Trẻ vặn mình, quấy khóc, khó ngủ ngon giấc thường gặp trong giai đoạn mới sinh. Thông thường, hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ trên 4 tháng tuổi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ cần xử lý ra sao?
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ vặn mình, khó ngủ
Hầu hết trẻ sơ sinh đều vặn mình, có thể nhiều hoặc ít, tùy theo từng trường hợp. Trẻ thường gồng người, vặn mình, thậm chí tới mức đỏ mặt tía tai trong vài phút. Nhưng sau đó, trẻ trở lại trạng thái bình thường. Vậy mẹ có thắc mắc tại sao trẻ lại có biểu hiện này?
Theo các chuyên gia y tế Nhi khoa, nguyên nhân khiến trẻ vặn mình là do trẻ mới sinh chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Ở giai đoạn này, các tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Bởi vậy, mẹ sẽ thấy trẻ hay có các biểu hiện như dùng tay múa vờn, vận động chân tay liên tục. Và trong giấc ngủ, trẻ cũng không thể nằm yên mà sẽ rất hay vặn mình, cử động. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, khó ngủ khác.
Nguyên nhân sinh lý
- Nơi ngủ không thoải mái: đệm quá cứng, gối đầu cao, phòng ngủ có nhiều ánh sáng, tiếng ồn…
- Trẻ đói bụng hoặc quá no: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên mỗi lần bú chỉ được một ít sữa. Bởi vậy, mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ bú quá nhiều vì dễ bị ọc sữa khi vặn mình.
- Trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi muốn đi tiểu hoặc đại tiện, trẻ sẽ vặn mình và rặn hết sức như để tống cái gì đó ra ngoài.
- Tã của trẻ bị ướt: Trẻ dưới 1 tuổi có thể đi tiểu 16-20 lần mỗi ngày. Số lần tiểu của trẻ tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào lượng sữa hoặc nước trẻ uống, nhiệt độ môi trường…
- Trẻ bị quấn khăn quá chặt: Khi ngủ, trẻ thường vận động chân tay một cách vô thức. Nếu mẹ quấn khăn quá chặt sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và có biểu hiện vặn mình, gồng mình…
Nguyên nhân bệnh lý
Nếu trẻ vặn mình và vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có kèm các biểu hiện khác như da mẩn đỏ, lười ăn, đổ mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc vào ban đêm… thì mẹ cần cẩn trọng. Một số nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng này bao gồm:
- Trào ngược dạ dày: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng vặn mình, giật mình, khó ngủ ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh lý về gan: Bệnh có thể làm tổn thương não bộ của trẻ và dễ dẫn tới tình trạng co giật.
- Hạ canxi huyết: Trong trường hợp bị hạ canxi huyết, trẻ sơ sinh có biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay vặn mình, quấy khóc vào ban đêm.
- Bệnh lý thần kinh: Các bệnh lý về rối loạn thần kinh bẩm sinh hoặc dây thần kinh bị tổn thương… là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị giật mình hoặc hay vặn mình khi ngủ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây vặn mình có thể do da của trẻ có tổn thương, bị ngứa rát hoặc tai trẻ bị côn trùng (kiến, muỗi…) chui vào trong lúc ngủ… Bởi vậy, mẹ cần quan sát, theo dõi cẩn thận và nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám, xử lý kịp thời.
Trọn bộ bí kíp giúp mẹ thoát khỏi cảnh con vặn mình, khó ngủ triền miên
Trẻ vặn mình, khó ngủ là cảnh mà bất kỳ mẹ bỉm sữa nào cùng phải trải qua. Dù nguyên nhân là do sinh lý hay bệnh lý thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Hơn nữa, khi giấc ngủ không sâu, thường xuyên quấy khóc sẽ khó tạo nền tảng tốt để trẻ phát triển toàn diện. Đây chính là hậu quả lâu dài mà cha mẹ lo lắng hơn cả!
Sau đây là list những việc cha mẹ nên làm để mang lại giấc ngủ ngon cho con, cải thiện tình trạng vặn mình thường xuyên ở trẻ sơ sinh:
- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cho trẻ bú vừa đủ, không nên để bé ăn quá no hoặc đói bụng.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, không quấn quá chặt trẻ khi ngủ
- Sử dụng loại tã mềm mại, thấm hút tốt, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.
- Thay tã thường xuyên cho trẻ, tránh để trẻ phải thức giấc vì tã ướt.
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn, nệm.
- Nếu trẻ giật mình, vặn mình, quấy khóc, mẹ nên ôm bé vào lòng, vuốt ve, âu yếm và vỗ về để mang lại cảm giác an toàn cho trẻ.
- Tắm nắng cho trẻ hàng ngày. Nên tắm nắng vào buổi sáng, trước 9 giờ để bổ sung vitamin D cho trẻ.
- Mẹ cần ăn uống đủ chất. Tránh ăn kiêng dẫn tới tình trạng sữa mẹ không cung cấp đủ chất cho trẻ, đặc biệt là thiếu caxi. Mẹ nên tích cực ăn các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá thu…
- Uống siro thảo dược hỗ trợ bé ngủ sâu giấc tự nhiên như Fitobimbi Sonno. Đây là sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược chuẩn hóa Châu Âu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Sản phẩm giúp xoa dịu những cảm giác khó chịu ở đường ruột, khiến trẻ cảm thấy buồn ngủ và ngủ sâu giấc một cách tự nhiên. Từ đó, Fitobimbi Sonno giúp cải thiện tình trạng trẻ vặn mình, khó ngủ, quấy khóc đêm hiệu quả và mẹ sẽ an tâm hơn.
Giấc ngủ ngon sẽ mang lại những lợi ích vàng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Bởi vậy, khi trẻ vặn mình, khó ngủ, mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bệnh lý thì cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị đúng cách. Nếu mẹ vẫn đang lo lắng làm sao giúp con ngủ ngon, sâu giấc, hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn sức khỏe Nhi khoa 18008070 để được tư vấn giải pháp từ chuyên gia mẹ nhé!