Bất kể một dấu hiệu nào trên cơ thể trẻ sơ sinh cũng là một dấu hiệu cảnh báo liên quan đến một vấn đề hay bệnh lý nào đó nên cha mẹ không được chủ quan. Vậy tình trạng nghẹt mũi có gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe và giấc ngủ của trẻ? Hãy cùng chuyên gia sonno.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
- 1. Bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không?
- 2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
- 3. Bị nghẹt mũi khi đang ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
- 4. Cách giúp trẻ ngủ ngon khi bị nghẹt mũi
- 4.1. Cho trẻ uống lá húng quế
- 4.2. Giữ ấm lưng, lồng ngực, và lòng bàn chân
- 4.3. Vệ sinh sạch mũi cho trẻ thường xuyên
- 4.4. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ
- 4.5. Làm sạch môi trường xung quanh trẻ
- 4.6. Day nhẹ mũi trẻ hoặc chườm khăn ấm lên tai
- 4.7. Xông hơi cho trẻ trước khi ngủ
- 4.8. Hút dịch mũi bỏ hết dịch nhầy ra ngoài
- 4.9. Thay đổi tư thế nằm cho trẻ
- 4.10. Nhỏ vào hốc mũi trẻ nước muối loãng
- 4.11. Giúp trẻ massage để tăng sức đề kháng
- 4.12. Tắm nước ấm cho trẻ trị nghẹt mũi
- 4.13. Dùng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ
- 5. Một số lời khuyên cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi
- 6. Kết hợp sử dụng Sonno Bimbi – giúp trẻ ngủ ngon khi bị nghẹt mũi
Bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không?
Nghẹt mũi ở trẻ là tình trạng khiến trẻ bị khó thở, đôi khi phải thở bằng miệng trong lúc ngủ hoặc thức. Về vấn đề này, mặc dù các biểu hiện còn chưa được rõ ràng, nhưng nó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ.
Thực tế nghẹt mũi rất khó phát hiện, bởi cấu tạo đường hô hấp ở trẻ chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên khả năng phòng thủ, chống lại các vi khuẩn còn rất chậm.
Nghẹt mũi gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc trẻ bú và có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về hô hấp. Tình trạng này kéo dài mà không có các bện pháp ngăn chặn và điều trị tận gốc cũng có thể gây hại đến thính giác và quá trình trẻ phát triển ngôn ngữ.
Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện như sốt, chảy máu mũi, nghẹt mũi khiến trẻ khó thở. Bố mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bởi đây có thể là dấu hiệu mắc các bệnh do dị ứng thời tiết, nguy hiểm hơn là các bệnh gây nguy hại tới tính mạng ở trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
Có nhiều nguyên nhân, gây ra các triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ, nhất là thời điểm trẻ đang nằm xuất hiện chảy chất dịch nhầy bên trong khoang mũi, thường xuyên bị tắc khiến trẻ hay có biểu hiện khó thở. Một trong số nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi mà bố mẹ cần tìm hiểu và phân biệt như:
Do dị ứng thời tiết
Thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, dễ khiến thân nhiệt của trẻ gặp phải các triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mũi, nổi mề đay và ho, nghẹt mũi trái hoặc phải, buộc trẻ phải thở bằng miệng.
Lúc này, trong cơ thể trẻ sẽ giải phóng một lượng histamin và gây ra các phản ứng khác nhau như tình trạng dị ứng trên da mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy là do hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để chống lại các mầm bệnh.
Trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh
Trẻ bị nghẹt mũi, do cảm lạnh là tình trạng phổ biến hay gặp bởi nhiều virus gây ra, trong đó cần phải kể đến Virus Rhinovirus. Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng như: chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu, hắt xì hơi liên tiếp, ho, đau họng, có thể sốt hoặc không.
Các biểu hiện này còn có thể nặng hơn nếu thời tiết chuyển lạnh đột ngột, khiến trẻ có thể gặp phải các tình trạng xấu như dễ cáu gắt, đau đầu, bị chớ, tiêu chảy và bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ.
Vướng dị vật ở hốc mũi
Trong lúc mải chơi, trẻ đã vô tình hoặc cố ý để lọt dị vật rơi vào khoang mũi. Nguy hiểm hơn, dị vật còn có khả năng di chuyển từ khoang mũi xuống miệng, rất mất vệ sinh thậm chí nguy hiểm là khi trẻ thở khò khè hít mạnh vào trong phổi gây tắc nghẹt mũi.
Ở tình huống này, bố mệ cần hết sức bĩnh tĩnh khi gặp phải tình huống này. Hãy nhẹ nhàng tìm mẹo xử lý hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Bị nghẹt mũi do cảm cúm
Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, mặc dù có một vài triệu chứng giống nhau, nhưng chúng lại khác nhau bởi nguyên nhân và mức độ nặng hay nhẹ.
Cảm cúm (Influenza hoặc Flu) và cúm mùa (Seasinal influenza) là căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm có khả năng tạo thành dịch bệnh cao, có triệu chứng toàn thân, bệnh xảy ra đột ngột có thể gây ra biến chứng nặng dẫn đến tử vong như người cao tuổi, người có bệnh mạn tính và trẻ em…
Biểu hiện thường thấy ở cảm cúm là trẻ bị sốt cao 39-40 độ C, bị đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ho dữ dội, tiêu chảy, chớ, nôn ói, … Một số trường hợp có thể chuyển sang giai đoạn nặng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi tim mạch, đe dọa tính mạng của mọi đối tượng.
Bị nghẹt mũi khi đang ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Trẻ bị nghẹt mũi khi đang ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không? Câu trả lời là có ảnh hưởng. Bởi hốc mũi ở trẻ sơ sinh vẫn nhỏ hơn so với người lớn, nên tình trạng về đêm khi gặp các mầm bệnh gây viêm nhiễm hoặc do trong khoang mũi của trẻ còn tồn đọng rất nhiều dịch chất nhầy.
Chưa kể, trẻ còn chưa biết cách xì mũi ra như người lớn, nên dần dần tình trạng nghẹt mũi có thể ảnh hưởng đến thính giác và giấc ngủ của trẻ và gây ra các tác động ảnh hượng đến giọng nói của trẻ. Một số dấu hiệu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà bố mẹ cũng cần nên tham khỏa để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc cho trẻ như:
- Khi bị nghẹt mũi, luồng khí hô hấp ở trẻ sẽ không thể hít thở như bình thường.
- Các chất nhầy ở khoang mũi tồn đọng, gây tắc nghẹt và dần chảy xuống họng ở tư thế nằm, sẽ khiến trẻ bị ngứa rát cổ họng, từ đó chuyển sang giai đoạn ho.
- Quá trình trẻ ngủ luôn cảm thấy khó chịu và vướng víu, trẻ sẽ thở khò khè, quấy khóc vào đêm.
- Đối với trẻ sơ sinh, khi đang bú sữa cũng gặp phải tình trạng nghẹt mũi, làm trẻ bú không dài hơi mà phải ngắt quãng để thở, dễ gây ra sặc sữa.
Xem thêm: 7 Cách giúp trẻ hết nghẹt mũi
Cách giúp trẻ ngủ ngon khi bị nghẹt mũi
Khi bố mẹ đã nắm rõ các dấu hiệu gây ra tình trạng nghẹt mũi làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ, bố mẹ sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình giải pháp tốt nhất để chấm dứt tinhg trạng này. Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể tham khảo thêm. Cụ thể:
Cho trẻ uống lá húng quế
Đầu tiên, bố mẹ cần chuẩn bị nguyên liêu là 10 lá húng quế, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn ra cho vào nước lọc ấm chắt lấy nước cốt rồi cho trẻ uống từ 2-3 lần/ngày như vậy sẽ giúp trẻ giảm tình trạng bị chảy nước mũi, nghẹt mũi và giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.
Giữ ấm lưng, lồng ngực, và lòng bàn chân
Bố mẹ có thể áp dụng bôi thoa dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ để giúp con có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn, bố mẹ cần massage để làm ấm chân, sau đó cho trẻ đi tất để giữ ấm.
Với cách làm như vậy, tiếp tục thoa một ít dầu tràm lên vùng cổ cho trẻ, giúp giảm cơn đau rát do ho, rồi bôi dầu lên lồng ngực và phía sau lưng để giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt hơi ở trẻ.
Vệ sinh sạch mũi cho trẻ thường xuyên
Để đảm bảo khoang mũi của trẻ được sạch sẽ, không còn tồn động chất nhầy, bố mẹ cần vệ sinh sạch mũi cho trẻ thường xuyên bằng cách: sử dụng một chậu nước ấm, rồi dùng bông y tế thấm nước và lau sạch sẽ mũi cho trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ
Việc cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ nhằm làm chất nhầy trong khoang mũi không bị cô đặc lại để dễ dàng vệ sinh mũi hơn, ưu tiên cho trẻ ăn cháo hoặc súp, nước ép trái cây (dành cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi), cải thiện đáng kể tình trạng ho, nghẹt mũi ở trẻ.
Còn trường hợp, trẻ đang trong giai đoạn bú sữa thì mẹ cần tránh dùng các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ bởi các chất béo làm tăng và tiết dịch nhầy ra nhiều hơn, gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Làm sạch môi trường xung quanh trẻ
Trước khi cho trẻ đi ngủ, bố mẹ cần chắc chắn rằng tất cả các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm đã được vệ sinh sạch sẽ, ngay cả quần áo của trẻ và các đồ dùng khác cũng cần được giặt thường xuyên.
Việc giữ gìn, vệ sinh không gian ngủ của trẻ phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, các góc khuất trong tường phải được vệ sinh hàng ngày để tránh nấm mốc, bọ nhà, lông thú cưng hay bụi bẩn, …
Day nhẹ mũi trẻ hoặc chườm khăn ấm lên tai
Day nhẹ mũi là một liệu pháp massage tốt nhằm giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, khó thở ở trẻ. Bố mẹ cần dùng ngón tay trỏ, vuốt nhẹ nhàng dọc hai bên sống mũi trẻ để làm nóng và khí huyết được lưu thông tốt hơn.
Đồng thời, bố mẹ có thể áp dụng mẹo chườm khăn ấm lên tai trẻ. Bởi các bộ phận (tai, mũi, họng) đều có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khi gặp nhiệt độ cao và hơi ấm từ khăn tỏa ra,
Cách làm này cần thao tác nhịp nhàng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao. Từ đó mà tình trạng nghẹt mũi của trẻ được cải thiện rất nhiều, thao tác cách này thường xuyên sẽ giúp trẻ dễ thở và bớt đi những khó chịu ở khoang mũi.
Xông hơi cho trẻ trước khi ngủ
Bố mẹ có thể nấu một vài thảo dược dân gian như lá tre, lá kinh giới rồi cho trẻ xông hơi khoảng 30 phút. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý không nên để trẻ tiếp xúc với hơi nước bốc lên quá nóng.
Bố mẹ cũng có thể thử áp dụng trong lúc tắm cho trẻ, xả nước nóng vào một chậu nước, rồi xông hơi bằng chính hơi nước bốc lên có thể làm lỏng các chất nhầy bị cô đặc lại trong mũi của trẻ. Với một trong hai cách làm này sẽ giúp khí thở được thông thoáng và trẻ thở dễ dàng hơn.
Hút dịch mũi bỏ hết dịch nhầy ra ngoài
Vì cách hút dịch bằng miệng từ bố mẹ, khi đưa ống hút quá sâu có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ, nên bố mẹ cần tham khảo thật kỹ và có thể nên dùng dụng cụ ống bơm phổ biến một cách từ tốn và nhẹ nhàng, để giúp hút dịch bên trong khoang mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả.
Đầu tiên, bố mẹ cần đặt trẻ nằm xuống để nghiêng đầu về một bên, dùng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào hốc mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy đặc bên trong. Sau 1-2 phút, cần hạ đầu của trẻ thấp hơn chân để dung dịch nước muối thấm sâu vào bên trong khoang mũi (bố mẹ cần chú ý: ống bơm cần được đẩy hết không khí bên trong ra, rồi mới bắt đầu thực hiện đặt ống bơm vào đầu mũi trẻ, hút nhẹ nhàng chất dịch nhầy ra ngoài)
Sau khi hút lượng chất nhầy trong khoang mũi trẻ thành công, bố mẹ cần đem tráng qua bằng nước nóng rồi rửa sạch kỹ bằng xà bông, để hong khô rồi tiếp tục hút dịch nhầy bên mũi còn lại.
Thay đổi tư thế nằm cho trẻ
Để giúp trẻ tránh tình trạng nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả, bố mẹ cần đặt gối ngủ của trẻ cao hơn một chút, khoảng 1-2 inch. Ở tư thế này, sẽ giúp trẻ có tư thế nằm đúng cách, làm giảm các triệu chứng như thở khò khè, thở bằng miệng và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.
Nhỏ vào hốc mũi trẻ nước muối loãng
Đây là giải pháp mà nhiều bố mẹ cũng đang áp dụng, được nhiều các bác sĩ chuyên khoa về tai – mũi – họng đánh giá cao. Bố mẹ cần rửa mũi, xịt mũi cho trẻ bằng nước dung dịch dành cho trẻ em (dạng phun sương, có chứa muối biển) để làm sạch bụi bẩn bám lại trong khoang mũi, vi khuẩn, virus gây viêm mũi.
Giúp trẻ massage để tăng sức đề kháng
Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng liệu pháp massage, không chỉ dễ dàng thực hiện ngay tại chỗ, mà còn giúp các mạch máu trong cơ thể trẻ lưu thông tốt, làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và phát triển hệ hô hấp cho trẻ.
Một số bài massage mà bố mẹ có thể nên thực hiện làm cho trẻ như xoa bóp mặt, xoa bóp ngực, xoa bóp bụng, giúp kích thích giải phóng hormone, xoa dịu cơn khó chịu do nghẹt mũi ở trẻ. Đồng thời, massage còn giúp trẻ dễ dàng có giấc ngủ ngon và sâu giấc , ít quấy khóc (bố mẹ cần tránh xoa bóp khi trẻ đang bị ốm hoặc mệt mỏi, không nên làm quá lâu có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ càng bị nghẹt mũi nặng hơn).
Tắm nước ấm cho trẻ trị nghẹt mũi
Do một phần hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển hoàn chỉnh, nên hệ miễn dịch trong giai đoạn này còn yếu khi chống lại các virus, vi khuẩn tấn công cơ thể, làm trẻ dễ dàng mắc phải tình trạng nghẹt mũi sinh lý. Để cải thiện tình trạng khó thở hay thở khò khè, thở bằng miệng ở trẻ, bố mẹ có thể tắm nước ấm cho con để trị nghẹt mũi.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tắm nước ấm cho trẻ tốt nhất là vào buổi sáng, sau 9h30 sáng và trước 16h30 chiều (tùy vào mùa đông hay mùa hè mà có thể thay đổi thời gian sớm hơn hoặc chậm hơn), giúp cơ thể trẻ được sạch sẽ, đảm bảo loại bỏ được bụi bẩn và mồ hôi, tránh được các bệnh về da liễu, ngay cả khi trẻ bị ho, sổ mũi, có kèm tình trạng sốt.
Dùng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ
Vị trí đặt máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ nên để nơi khô thoáng, khoảng cách đủ gần với trẻ , điều này sẽ giúp không khí ẩm hơn, làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Hoặc bố mẹ nên chỉnh nhiệt độ phòng 27-28 độ C và đặt thêm một chậu nước cách xa chỗ trẻ nằm. Bố mẹ cần vệ sinh máy và thay nước mỗi ngày để chống vi khuẩn, nấm mốc
Xem thêm: Tổng hợp cách giúp trẻ mau hết nghẹt mũi
Một số lời khuyên cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi
Về cơ bản, nghẹt mũi khó thở là hiện tượng khá phổ biến, thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi bố mẹ áp dụng cách chữa nghẹt mũi theo dân gian, cần chú ý một trong những điểm sau. Cụ thể:
- Tuyệt đối, không cho trẻ uống bất kì một bài thuốc nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, kể cả các bài thuốc về thảo dược tự nhiên. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu, có thể gây ra tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Bố mẹ cần tìm hiểu thật kĩ, không nên tự ý dùng các loại thuốc về kháng sinh hay co mạch cho trẻ, dùng sai cách có thể khiến trẻ vừa không khỏi nghẹt mũi mà còn có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
- Không thực hiện, hút chất dịch nhầy trong khoang mũi trẻ, trực tiếp trong hốc mũi. Vì điều này, có thể lây các vi khuản tù miệng của bố mẹ gây bội nhiễm, làm nguy cơ trẻ dễ dàng mắc nhiễm khuẩn hơn.
- Việc áp dụng cách chữa dân gian có đem lại kết quả cao hay không, còn tùy thuộc vào từng cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ. Các nguyên liệu khi áp dụng thường là đồ tươi sống nên khó kiểm soát được về vấn đề vệ sinh, nên bố mẹ cần lưu ý và thận trọng trong việc thực hiện đúng cách, làm sai cách hay tự ý thêm bớt các thảo dược khác theo ý mình có thể sẽ gây nguy hại cho trẻ về sức khỏe.
Kết hợp sử dụng Sonno Bimbi – giúp trẻ ngủ ngon khi bị nghẹt mũi
Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi dẫn tới quấy khóc, ngủ không sâu giấc, trẻ ngủ không ngon giấc do khó chịu, … Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng Sonno Bimbi – Thảo dược từ Châu Âu giúp trẻ ngủ ngon hơn và có một giấc ngủ sâu một cách tự nhiên.
Sonno Bimbi là dòng sản phẩm duy nhất được chuẩn hóa tại Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho trẻ giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay thức đêm, trẻ dễ bị căng thẳng, khó ngủ do nghẹt mũi ở trẻ. Với 100% thành phần dạng dịch chiết xuất từ thảo dược từ thiên nhiên, không chứa đường Lactose, an toàn với cơ thể của trẻ và giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Công dụng
- Giúp trẻ giảm căng thẳng, giúp tinh thần khỏe mạnh.
- Giúp trẻ thư giãn, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
- Bình ổn hệ tiêu hóa, xoa dịu đường ruột, giúp có giấc ngủ ngon sâu giấc.
- Giảm tình trạng khó chịu quấy khóc đêm, khóc dạ đề, mang tới cơn buồn ngủ tự nhiên.
Đối tượng nên dùng
Dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi trở lên
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trẻ quấy khóc, hay tình giấc ban đêm.
- Trẻ bị căng thằng thần kinh.
- Trẻ khóc dạ đề (hội chứng colic).
Lời kết
Hy vọng với bài phân tích về tình trạng nghẹt mũi của trẻ, đã phần nào giải đáp được những thắc mắc và lo lắng về việc trẻ ngủ không ngon giấc, khó ngủ là do các triệu chứng của nghẹt mũi gây ra. Từ đó, mà bố mẹ có thể áp dụng thực tế hay trong dân gian để chữa được nghẹt mũi và mang lại cho trẻ một giấc ngủ ngon và sâu giấc trong giai đoạn phát triển cơ địa. Cầu chúc các bố mẹ nâng cao được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chăm dạy trẻ ngày càng tốt hơn.