Vai trò của người làm cha, làm mẹ rất quan trọng trong việc phát triển, định hình và giúp đỡ cho trẻ nhỏ phát triển được đầy đủ và tốt nhất. Vậy những vai trò này là gì? Và cha mẹ cần phải làm gì để phát huy được hết những chức năng này, hãy cùng các chuyên gia của Sonno.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Giúp con phát triển về nhận thức
Kỹ năng nhận thức là một trong những kỹ năng sống rất cơ bản đối với mỗi con trẻ. Nó giúp trẻ hình thành nên phong cách giao tiếp, cách tư duy và những quan điểm sống sau này.
Nếu một đứa trẻ được giáo dục sớm những kỹ năng này từ gia đình và môi trường xung quanh một cách đúng đắn thì sau bé trưởng thành sẽ có những tư duy và nhận thức đúng đắn hơn. Đồng thời, chúng sẽ ít gặp phải những sự vấp ngã hơn do một phần đã có kiến thức hoặc luôn có cha mẹ đồng hành với chúng từ nhỏ. Lớn lên trẻ sẽ biết cách sống tự chủ, độc lập và làm chủ được bản thân tốt hơn.
Kỹ năng về nhận thức này sẽ được trẻ học ở cha mẹ thông qua các biểu hiện như: khi cha mẹ cùng trò chuyện với trẻ, khi cha mẹ hướng dẫn trẻ khi chơi đồ vật hoặc khi học bài. Ngoài ra tư duy nhận thức này cũng được trẻ học qua các phản ứng tương tác của cha mẹ với mọi người xung quanh, người lạ hoặc với những người thân trong gia đình… Ban đầu chúng sẽ quan sát nhìn cha mẹ làm, sau đó chúng tập theo hoặc sẽ để lại trong tiềm thức cho chúng sau này lớn lên.
Giúp con phát triển về tinh thần và cảm xúc
Trong sự phát triển về mọi mặt trong cuộc sống, có những lúc trẻ rất cần những lời động viên an ủi hoặc sự khuyến khích từ các bậc cha mẹ và mọi người xung quanh. Lúc này vai trò của người làm cha làm mẹ sẽ giúp con trở lên tự tin, mạnh mẽ và vui vẻ hơn. Tùy vào trong từng trường hợp, có những lúc ba mẹ cần đưa ra những lời khuyên để giúp đỡ trẻ. Hoặc đôi khi cha mẹ đóng vai trò là người lắng nghe, cùng thấu hiểu và đồng cảm với con.
Khi có cha mẹ ở bên trẻ sẽ trở nên tự tin, vui vẻ và lạc quan hơn. Sự có mặt của cha mẹ sẽ giúp bé như có thêm đôi cánh vững chắc để trẻ bay cao, bay xa hơn.
Giúp con phát triển được thể lực tốt nhất
Một đứa trẻ bình thường thì không chỉ phát triển về mặt trí tuệ mà cần phải phát triển song song cả về mặt thể lực, sức khỏe. Tùy ở từng mốc giai đoạn khác nhau trẻ sẽ cần phải có chế độ ăn uống hợp lý và đạt được các cột mốc phát triển phù hợp.
Như vậy để đạt được những điều này trẻ sẽ cần sự giúp đỡ trực tiếp từ cha mẹ, cha mẹ sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ, điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ để trẻ phát triển được ổn định nhất.
Một số lời khuyên dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ
- Cha mẹ hoặc những thân trong gia đình không nên thường xuyên cãi nhau khi có mặt của trẻ ở nhà, tại vì điều này sẽ gây làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển cảm xúc của trẻ nhỏ.
- Khi trẻ tranh luận hay bảo vệ một quan điểm cá nhân nào đó khác biệt, cha mẹ hãy cố gắng kiên trì ngồi lắng nghe những lời của trẻ. Đồng thời nên thể hiện sự tôn trọng, nếu quan điểm của trẻ đúng thì cha mẹ nên động viên, khích lệ và khen ngợi trẻ để trẻ tự tin và phát huy sự sáng tạo hơn.
- Cha mẹ hãy luôn thể hiện tình cảm, ôm ấp, xoa đầu trẻ hay thường xuyên vỗ về trẻ bày tỏ những lời yêu thương giúp trẻ cảm nhận được đầy đủ tình thương để sau thành trưởng chúng sẽ phát huy được lòng bao dung và yêu thương lại với bạn bè, mọi người như những gì chúng đã được nhận từ cha mẹ.
- Đừng bao giờ nói dối, nói sai sự thật trước mặt trẻ. Vì có thể ngay lúc đó trẻ chưa hiểu hết, tuy nhiên trẻ sẽ vẫn ghi nhớ và quan sát xem trực tiếp cha mẹ chúng có hành động như những gì mà đã từng nói, từng dạy chúng không?
- Bên cạnh chăm sóc trẻ về những miếng ăn, giấc ngủ thì cha mẹ cũng nên dành thời gian để đọc sách hoặc chơi trò chơi cùng với con để thấu hiểu con và giúp con phát triển tư duy trí tuệ tốt hơn.
- Cha mẹ cũng nên khuyến kích con tham gia các hoạt động cộng đồng bên ngoài, hoặc các bạn đồng tuổi để giúp trẻ năng động, hòa đồng và giao tiếp tốt hơn.
- Luôn khuyến khích con cái trong mọi lúc, mọi nơi. Đôi khi hãy để trẻ học tính tự giác và chủ động thay vì lo sợ con không làm được, thì cha mẹ hãy tự con được vấp ngã và tự đứng dậy. Sau mỗi lần như vậy con của bạn sẽ tiếp thu, biết vui vẻ đón nhận với những thất bại trong cuộc sống và có động lực thành công lớn hơn.
- Cha mẹ cũng không nên kỳ vọng hoặc áp đặt những suy nghĩ, quan điểm của mình cho trẻ. Bởi vì trong bản thân của mỗi đứa trẻ đã là một cơ thể hoàn thiện rồi, hãy để chúng tự đứng lên và tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chúng. Cha mẹ chỉ đóng vai trò là người theo dõi, quan sát chúng từ xa.
Nguồn tham khảo: https://dayconkieunhat.vn/nuoi-day-con-thong-minh/
https://www.facebook.com/notes/nguyen-thi-thu/nh%E1%BB%AFng-l%E1%BB%9Di-khuy%C3%AAn-h%E1%BB%AFu-%C3%ADch-d%C3%A0nh-cho-cha-m%E1%BA%B9-v%E1%BB%81-nu%C3%B4i-d%E1%BA%A1y-tr%E1%BA%BB-0-10-tu%E1%BB%95i-c%E1%BB%A7a-akehashi-/10151367416531741/