Luyện ngủ là gì? Có cần phải luyện ngủ cho con không?

Luyện ngủ là một quá trình giúp bé tự ngủ và ngủ xuyên đêm mà không cần phải ti mẹ, bế ẵm mới có thể ngủ được, không tỉnh giấc giữa đêm và khóc đòi bế.

Có 3 cách luyện ngủ chính đó là:

  • CIO (hay còn gọi là để bé khóc).
  • No Tear (không nước mắt).
  • Fading (để bé tự ngủ)

Trên thực tế thì việc luyện ngủ không còn quá xa lạ đối với các cha mẹ tuy nhiên cũng không có ít cha mẹ thất bại về cách luyện ngủ cho con hoặc là chưa hiểu kỹ. Vậy luyện ngủ là gì? Có cần phải luyện ngủ cho con không? Các cha mẹ cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé:

Có nhất thiết phải luyện ngủ cho con không?

huong-dan-cach-luyen-ngu-cho-tre

Các gia đình có những thói quen và kỳ vọng khác nhau. Một đứa trẻ 9 tháng thức dậy hai lần mỗi đêm và khóc lóc có thể là vấn đề với nhà này nhưng có thể hoàn toàn chấp nhận được ở gia đình khác. Có những bé ngủ rất ngoan, có những bé thì tỉnh giấc và khóc rất nhiều. Có những bà mẹ con ọ ẹ vẫn có thể ngủ tiếp, có những bà mẹ con cựa mình là đãt ỉnh giấc và không ngủ lại được. Nếu bạn cảm tháy giác ngủ của con đang ổn định, bạn cứ tiếp tục, không cần luyện ngủ cho con. Điều quan trọng nhất khi nuôi dạy con là cả bố mẹ và con đều vui vẻ và thoải mái chứ không phải vì mọi người luyện ngủ nên mình cũng luyện ngủ cho con. Còn nếu bạn cảm thấy giấc ngủ của con không ổn và ảnh hưởng đến cả nhà thì hãy áp dụng luyện ngủ.

Đừng bao giờ lo sợ không dám áp dụng luyện ngủ vì sợ làm con tự ti, bị chấn thương tâm lí bởi tất cả mọi vấn đề vẫn còn tranh cãi, chưa có một kết luận cuối cùng nào và chưa có nghiên cứu nào đủ sức thuyết phục. Nếu phương pháp luyện ngủ nào đó thật sự có ảnh hưởng nặng nề đến trẻ, các tổ chức lớn sẽ đưa ra khuyến cóa. Hiện tại, chưa có khuyến cáo nào từ một tổ chức uy tín nào khuyến cáo bố mẹ không nên luyện ngủ cho con theo bất kì phương pháp nào.

Lợi ích của luyện ngủ?

Nếu luyện ngủ cho bé đúng cách và phù hợp thì phương pháp này đem lại rất nhiều lợi ích và tác dụng cho bé.

Tạo dựng thói quen ngủ tốt cho bé

Nếu một em bé quá khó ngủ, cần phải bế ẵm thật lâu mới ngủ, tỉnh giấc nhiều lần và khó khăn để ngủ lại, bé có thể không ngủ đủ, khiến bé cáu kỉnh và mệt mỏi. Mục đích lớn nhất của luyện ngủ là giúp bé có thể ngủ tốt: đi ngủ đúng giờ, dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không mất nhiều thời gian khóc lóc, cáu kỉnh và ngủ xuyên đêm, không tỉnh giấc nhiều lần. Khi ngủ tốt, bé sẽ vui vẻ, tỉnh táo lúc thức dậy và việc này cũng tốt cho sự phát triển của bé.

Bố mẹ và người chăm sóc có thời gian nghỉ ngơi

Luyện ngủ khong phải là hi sinh lợi ích của con vì lợi ích của bố mẹ mà vì lợi ích của cả hai: con ngủ tốt, bố mẹ được nghỉ ngơi. Chúng mình không ủng hộ quan điểm hi sinh tất cả vì con, chấp nhận bế ẵm, thói quen ngủ xấu của bé chỉ vì chiều theo bé, không muốn bé phải khóc để bố mẹ phải mệt mỏi, phải gồng mình lên. Việc nuôi dạy một em bé bao gồm rất nhiều việc, không phải chỉ mỗi việc chăm lo cho giấc ngủ của con. Nếu một bà mẹ không ngủ đủ, ngủ ngon thì sẽ không thể đủ sức khỏe để chăm con, sẽ mệt mỏi, cáu kỉnh. Trẻ em rất nhạy cảm, chúng có thể nhận ra khi bó mẹ cáu kỉnh với chúng và điều này có hại cho sự phát triển tinh thần của trẻ. Hãy cân bằng giữa sự thoải mái của con và sự thoải mái của bố mẹ, bởi bố mẹ có thoải mãi, vui vẻ thì mới nuôi dạy con tốt được. Nếu phải lựa chọn giữa việc luyện ngủ để con khóc một chút và việc bố mẹ có thể nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe và vui vẻ với con cả ngày, dành thời gian trò chuyện, đưa con đi chơi… thì hãy lựa chọn luyện ngủ cho con và chọn phương pháp phù hợp. Vì việc bố mẹ khỏe mạnh, vui vẻ với con cả ngày sẽ quan trọng hơn là việc chỉ đảm bảo cho bé được ngủ theo cách bé thích.

Khi nào thì có thể bắt đầu luyện ngủ cho bé

Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo nên bắt đầu luyện ngủ khi bé vào khoảng 4 – 6 tháng. Khi tròn 4 tháng bé hình thành quy trình thức ngủ và giảm hầu hết các cữ bú đêm. Đó là những dấu hiệu chứng tỏ bé sẵn sàng luyện ngủ. Hầu hết bé ở độ tuổi này đã phát triển để có thể ngủ giấc khá dài trong đêm.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều sẵn sàng luyện ngủ từ 4 – 6 tháng. Một vài bé không sẵn sàng để luyện ngủ có đến khi chúng lớn hơn. Một vài bé từ 4 – 6 tháng có thể ngủ khoảng 7 giờ hoặc lâu hơn từ sớm trong khi những trẻ khác không thể ngủ nhiều đến thế. Nếu bạn không chắc chắn là bé nhà mình đã sẵn sàng luyện ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Chuẩn bị luyện ngủ như thế nào?

Bạn nên chuẩn bị các bước sau để có thể luyện ngủ thành công cho bé:

Hình thành thói quen trước giờ đi ngủ

Bạn có thể thực hiện chu trình trước giờ đi ngủ này khi bé được khoảng 6 tuần. Tuy nhiên nếu bé đã lớn hơn bạn vẫn có thể thực hiện, không có gì là quá sớm cả. Một chu trình trước giờ đi ngủ bao gồm tắm nước ấm, đọc sách và một bản nhạc trước khi đặt bé vào giường.

Ấn định giờ đi ngủ

Các chuyên gia khuyến cáo bé nên đi ngủ vào khoảng 7 -8 giờ, như thế bé sẽ không bị quá mệt và khó khăn để ngủ.

Tuân theo lịch sinh hoạt hàng ngày được dự đoán trước. Cố gắng gọi bé dậy đúng giờ vào mỗi sáng và cho bé ăn., ngủ ngày đúng giờ suốt cả ngày. Việc dự đoán được việc gì sẽ xảy ra tiếp theo giúo bé thư giãn và cảm thấy an toàn, một đứa bé thư giãn có thể đi ngủ dễ dàng hơn.

Chắc chắn bé không có vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến việc ngủ: Những vấn đề sức khỏe cơ bản của bé như chứng ngưng thở khi ngủ cần được bác sĩ chẩn đoán trước khi bạn cân nhắc luyện ngủ cho bé.

Giúp bé có thói quen ngủ lành mạnh trước luyện ngủ

Quan trọng nhất, hãy đảm bảo môi trường ngủ của bé là an toàn. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo không nên để bất kì đồ vật mềm nào trên giường của bé (kể cả gấu bông, quây cũi, gối, chăn …) cho bé nằm sấp khi ngủ.

Quan điểm về luyện ngủ như thế nào?

Có rất nhiều cách khác nhau để luyện một thói quen ngủ khỏe mạnh cho bé. Việc áp dụng kĩ thuật nào phụ thuộc và cách luyện ngủ mà bạn nghĩ bé sẽ phù hợp và bạn cảm thấy thoải mái khi áp dụng.

Trong khi các nghiên cứu tiếp tục tranh cãi về các phương pháp luyện ngủ khác nhau, việc thống nhất dường như quan trọng hơn là phương pháp. Một đánh giá 52 phương pháp luyện ngủ khác nhau được công bố trên tờ Sleep đã cho rằng hầu hết các phương pháp ĐỀU HIỆU QUẢ NẾU ĐƯỢC ÁP DỤNG LIÊN TỤC.

Chọn một phương pháp luyện ngủ bạn có thể chấp nhận và theo đuổi. Hãy linh hoạt khi áp dụng và cân nhắc cẩn thận việc bé phản ứng lại thế nào. Nếu bé kiên quyết phản đối và bạn thấy tâm trạng và hành vi của bé đang dần tồi tệ hơn, hãy dừng lại và đợi vài tuần trước khi thử lại hoặc áp dụng phương pháp khác.

Những lưu ý khi luyện ngủ cho trẻ

Một vài trẻ tự nhiên đã ngủ tốt và chúng sẽ dễ dàng có thói quen ngủ tốt và mọi người đều vui vẻ. Một số khác bẩm sinh đã thính ngủ và thường cáu kỉnh, cần được hướng dẫn nhiều hơn, chăm sóc nhiều hơn để bé có thể ngủ tốt. Những em bé tính khí mạnh, khó thích nghi cũng mất nhiều thời gian và khóa khăn hơn để luyện ngủ.

Mỗi đứa trẻ, cho dù là cùng một gia đình, cũng rất khác nhau. Có thể phương pháp của bạn thành công với đứa thứ nhất, chưa chắc đã thành công với đứa thứ hai. Hơn nữa, có thể một đứa trẻ thời kì này thì áp dụng phương pháp này thành cồn, có thể thời kì sau lại không thành công.

Bạn có thể không thể sử dụng phương pháp CIO với những đứa con thứ hai hoặc tiếp theo bởi vì khi đứa nhỏ khóc những đứa lớn hơn sẽ tỉnh giấc.

Bạn không nhất thiết phải theo một phương pháp nào hoàn hảo. Bạn có thể tìm thấy chỉ một quan điểm trong một phương pháp nào đó hiệu quả với con bạn.

Thi thoảng những cách thông thường lại là phương pháp tốt nhất, như vỗ lưng cho bé hay hát ru… Các gia đình thường xuyên có cách riêng để giúp trẻ có thói quen ngủ tốt. Nếu cách đó hiệu quả, hãy tiếp tục.

Mặc dù đã luyện ngủ thành công, bé vẫn có thể khó đi ngủ và khóc khi ngủ khi bé ốm hoặc khi đi ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin liên quan phương pháp luyện ngủ cho bé. Và giúp các trả lời được câu hỏi có cần phải luyện ngủ cho con không. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho các bậc cha, mẹ.

Chúc các bé sức khỏe!

Bạn có thể quan tâm 

Leave a Comment