6 bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em và cách điều trị

1. Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là hiện tượng bị rối loạn mắt và mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hiện tượng này nếu để lâu dài không có giải pháp chữa kịp thời sẽ dẫn đến mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.

hinh-anh-benh-tat-khuc-xa

Biểu hiện

  • Nhìn mờ
  • Nhìn vật thể và xem tivi ở khoảng cách rất gần.
  • Nheo mắt khi tập trung nhìn một vật khác.
  • Tầm nhìn bị chói hoặc bị quầng sáng
  • Mỏi mắt

Giải pháp

Sai số tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng một số phương pháp điều trị như: đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

2. Lác

Bệnh lác hay còn gọi là bệnh lé, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nguyên phát (nhìn thẳng về phía trước) một mắt lệch so với mắt còn lại. Tùy theo cơ bị ảnh hưởng mà mắt lé có thể: lác trong, lác ngoài, lác trên …

Biểu hiện

Bệnh lác rất dễ nhận biết khi soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy mắt lệch. Ngoài ra các mẹ có theo dõi xem con có biểu hiện sau không:

Thường xuyên bị mỏi mắt, khả năng tập trung kém.

Hậu đậu, đi lại hay vấp té, làm việc không được chính xác so với người bình thường.

Giải pháp

Tùy theo từng trường hợp lác, sẽ có một số phương pháp điều trị như sau:

  • Đeo kính
  • Tập quy tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lác
  • Phẫu thuật

3. Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng hay còn gọi là viêm kết mạc. Khi mắt bị một thứ gì  đó gây ra kích thích ở lớp màng làm cho mắt của bạn bị đỏ và sưng lên có thể gây đau hoặc chảy nước mắt gọi là viêm kết mạc.

Giải pháp

  • Vệ sinh mắt
  • Nhỏ thuốc
  • Uống thuốc

Lưu ý: Các mẹ nên dẫn con đến gặp các Bác sĩ để tư vấn cụ thể hơn, không nên tự ý dùng kết hợp linh tinh gây ra những hậu quả khôn lường.

4. Sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính hội tụ ánh sáng trên võng mạc.

Đục thủy tinh thể có nhiều nguyên nhân do thủy tinh thể không còn trong suốt mà giống như một tấm kính bị mờ, tùy theo mức độ nhiều hay ít mà thị lực sẽ giảm đi tương đương, thậm chí tới mức mù lòa hoàn toàn.

5. Glôcôm bẩm sinh

cac-benh-lien-quan-den-mat-o-tre

Glôcôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh liên quan đến mắt ở trẻ. Bệnh này có thể gây mù lòa và khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp. Vì vậy các mẹ cần chú ý quan sát nếu gặp thấy con có một số biểu hiện dưới đây cần phải đưa đến gặp bác sĩ để điều trị luôn.

Các dấu hiệu của bệnh Glôcôm

  • Giác mạc to, đường kính giác mạc lớn hơn 1mm so với bình thường.
  • Xuất hiện hiện tượng bị phù giác mạc.
  • Cung mạc mỏng tức là cầu mắt sẽ giãn to khiến cung mạc mỏng đi
  • Trẻ có các dấu hiệu bị cận thị, loạn thị và lệch thủy tinh do giãn cung mạc

Giải pháp

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh này ở trẻ tùy thuộc vào từng giai đoạn mà các bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp

  • Phương pháp điều trị Glôcôm góc mở nguyên phát

Dùng thuốc, bắn laser hoặc phẫu thuật

  • Phương pháp điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát

Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật mở mống mắt…

6. Mắt không cân đối

Bệnh mắt không cân đối hay còn được gọi là tình trạng mắt bị lệch so về về kích thước: 1 bên to hoặc 1 bên nhỏ không cân bằng nhau.

Bệnh này nếu để quá lâu sẽ gây ra tật khúc xạ hoặc nhược thị.

Giải pháp

Mắt không cân đối các mẹ có thể cho bé đi phẫu thuật điều chỉnh kéo lại cân bằng cho bé.

Trên đây là một số bệnh liên quan đến mắt thường gặp ở trẻ, các mẹ có thể tham khảo để biết cách phòng và tìm giải pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt tránh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các mẹ.

Bạn có thể quan tâm:

Leave a Comment