Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trí óc và thể chất. Tuy nhiên, hầu hết trẻ một vài tháng và một vài năm đầu đời đều trải qua chứng rối loạn giấc ngủ, mà chủ yếu là khó ngủ, quấy khóc đêm.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trong đối với sự phát triển bình thường của trí óc và thể chất của trẻ
Vai trò của giấc ngủ với sự phát triển của trẻ
Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ vì thời gian trẻ ngủ là lúc tế bào não phát triển nhiều nhất, các nghiên cứu đã cho thấy trong 3 năm đầu đời trẻ đã đạt được 80% lượng tế bào não cần thiết cho cả cuộc đời, đặc biệt trong 30 ngày đầu tiên sau sanh trẻ đã có tới 80% lượng tế bào não so với 3 tháng tuổi. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, đây là giai đoạn duy nhất trong cuộc đời các tế bào não phát triển, chính vì vậy ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của não bộ.
Bên cạnh đó, khi ngủ, trẻ vẫn tiếp tục xử lý các thông tin tiếp nhận trong ngày. Trẻ cũng gia tăng sản xuất các hormone tăng trưởng trong giấc ngủ để phát triển chiều cao, cơ, xương, khớp…
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quấy khóc, cáu kỉnh, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi sau này khi trưởng thành.
Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc
Tùy theo từng độ tuổi, trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ mỗi ngày khác nhau. Khi mới sinh ra, trẻ có thời gian ngủ chiếm gần hết ngày, ngủ nhiều giấc mỗi ngày. Chi tiết như sau.
Trẻ Sơ Sinh: những tuần đầu mới sinh, em bé có thể ngủ từ 18h- 20h vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo một qui luật nào, trẻ thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, trong giấc ngủ trẻ có thể cựa quậy, mỉm cười, nhăn nhó như dân gian vẫn nói là “ bà mụ dạy”, những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường. Bạn cũng lưu ý vì nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh thường nằm trong khoảng trên, cho nên trường hợp bé ngủ gần đủ thời lượng vào ban ngày thì khả năng bé thức khuya cao.
Trẻ <6 tháng: Trẻ ngủ theo nhu cầu, độ tuổi này đã bắt đầu hình thành chu kỳ thức ngủ, giấc ngủ đêm kéo dài khoảng 9,5 đến 11,5 tiếng, giấc ngủ ngày ngắn hơn khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.
Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày từ 3-4 giấc giảm xuống chỉ còn 1-2 giấc, tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 14 giờ/ ngày.
Trẻ từ 18 tháng: trẻ ít có nhu cầu ngủ ban ngày.
Trẻ từ 2,5 tuổi – 5 tuổi: trẻ rất ít ngủ ngày vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài, phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ của trẻ
Nguyên nhân sinh lý: có 2 dạng giấc ngủ REM – NREM, (giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ), nhưng riêng ở trẻ em giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn…chính vì vậy chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.
Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ dễ dàng bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá…
Nguyên nhân bệnh lý: trẻ có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ… cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể khiến cho những tình trạng trên đây trở nên trầm trọng hơn.
Trẻ quấy khóc, không ngủ con có thể bé đang rơi vào thời điểm phát triển như bò, lẫy, mọc răng…
Cho trẻ ngủ sai cách:
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày: thông thường không nên để trẻ ngủ quá 5 giờ chiều.
- Khiến giấc ngủ trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: trẻ ngủ phụ thuộc vào võng, vào nôi điện, thậm chí vào bố mẹ, nếu không có những yếu tố trên bé nhất định không ngủ. Đây là yếu tố khiến trẻ trở nên không chủ động đi vào giấc ngủ được.
- Chỗ ngủ của trẻ cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ.
Biểu hiện của trẻ bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ
Khi trẻ có những dấu hiệu sau bạn hãy nghĩ tới trẻ đã không được ngủ đủ giấc.
- Ngáp nhiều, ngủ gật.
- Sụp mí mắt
- Chơi đùa ít, giảm linh hoạt
- Mệt mỏi, lơ đờ
Trẻ em có thể bị rối loạn giấc ngủ theo nhiều kiểu khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, máy giật cơ khi ngủ, ngủ ngày quá nhiều, các cử động chân tay có tính chu kỳ, cơn miên hành, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… trong số đó cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm gặp khá phổ biến.
Cơn mộng du (cơn miên hành): Cơn mộng du là những hành động trẻ thực hiện có vẻ như là có mục đích khi trẻ đột ngột thức dậy từ giấc ngủ sâu. Lúc đó trẻ có thể làm những động tác có chủ đích như ăn uống, nhưng khi bạn nói chuyện với trẻ thì hầu như trẻ không biết gì và sáng hôm sau cũng không nhớ gì. Những cơn này thường xảy ra vào lúc 1-2h sáng kéo dào khoảng 30p -1h.
Cơn hoảng sợ ban đêm: Trong khi trẻ đang ngủ sâu thì đột nhiên vùng dậy la hét, hóc vật vã. Cơn này biểu hiện sự hoảng sợ của trẻ sự sợ hãi, bồn chồn lo lắng, căng thẳng. Cơn này kéo dài tư 5-15p sau đó trẻ lại thiếp đi. Cơn có thể xảy ra 2-3 lần/ đêm.
Giật mình và quấy khóc đêm: Trẻ dễ bị giật mình với những kích thích nhẹ
Lời khuyên của chuyên gia để khắc phục rối loạn giấc ngủ ở trẻ dưới 3 tuổi
Nên làm
- Tập thói quen tốt trước ngủ bằng các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân,tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ… bạn làm việc này hàng ngày liên tục lập đi lập lại là bạn đã tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện, tức là khi bắt đầu thay quần áo là bé biết rằng đã đến giờ ngủ.
- Tạo cảm giác an toàn trước khi ngủ bằng cách cho bé mang theo những vật mà bé yêu thích lên giường như gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về bé khi cần thiết….
- Duy trì thời gian ngủ và thức hằng định ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần so với ngày trong tuần.
- Sử dụng thảo dược: một số loại thảo dược như Tía tô đất, Hoa lạc tiên nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc vào ban đêm. Một số công thức thảo chứa dịch chiết tiêu chuẩn hóa các loại thảo dược trên đã được đưa vào sử dụng trên lâm sàng tại nhiều quốc gia trên thế giới, như Italia và cho kết quả tích cực như chế phẩm Sonno bimbi, chuyên sử dụng để trị chứng quấy khóc đêm, căng thẳng thần kinh ở trẻ nhỏ.
Không nên làm
- Thói quen đung đưa, nằm võng, nằm nôi điện khi cho bé ngủ khiến trẻ bị phụ thuộc và không tự vào giấc ngủ.
- Ăn khi ngủ: dễ sặc, dễ sâu răng, dễ rối loạn tiêu hóa.
- Lẫn lộn giữa ngày và đêm: Bé sẽ không ngủ suốt đêm nếu như bé không biết phân biệt giữa ngày và đêm, không biết sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối, bạn nên giữ phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và hạn chế ánh sáng lọt vào khi trời tối.
- Vận động quá nhiều, đùa giỡn quá nhiều trước ngủ, xem tivi, chơi game trước ngủ.
- Sử dụng nhiều loại thuốc trước khi ngủ: một số loại Vitamin, thuốc bổ kích thích hệ thần kinh trẻ khiến trẻ ngủ không sâu giấc và dễ bị thức dậy trong đêm. Do đó, cần hỏi kỹ ý kiến chuyên gia trước khi cho bé sử dụng các chế phẩm chăm sóc sức khỏe.