5 thời điểm vàng – mẹ nên cai sữa cho trẻ

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm vô cùng tốt và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bé. Thế nhưng  chúng ta không thể cho bé bú suốt được mà rồi cũng đến lúc cần phải cai sữa cho bé.

Vậy những trường hợp như thế nào thì sẽ là thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé. Các mẹ hãy cùng tham khảo qua bài chia sẻ dưới đây của BS Đinh Thạc, Bệnh Viện Nhi đồng 1.

5 thời điểm vàng – mẹ nên cai sữa cho trẻ

thoi-diem-vang-cai-sua-cho-be

Thời điểm thứ nhất

Khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu như sau: Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước mà không cần sự hỗ trợ từ người thân hoặc bên ngoài. Thời điểm này là khi bé đã được gần một tuổi. Hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối, trẻ cứng cáp, đã có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.

Thời điểm thứ hai

Bé nói được thêm hai đến ba từ ngoài “bố”, “mẹ” hay đã có thể nói được một câu ngắn như: “Mẹ bế, bố đi chơi”. Ở giai đoạn này có nghĩa hệ thần kinh, thính giác của trẻ đã phát triển. Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.

Giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500 – 600 ml/ngày.

Thời điểm thứ ba

Trẻ có khả năng ăn được cháo hoặc cơm loãng. Khi trẻ có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc đó trẻ ở tầm một tuổi rưỡi đến hai tuổi. Bạn nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Điều này rất có lợi trong việc phát triển trí tuệ của bé cũng như thắt chặt thêm tình cảm trong gia đình.

Thời điểm thứ tư

Khi trẻ có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc. Bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú, bạn có thể cai sữa cho bé. Cách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc. Khi không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng vú.

Một số mẹo để bạn thay đổi màu sắc đầu vú bằng những cách tự nhiên như: dùng nghệ tạo màu vàng hoặc củ dền để lấy màu đỏ.

Thời điểm thứ năm

Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang. Đạt đến mức độ này, có nghĩa trẻ đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa.

Ngoài 5 dấu hiệu trên, thì còn một số trường khác đặc biệt khác mẹ cũng cần cai sữa ngay cho trẻ như: mẹ đang mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú, nứt nẻ đầu vú thì cách tốt nhất là hãy nên cho bé cai sữa luôn.

Cách tiến hành cai sữa cho bé

  • Mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm nếu có trước khi cai sữa cho bé.
  • Khi bắt đầu cai sữa, mẹ nên tiến hành bắt đầu từ từ thay vì đột ngột quá bé sẽ không thích nghi kịp thời được.
  • Khi mẹ bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hoặc sữa bò.
  • Tập cho bé ăn dần với những món ăn mềm vừa có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như răng của bé.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang cai sữa

  • Khi cai sữa cho trẻ các mẹ tránh trường hợp dừng đột ngột không cho bé ti mẹ mà thay vào đó các mẹ nên cai sữa dần dần cho bé như: giảm số lượng bé ti mẹ/ 1 ngày, tập cho bé làm quen với các thức ăn bên ngoài hoặc sữa theo công thức.
  • Nhiều mẹ sau khi cai sữa cho con sẽ gặp một số các dấu hiệu bị đau và cương ngực. Trong những trường hợp như vậy, các mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước hoặc mát xoa quanh ngực để bầu sữa mềm ra. Hoặc mẹ có thể dùng máy vắt sữa ra ngoài cho thông sữa.
  • Tránh cai sữa cho bé theo 6 trường hợp như ở phần trên đã chia sẻ. Vì trong những trường hợp như thế bé rất dễ bị ốm và kén ăn nên các mẹ khi cai sữa cần tránh ở những thời điểm trên.
  • Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, độ tuổi và thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ là từ khoảng 24 tháng tuổi. Trong một số trường hợp hoàn cảnh khác nhau có thể thời gian này khác nhau, nhưng không nên cho bé cai sữa quá sớm sẽ gây thiệt thòi cho trẻ bởi vì đối với các bé sữa không chỉ là một dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa rất nhiều các kháng thể để giúp bé phòng chống bệnh tật và phát triển trí tuệ thông minh.

Hy vọng là với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Chúc các bé và mẹ mạnh khỏe!

Bạn có thể quan tâm:

Leave a Comment