Trẻ hay khóc là tình trạng khá phổ biến, gặp nhiều ở trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
I: Trẻ hay khóc
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường hay khóc do đau bụng hoặc không rõ nguyên nhân, có trẻ khóc ít, có trẻ khóc nhiều. Nếu không được điều trị, đến 4 – 8 tháng tuổi, bé vẫn sẽ quấy khóc, cáu kỉnh. Nếu đã kiểm tra thấy nguyên nhân trẻ khóc không phải là tã ướt, đói, nôn trớ, lạnh hay nóng, tư thế nằm không thuận lợi… thì phải nghĩ ngay đến hội chứng đau bụng (colic). Đó là một kiểu đau bụng không do tiêu hoá mà do thói quen xấu, khó ngủ, hoặc do bố mẹ quản lý sai giờ ngủ của con. Có đến 20% trẻ 3 – 4 tháng tuổi bị hội chứng này.
Nếu đã loại trừ các nguyên nhân thực thể như bệnh đường ruột, dạ dày, bệnh dị ứng, thiếu chất do sự lo âu và kiêng khem quá mức của mẹ sau khi sinh…, trẻ được coi là mắc hội chứng colic nếu có một trong những triệu chứng dưới đây:
- Kêu khóc om sòm từ 2 tuần tuổi cho đến 6 tuần tuổi mà không giảm
- Kêu khóc trên 3 giờ/ngày. Tình trạng này xảy ra trên 3 ngày/tuần, kéo dài trên 3 tuần
- Thời điểm xảy ra cơn khóc từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối và kết thúc vào giữa đêm
- Kêu khóc nặng lên vào lúc 3- 4 tháng tuổi
Trẻ kêu khóc có thể là do khó thở khi ngủ, các kiểu ngủ không đồng bộ, do các chất hoóc môn (như prostaglandin, progesteron) bắt đầu tăng. Phần lớn trường hợp đau bụng đêm ở trẻ đều liên quan đến các yếu tố sinh lý này và liên quan đến cả khí chất của chúng.
Một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của hội chứng đau bụng này là do cha mẹ hút thuốc, nhưng thực tế không phải như vậy. Đây là một loại đau bụng vô nguyên cớ, thường hay xảy ra ở trẻ đang bú mẹ thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội.
Những nghiên cứu gần đây đều thống nhất rằng, việc trẻ đau bụng, khóc đêm là do thói quen ngủ không tốt của cháu gây ra. Thói quen này được hình thành do hệ thống thần kinh tuỷ- não chưa hoàn thiện.
Để điều trị cho trẻ, cha mẹ không cần dùng thuốc mà phải kiên trì và tế nhị và có thể kết hợp các chế phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng. Phải tỏ ra âu yếm cháu, không quát mắng, gắt gỏng. Hãy đu đưa hoặc ru trẻ, tìm cách dỗ dành cho trẻ ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tập cho trẻ ngủ đúng phương pháp. Trẻ được ngủ ngon sẽ thôi khóc.
II: Hậu quả của chứng hay khóc
Nếu cha mẹ không sớm biết nguyên nhân gây mất ngủ của con và không tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp, đứa trẻ về sau dễ có khí chất bất thường, khó tính. Trẻ sẽ ngủ ít đi và hay thức đêm. Đó là hội chứng trẻ sau đau bụng.
Theo bác sĩ Alexander Thomas, trẻ em có 4 đặc điểm khí chất sau:
- Tính bực bội
- Tính căng thẳng
- Tính đáp ứng
- Tính dễ tiếp cận hoặc rụt rè
Ngoài 4 đặc điểm trên, Thomas còn nhận thấy các đặc điểm phụ:
- Tính kiên trì
- Tính hoạt động
- Tính lơ đãng
- Ngưỡng nhạy cảm: Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động thay đổi
Những trẻ hay hay khóc lúc nhỏ về sau thường cáu kỉnh, căng thẳng, đáp ứng chậm và rụt rè khi tiếp xúc. Trẻ lngủ đủ giấc, ít quấy khóc khi trưởng thành thường có khí chất ngược lại. Ở trẻ đau bụng, hoạt động của các chức năng cơ thể dễ bất thường, bố mẹ khó quản lý và điều khiển con.
Tóm lại, nếu khi 3 tháng tuổi, trẻ bị đau bụng mà không được chữa trị thì sau 6 tháng, nó rất dễ trở thành đứa trẻ cáu kỉnh.
III: Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Dĩ nhiên, nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều trong những tháng đầu có thể không phải do đau bụng tiêu hoá mà là do mất cân bằng sinh học khi mới ra đời. Tuy nhiên, nếu cứ để khóc mãi, trẻ sẽ rất mệt và sinh ra cáu kỉnh về sau, ảnh hưởng tới học tập và phát triển, ảnh hưởng tới sự yên tâm và cân bằng của bố mẹ và những người trong gia đình. Để khắc phục, cần tìm cách chống lại “hội chứng khóc”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khóc nhiều ở trẻ dưới ba tháng tuổi là do ngủ không đúng giờ. Nếu bạn theo dõi được thời gian ngủ của con, con bạn sẽ ngủ ngon. Đối với những trẻ bình thường, điều này tương đối dễ; nhưng đối với trẻ sau đau bụng (4-8 tháng tuổi) thì cha mẹ phải hết sức cố gắng.
Trẻ phải được ngủ, nghỉ tốt. Có như vậy khí chất của trẻ mới được tốt và bạn mới được hưởng sự yên lặng. Nếu không, giấc ngủ của cháu sẽ thất thường, cháu sẽ quấy khóc, đòi hỏi, giãy giụa, khiến bố mẹ vất vả và lo lắng hơn.
Chống lại hội chứng trẻ khóc chính là dạy cho trẻ, nhất là trẻ sau đau bụng, có kiểu ngủ tốt, ngủ nhanh, và duy trì được giấc ngủ. Đây là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu mà người mẹ đóng vai trò rất quan trọng (chẳng hạn người mẹ có thể cho trẻ bú núm vú giả để đỡ phải cho bú đêm). Theo tiến sĩ Ogden (một nhà tâm lý trẻ em) vai trò của người mẹ trong vấn đề này rất lớn vì vào thời điểm này, đứa con rất thích sự có mặt của mẹ.
Nên nhớ rằng trẻ khóc không chỉ do đau bụng mà còn có thể vì quá mệt hay đau đớn. Ở những nước chưa phát triển, con cái được cha mẹ địu đi làm nương rẫy, dù môi trường ít kích thích nhưng trẻ đôi khi vẫn khóc do quá mệt hoặc quá đói. Vì vậy, việc tránh tình trạng này cũng góp phần tạo cho trẻ thói quen ngủ tốt.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo siro Thảo dược chuẩn hóa châu Âu Fitobimbi Sonno để cải thiện tình trạng bé quấy khóc kéo dài do bất kỳ nguyên nhân nào nhé!
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé và cách cải thiện chứng quấy khóc kéo dài cho trẻ, ba mẹ vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe Nhi khoa 1800 8070 (miễn cước) hoặc hotline 0976 80 7722 để được hỗ trợ.