Xem thêm: Tổng hợp các vấn đề thường gặp ở trẻ từ 0 đến 1 tuổi (Phần I)
Trẻ sau 3 tháng tới 1 tuổi
Trẻ bị sốt
Sốt là một trong những triệu chứng hay gặp đối với trẻ từ 3 tháng tới 1 tuổi
Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường gặp là nhiễm siêu vi.
Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường gặp là nhiễm siêu vi.
Trẻ sốt có nhiều nguyên nhân, nếu trẻ sốt không cao quá 38,5 độ đa phần không phải là sốt do virus, có thể là do mọc răng, do rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị chướng bụng sinh ra sốt, hay ở các trường hợp trẻ bị cảm lạnh thông thường (không phải cảm cúm do virus), viêm phế quản, do tiêm ngừa …
Trẻ bị nhiễm virus
Cúm siêu vi hay các bệnh khác do lây nhiễm virus như bệnh chân tay miệng, sởi, viêm màng não, sốt xuất huyết …
Khi bị lây nhiễm Virus, dấu hiệu đầu tiên trẻ sẽ bị sốt, thường là sốt cao. Sốt do Virus còn gọi là sốt siêu vi, trẻ thường sốt từ 38,5 độ trở lên.
Sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác là trẻ mắc bệnh gì. Do đó, khi mẹ đưa con đến bệnh viện khám mà ở con chỉ mới có biểu hiện sốt, chưa có biểu hiện gì khác kèm theo thì thường bác sĩ sẽ hẹn trẻ đến khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì.
Trẻ bị viêm đường hô hấp
Đây là các bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi. Vì đa số các bé trong khoảng 3 – 6 tháng đầu được bú mẹ hoàn toàn. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch với môi trường và ngăn ngừa mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây bệnh.
Khi trẻ giảm bú mẹ và ăn thêm thức ăn dặm, lượng kháng thể nhận được từ mẹ sẽ giảm nhiều, không được cung cấp nữa. Khiến trẻ miễn dịch kém hơn với môi trường, dễ bị lây bệnh, nhiễm siêu vi, hay cảm lạnh do thời tiết.
Trẻ hay bị trớ sau khi ăn
Trẻ hay bị trớ sau khi ăn
Hiện tượng này ở trẻ thường là do mẹ ép con ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc cũng có thể do cơ thể của trẻ không dung nạp được thức ăn khi bé ăn dặm quá sớm, ăn đốt giai đoạn cho trẻ ăn các loại thức ăn mới lạ, ăn nhiều quá 1 loại thức ăn ăn nào đó.
Nếu sau khi nôn, trẻ vẫn chơi bình thường, thì đó là do cách ăn uống chưa hợp lý ở trẻ, không do bệnh lý, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Và mẹ cần phải điều chỉnh cách cho ăn.
Mẹ nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi, chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng nôn trớ khi ấy và bé càng quấy khóc nhiều hơn.
Ngoài ra, các mẹ cần chú ý một số điểm sau:
- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ có biểu hiện không muốn ăn, ngại khi nhìn thấy thức ăn.
- Khi cho một loại thức ăn mới nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Ngoài ra, ở các trẻ suy dinh dưỡng, tình trạng hay nôn ói là do trẻ đã biếng ăn lâu ngày, cơ thể tạo nên phản xạ “từ chối thức ăn” không muốn tiếp nhận thức ăn nữa, cứ ăn vào là muốn ói ra. Càng ngày càng gầy yếu và cái vòng lẫn quẫn của trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng là vậy.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đa số trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi phân sống (phân nhầy, có bọt, lợn cợn hạt, màu vàng xanh, hay xanh thẫm), tiêu chảy (đi ngày 5 – 7 lần trở lên, nước nhiều hơn phân) là do mẹ cho con ăn dặm sớm hay ăn đốt giai đoạn.
Trên đây là một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo để chăm sóc cho các bé được tốt hơn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, để được tư vấn thêm các phương pháp giúp bé ngủ ngon, các mẹ vui lòng gọi đến Tổng đài: 1800.8070 hoặc qua số Hotline: 0976.80.77.22 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!