Theo thống kê, ở Việt Nam tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân càng ngày càng gia tăng. Nhiều mẹ thường nghĩ rằng nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên theo khẩu phần bé thích ăn , không cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ phát triển chậm hoặc bị còi cọc…
Hãy cùng với các Chuyên gia Fitobimbi Sonno tìm hiểu về những dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào qua bài viết sau nhé.
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy dinh dưỡng
- Trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ ngủ hay bị giật mình và quấy khóc, trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm cả ngày lẫn đêm nhất là ở đầu cổ khi ngủ.
- Trẻ có các dấu hiệu bị nôn trớ, nấc nhiều lần trong ngày.
- Trẻ phát triển chậm như: chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm đi đứng , chậm tăng cân..
- Sức đề kháng kém, hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hay bị viêm phế quản tái lại.
- Ngoài những dấu hiệu trên các mẹ cũng có thể nhận biết xem các con có phải ở trong giai đoạn bị suy dinh dưỡng không bằng một số nhận biết về hình dáng bên ngoài như sau:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có các dấu hiệu bên ngoài như: còi xương, chân tay bé hoặc teo lại
- Trẻ bị biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà.
- Trẻ bị cong xương chi dưới (chân đi vòng kiềng, đầu gối vẹo ra ngoài).
- Trẻ bị gật gù, cột sống vẹo, khung chậu hẹp hoặc chậm phát triển chiều cao.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu thấy bé gặp một hoặc trong những dấu hiệu trên, các mẹ cần đưa bé đi nhờ Bác sĩ kiểm tra và tư vấn sức khỏe.
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Tùy thuộc vào từng trường hợp của trẻ, mà các mẹ sẽ có những cách chăm sóc các bé cho phù hợp nhất để bé mau chóng lấy lại sức khỏe và sự phát triển như bình thường
Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng như sau:
Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Một số thực phẩm nên dùng cho trẻ suy sinh dưỡng như: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, tôm, cá …theo bảng dinh dưỡng cho trẻ.
Tăng các bữa ăn phụ và các chất trong từng bữa cho bé.
Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, các chất sắt và men tiêu hóa cho bé để khả năng hấp thu với thức ăn của bé tốt hơn.
Cho bé tham gia tích cực các hoạt động hoặc vui chơi lành mạnh để bé cùng hưởng ứng tạo tâm lý vui vẻ và đốt năng lượng tốt hơn.
Vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống tạo cho bé có những thói quen lành mạnh và tích cực giúp bé vừa phòng chống được những bệnh nhiễm khuẩn và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn.
Tạo tâm lý thoải mãi cho bé , cha mẹ cần tránh tạo những áp lực khi ăn uống đối với trẻ mà hãy thể hiện bằng sự động viên, quan tâm con ăn uống khẩu vị như thế nào và giúp con cùng ăn uống tốt hơn.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong việc chăm sóc con khỏe mạnh và đẩy lùi được hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Chúc các mẹ và các bé khỏe mạnh!