loạn thần kinh bẩm sinh hoặc dây thần kinh bị tổn thương cũng khiến con ngủ không ngon, hay giật mình, vặn mình khi ngủ.
2. Biểu hiện vặn mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện vặn mình do sinh lý
Với trường hợp trẻ vặn mình do sinh lý con sẽ có các biểu hiện:
- Cựa mình, quấy khóc do đói.
- Rặn, gồng mình đỏ mặt khi đi vệ sinh.
- Giật mình do môi trường ngủ không thoải mái.
Tất cả các biểu hiện này chỉ diễn ra trong vài phút và sau 2-3 tháng sẽ tự hết. Trẻ vẫn tăng cân và phát triển bình thường. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Biểu hiện văn mình do bệnh lý
Trẻ vặn mình do bệnh lý sẽ có biểu hiện cụ thể liên quan tới bệnh con đang mắc phải như:
- Thiếu canxi: Đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, trẻ còi xương, mọc răng chậm.
- Hệ tiêu hóa kém: Nôn ói, quấy khóc đêm, khóc thét. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng khắc phục để tránh tình trạng sữa tràn vào đường hô hấp gây sặc hoặc nguy hiểm cho bé.
- Tổn thương thần kinh: Gồng mình, vặn mình, khó ngủ, co giật.
Tất cả những biểu hiện này kéo dài, khiến bé ngủ không ngon, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
3. Mẹo giúp trẻ sơ sinh không vặn mình khi ngủ mẹ cần biết
Vặn mình không nguy hiểm nhưng mẹ cũng cần tìm hướng khắc phục để không ảnh hưởng nhiều tới con, giúp con có giấc ngủ ngon và thoải mái nhất. Đối tượng trẻ sơ sinh được khuyên hạn chế sử dụng thuốc hay các biện pháp Y tế. Do đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây
Đảm bảo không gian ngủ thoải mái cho trẻ
Không gian ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sih. Mẹ hãy cố gắng tạo không gian ngủ thoải mái nhất cho con bằng cách:
- Sử dụng giường đệm có độ mềm mại, êm ái.
- Giữ nhiệt độ phòng vừa phải, không quá lạnh cũng không quá nóng.
- Không để đèn ngủ quá sáng khiến trẻ dễ bị đánh thức vì trói mắt.
- Đảm bảo không gian yên tĩnh, tránh làm trẻ giật mình khi ngủ.
- Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, nệm sạch sẽ để tránh gây ngứa cho trẻ.
Cho trẻ bú đủ lượng sữa
Trẻ sơ sinh luôn có cữ bú đêm. Sau khoảng 3-4 tiếng trẻ sẽ tỉnh dậy để ăn 1 lần. Do đó trước khi đi ngủ mẹ chỉ cần cho con bú vừa đủ, không để bé quá nó hoặc đói bụng, tránh tình trạng nôn trớ xảy ra khi trẻ no và bứt rứt khó chịu quấy khóc khi bị đói.
Nhẹ nhàng, xoa dịu trẻ
Trẻ vặn mình, khóc ngủ, quấy khóc do lo lắng hoặc bất an thì điều mẹ cần làm là ôm con vào lòng, sau đó nhẹ nhàng dỗ dành, vỗ về để con bình tĩnh, dễ dàng trở lại giấc ngủ hơn.
Quấn khăn cho trẻ
Một mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh thường được nhiều mẹ áp dụng đó là quấn khăn cho trẻ khi ngủ. Thực chất, điều này khiến con có tư thế như đang nằm trong bụng mẹ, từ đó giúp con có cảm giác an toàn, yên tâm ngủ sâu giấc và bớt vặn mình trong lúc ngủ.
Kiểm tra tã của con trước khi ngủ
Tã bị ẩm ướt hoặc chật có thể khiến con khó chịu, bứt rứt, tằn trọc và ngủ không được ngon giấc. Để giúp bé được trọn vẹn giấc ngủ, mẹ cần kiểm tra tã của trẻ trước khi đi ngủ để đảm bảo tã luôn được khô thoáng và rộng rãi.
Tắm nắng cho trẻ thường xuyên
Việc tắm nắng là một trong những cách giúp bé tổng hợp vitamin D qua da và tăng khả năng hấp thụ canxi và photpho. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên tắm nắng cho con tối thiểu từ 10-15 phút mỗi ngày vào khoảng thời gian 6-9 giờ sáng.
4. Fitobimbi Sonno hỗ trợ giúp bé ngủ ngon, hạn chế vặn mình
Ngoài những mẹo trên, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm Fitobimbi Sonno để giúp trẻ con có giấc ngủ ngon, sâu hơn mà không bị vặn mình vào ban đêm.
Sonno Bimbi là siro được sản xuất tại Ý với thành thần là các loại thảo dược từ thiên nhiên như: dịch chiết hoa Lạc tiên tây, dịch chết hoa Đoạn lá bạc, dịch chiết và tinh dầu Tía tô đất. Tất cả những nguyên liệu này có tác dụng giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc, giảm căng thẳng, từ đó con không còn tình trạng vặn mình hay thức giấc, quấy khóc về đêm.
Fitobimbi Sonno được kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn CGMP – Hoa Kỳ, hoàn toàn không chứa đường Lactose, không dư kim loại nặng hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, hương vị thơm ngon, dễ uống, hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ nên mẹ có thể cho con uống trực tiếp hoặc pha cùng sữa, nước hoa quả hay các loại đồ uống khác đều được.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, cách chăm sóc trẻ nhỏ, bí quyết giúp con ngủ ngon, không vặn mình, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 8070 hoặc vui lòng đặt câu hỏi cùng với chuyên gia Tại Đây
Kết luận: Trên đây là những kiến thức mẹ bỉm sữa cần biết khi con gặp phải tình trạng hay vặn mình khi ngủ. Hy vọng với thông tin bài viết đề cập, mẹ có thể nắm được những mẹo hữu ích giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình khi ngủ. Nếu con xuất hiện bất cứ triệu chứng nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.