Trái ngược với nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng rằng bé nhà mình bị ngủ không ngon, bị quấy khóc, bị khó ngủ… thì một số mẹ khi thấy con của mình bỗng nhiên ngủ nhiều thì cũng lo lắng không hề nhẹ.
Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng ngủ li bì ở trẻ
Hiện tượng ngủ li bì ở trẻ thường có dấu hiệu như sau:
- Trẻ ngủ những giấc ngủ dài
- Dễ buồn ngủ, mắt lờ đờ, không tỉnh táo, chậm chạp trong mọi hoạt động.
- Trẻ dường như không có năng lượng, kém vui tươi.
- Trẻ ngủ rất khó đánh thức.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ li bì
Theo các chuyên gia có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng ngủ li bì ở trẻ nhỏ như:
Trẻ bị mệt mỏi, dẫn đến ngủ nhiều, ngủ li bì
Nhiều trẻ bị xuất hiện hiện tượng ngủ li bì là do cơ thể bé hoạt động quá nhiều, bé bị mệt mỏi nên cần ngủ những dài hơn để dưỡng sức và lấy lại năng lượng.
Trong những trường hợp như thế này thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng, cứ để cho bé nghỉ ngơi. Và nếu đến bữa ăn thấy bé chưa tỉnh, thì mẹ cần đánh thức bé dậy ăn uống đầy đủ.
Trẻ đang gặp vấn đề liên quan đến các bệnh lý: sốt, mọc răng, cảm cúm
Giai đoạn của trẻ thường có rất nhiều vấn đề liên quan, xảy ra trên cơ thể của bé. Như bé phải mọc răng, bé dễ bị cảm cúm, sốt, … do sức đề kháng kém. Cho nên những khi bé bị ốm cơ thể bé sẽ mệt hơn vì phải chống trọi với các vấn đề trên. Sau đó bé chuyển sang chế độ tập trung ngủ sâu hơn.
Trong trường hợp này, việc mẹ cần làm là hãy điều trị bệnh cho con khỏi. Sau đó an ủi, quan tâm đến bé nhiều hơn vì lúc bé ốm bé rất dễ bị tủi thân.
Trẻ sau khi đi tiêm phòng về bị sốt, bị mệt mỏi
Có rất nhiều trẻ ngủ nhiều sau khi đi tiêm phòng. Lý giải điều này có thể là do nguyên nhân khi bé đi tiêm với các loại vacxin phòng bệnh, bé sẽ sốt hoặc bị phản ứng với thuốc nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị mệt mỏi và ngủ li bì.
Trong trường hợp mẹ cần theo dõi kỹ xem hiện tượng trẻ ngủ li bì có kèm theo các dấu hiệu nào bất thường khác không như: bị co giật, khóc thét, cơ thể tím tái… Thì mẹ cần cho con đi kiểm tra bác sĩ ngay và càng sớm càng tốt.
Trẻ bị mất nước
Dấu hiệu của trẻ ngủ li bì nguyên nhân do bị mất nước các mẹ có thể thao dõi qua những biểu hiện sau: môi khô, chân tay lạnh, da khô, người lúc nào cũng mệt mỏi và lờ đờ, mắt sâu trũng …
Nếu bé có tình trạng như trên thì các cha mẹ cũng không cần lo lắng quá. Cha mẹ chăm sóc bé cẩn thận hơn, cho bé ăn uống đầy đủ và để bé nghỉ ngơi hợp lý. Như vậy bé sẽ khắc phục được tình trạng trên.
Trẻ bị thiếu oxy
Thiếu oxy sẽ dễ khiến trẻ ngủ sâu hơn, ngủ li bì và khó đánh thức. Tình trạng này tưởng không nguy hiểm nhưng lại vô cùng nguy hiểm, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đấn xuất huyết não, thiếu máu não, suy hô hấp, thậm chí có thể tử vong. Nên các mẹ cần chú ý đến tư thế và phòng ngủ của bé.
Mẹ nên thiết kế phòng cho bé rộng rãi, thoáng mát, có gió oxi lùa vào được.
Trẻ bị huyết áp thấp
Nhiều trẻ bẩm sinh đã bị huyết áp thấp từ nhỏ có thể là do di truyền. Tình trạng này cũng gây nên cảm giác chóng mặt, dễ buồn ngủ và ngủ li bì ở trẻ.
Giải pháp: Với những trẻ bị huyết áp thấp cha mẹ cần kiểm soát tốt chỉ số huyết áp như: tạo cho trẻ thói quen tập thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất. Tránh các tình trạng bé bị căng thẳng, lo sợ. Ngoài ra, cha mẹ nên đưa bé đi khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi và kiểm tra nếu để có vấn đề gì còn xử lý kịp thời.
Trẻ bị nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ như: viêm tai, viêm phế quản, bệnh chân tay miệng, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh thủy đậu, ho gà … Những bệnh này cũng dễ khiến trẻ ngủ li bì, thậm chí nếu vào một số giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hôn mê sâu. Nên các mẹ cần hết sức chú ý theo dõi sức khỏe của con.
Làm gì khi trẻ tự nhiên ngủ nhiều, ngủ li bì
Khi các mẹ thấy trẻ bỗng tự nhiên ngủ nhiều một cách bất thường, mẹ cần đánh thức và gọi bé dậy để cho bé ăn. Nếu thấy cơ thể bé không có các dấu hiệu nào đáng lo, thì các mẹ hãy:
- Cho bé đi ra ngoài đi dạo vào ban ngày và tham gia vui chơi cùng với mọi người. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý hạn ché cho bé các trò chơi mạnh hoặc thô báo, điều này sẽ không tốt cho tâm lý của bé khi vừa ngủ một giấc sâu dài.
- Điều chỉnh lại các giấc ngủ ngắn cho bé để tạo thói quen mới ngủ đúng giờ giấc và khoa học hơn.
- Rửa mặt, massage cho bé để đánh thức bé tỉnh giấc.
- Kể chuyện cho bé nghe, hoặc chơi cùng với bé 1 trò chơi nào đó bé rất thích.
Còn nếu trong trường hợp bé ngủ dậy mà có bất kì dấu hiệu của bệnh thì các mẹ cần tập trung vào chữa bệnh trước cho trẻ. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, nhẹ thì bé sẽ nhanh khỏi nhưng nếu nặng hơn, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được các lo lắng và băn khoăn của các mẹ. Để được nhận thêm các thông tin tư vấn liên quan đến chăm sóc giấc ngủ của trẻ, bạn vui lòng gọi đến Hotline: 1800.8070 hoặc vui lòng đặt câu hỏi bên dưới để các Chuyên gia trả lời cho bạn nhé.
vũ quỳnh quyên đã bình luận
cskh đã bình luận
Đậu văn Đàn đã bình luận
Con trai tôi 14 tuổi ngủ rất nhiều 23h đến 11h, nếu ko gọi dậy có thể ngủ tiếp. Trạng thái người khi nào cg lề mề, tác phong chậm chạp. Xin chỉ cách ạ
trannhung đã bình luận
Mai đã bình luận
cskh đã bình luận
Mai đã bình luận
chào bác sĩ
cskh đã bình luận