Hiện tượng ọc sữa hay sặc sữa không còn quá xa lạ đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Vậy làm thế nào để giúp bé không bị ọc sữa, trớ sữa các mẹ cùng tham khảo một số kinh nghiệm chữa trẻ bị ọc sữa qua bài viết dưới đây nhé:
Cách chữa trẻ bị ọc sữa bằng bài thuốc dân gian
Cách 1: Dùng ngũ bội tử 30g, cam thảo 20g. Lấy một nửa ngũ bội tử để sống, một nửa nướng chín. Tất cả tán thành bột cho vào lọ đậy nắp kín. Mỗi lần dùng 2g bột này với nước cơm hoặc nước cháo mà chiêu thuốc, cho uống ngày 2 lần.
Cách 2: Dùng nửa cái tai hồng (còn gọi là thị đế) rửa sạch mài với nước chín thành nước sền sệt, rồi hoà với một thìa cà phê sữa mẹ cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục cho đến khi hết ọc sữa thì thôi.
Cách chữa trẻ bị ọc sữa bằng mẹo y học
Cách 1: Vỗ lưng, ấn ngực
Cách thực hiện: Một tay đỡ ngực bé, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) mục đích là để tăng áp lực trong lồng ngực để tống các dị vật ra ngoài.
Trong trường hợp mà bé vẫn không có động thái gì chuyển đổi hoặc bé vẫn khó thở và mặt tím tái thì mẹ cần đặt cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, sau đó dùng 2 ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh xuống nửa dưới xương ức. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
Cách 2: Thông đường thở
Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi. Mẹ hút cho bé càng nhanh càng tốt ra hết các dị vật ở trong ra ngoài miệng bé.
Trình tự: mẹ nên hút miệng trước và mũi sau.
Lưu ý: Trường hợp này nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp và có thể nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bị ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Một số lưu ý mẹ cần tránh để giảm bớt tình trạng ọc sữa, sặc sữa ở trẻ nhỏ
- Không nên cho trẻ bú quá no, sau khi bú nên bế một lát khi nào trẻ ợ mới đặt nằm xuống.
- Nếu mẹ cho bé bú bằng núm thì hãy dùng núm vú cho bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi như vậy sẽ an toàn hơn vì lỗ núm loại này nhỏ hơn không sợ bé bị sặc hoặc trớ sữa.
- Các mẹ cũng cần lưu ý trong việc chọn các loại đồ ăn cho phù hợp, đôi khi thức ăn của mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa làm bé khó tiêu hóa.
- Trong một số trường hợp mà bé thường xuyên bị sặc, trớ mà áp dụng các phương pháp trên không có gì thay đổi thì hãy cho con đến gặp Bác sĩ để kiểm tra xem có vấn đề gì liên quan đến đường tiêu hóa không.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ đặt câu hỏi với Chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Tổng đài: 1800.8070 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!
Bạn có thể quan tâm: