Giai đoạn 6 tháng tuổi là lúc trẻ còn quá nhỏ. Chính vì thế sức đề kháng của bé khá yếu. Nên bé rất dễ hay nhiễm và mắc các bệnh về đường hô hấp. Một trong số những bệnh mà trẻ hay gặp nhất đó chính là bệnh ho hay viêm phế quản.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ
Trẻ bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị cảm cúm, lạnh hoặc bị dị ứng, môi trường sống ô nhiễm.
Do bị cảm cúm, viêm phế quản
Trường hợp trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho trẻ bị ho
Do thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ lúc nóng hoặc lúc lạnh sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể các bé bị yếu và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm.
Do tiếp xúc hoặc bị lây bệnh trực tiếp với những người đang bị mầm bệnh
Có một số vi khuẩn virus sống được trên bề mặt khá lâu cho nên nếu tiếp chẳng may tiếp xúc trực tiếp vào những dạng vi khuẩn đó thì sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh và lây bệnh.
Do dị ứng
Dị ứng không gây đau họng tuy nhiên trong một số trường hợp thì dị ứng có thể kích thích cổ họng gây ho. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến trẻ bị ho.
Do nhiễm liên cầu khuẩn
Tình trạng viêm họng bị do nhiễm liên cầu khuẩn là bé bị tiếp xúc hoặc bị nhiễm với một loại vi khuẩn mang tên là Streptococcus sau đó gây ra viêm họng ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nhiễm loại vi khuẩn này cần phải được điều trị ngay bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Còn không để lâu dài sẽ ảnh thưởng đến sức khỏe của trẻ.
Các phương pháp điều trị ho cho trẻ 6 tháng
Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm họng thì phương pháp điều trị đầu tiên đó là mẹ cần phải xác định được nguyên nhân gây ra viêm họng ở trẻ là gì để từ đó có cách chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó mẹ cần làm tốt một số công việc sau cho bé như:
- Tạo cho bé môi trường sống lý tưởng, sạch sẽ và nhiệt độ phù hợp tránh nóng quá hoặc lạnh quá những điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới trẻ.
- Dùng khăn thấm nước ấm lau người cho bé hoặc đặt lên trán cho bé giúp bé hạ sốt.
- Cho bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé tại vì khi bé bị viêm họng sẽ kéo theo những cơn ho khó chịu bé dễ bị mệt mỏi và cạnh sức.
- Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý tránh không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các bài thuốc dân gian khi mà chưa được kiểm chứng điều này sẽ rất nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Một số đặc điểm của trẻ cần đi khám Bác sĩ
Thông thường, trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ tự khỏi sau một tuần nếu như được chăm sóc và giữ gìn sức khỏe đúng cách. Tuy nhiên, con bị viêm họng kéo dài hơn một tuần và tình hình các cơn ho không giảm kèm theo một số biểu hiện dưới đây thì các cha mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp Bác sĩ càng sớm càng tốt như:
- Sốt cao trên 39 độ C
- Khó thở, nôn ói
- Bé không chịu bú mẹ
- Bé bị phát ban
- Bé có vẻ mệt và bị kiệt sức
- Trẻ có bệnh mãn tính như tim, phổi
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh viêm họng ở trẻ. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp ích được cho các cha mẹ trong việc chăm sóc các con. Chúc các bé và mẹ mạnh khỏe!