Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn là “thủ phạm” gây ra không ít sự việc đau lòng gần đây. Vậy trầm cảm sau sinh là gì và làm sao ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc do chứng bệnh này gây ra?
Mục lục
Trầm cảm sau sinh và những nỗi đau bất tận…
Trước đây, thuật ngữ “trầm cảm sau sinh” còn khá xa lạ với nhiều người nhưng đến nay, nó đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều gia đình. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, thường xảy ra trong khoảng 4 tuần đầu sau khi sinh con. Khi bị trầm cảm, người phụ nữ thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, lo lắng, buồn phiền… Thậm chí, một số người mẹ còn cảm thấy bất lực, thường trách móc bản thân vì không đủ khả năng chăm sóc con…
Một nghịch lý mà ít ai ngờ đó là xã hội ngày càng phát triển thì tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh lại càng tăng lên. Đó là khoảng 15% phụ nữ mắc bệnh trong 3 tháng đầu sau sinh; 25% trường hợp trong 12 tháng sau sinh. Tùy từng trường hợp, mức độ trầm cảm có thể từ mức độ nhẹ đến nặng, diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ đâu đến?
Trầm cảm sau sinh không phải là căn bệnh bẩm sinh. Tình trạng này chỉ xảy ra ở phụ nữ trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng sau khi sinh con. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp:
- Thay đổi nội tiết: Trong quá trình mang thai và sinh con, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Đặc biệt là lượng estrogen và progesterone giảm đột ngột. Điều này khiến chị em dễ mệt mỏi, thay đổi cảm xúc.
- Mâu thuẫn gia đình: Cuộc sống gia đình không hạnh phúc, thiếu sự cảm thông, giúp đỡ từ người thân; áp lực sinh con trai… Tất cả khiến người phụ nữ bị căng thẳng, buồn bã, lo lắng.
- Yếu tố cảm xúc: Áp lực lần đầu làm mẹ với nhiều điều bỡ ngỡ khiến không ít chị em lo lắng. Nếu không được chia sẻ thì rất dễ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, không kiểm soát, trầm cảm.
- Thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng: Sau khi sinh con, nhiều mẹ đã dành trọn thời gian để chăm sóc trẻ. Vì vậy, mẹ cũng ít quan tâm tới sức khỏe bản thân hơn. Hơn nữa, trẻ mới sinh thường chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Do đó, trẻ dễ quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc… Điều này dẫn tới tình trạng bị thiếu ngủ triền miên, ăn uống không đúng bữa… khiến cơ thể người mẹ bị suy nhược.
- Di truyền: Nếu chị em có người thân trong gia đình bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với bình thường…
10 dấu hiệu “chỉ điểm” chứng trầm cảm sau sinh
Theo tạp chí Mayo Clinic (Mỹ), để nhận biết chứng trầm cảm sau sinh, chúng ta có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây:
- Hay thay đổi cảm xúc, dễ cáu giận
- Thường xuyên buồn bã
- Cảm giác khó thở như bị đè chặt
- Lo lắng, cảm thấy bồn chồn, bất an
- Sống thu mình, ngại giao tiếp xã hội
- Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
- Bật khóc vì những lý do rất nhỏ
- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ…
- Không hứng thú với việc ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng
- Cảm giác kiệt sức, hết năng lượng
Nếu người mẹ thấy xuất hiện trên 5 triệu chứng mà trong đó có ít nhất 3 triệu chứng thuộc nhóm từ 1 đến 5 thì cần tới cơ sở chuyên khoa tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị chứng trầm cảm sớm sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần cho người mẹ cũng như ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Muốn đẩy lùi chứng trầm cảm sau sinh, hãy áp dụng những cách sau!
Để thoát khỏi “bóng đen” trầm cảm sau sinh, trước hết, chị em cần giữ tinh thần thoải mái. Mỗi ngày, mẹ nên có 1 khoảng thời gian dành riêng cho mình để chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, người phụ nữ rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của chồng và tất cả người thân trong gia đình. Các thành viên trong gia đình nên thường xuyên nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ và động viên để giúp người mẹ vượt qua những khó khăn trong giai đoạn nhạy cảm này.
Đồng thời, chị em nên áp dụng một số phương pháp sau:
- Học cách thư giãn, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
- Ăn uống khoa học đủ chất để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất
- Thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe như yoga, thiền…
- Gặp gỡ bạn bè và tham gia hội nhóm để được trò chuyện, giao lưu với mọi người…
Ngoài ra, để giảm bớt những áp lực tinh thần, sự mệt mỏi trong quá trình chăm sóc con, chị em nên nhờ chồng và người thân giúp đỡ. Việc trẻ khó ngủ, quấy khóc đêm là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Bởi vậy, người mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ hãy đồng hành cùng con để xây dựng nếp ăn, nếp ngủ phù hợp.
Một giải pháp giúp trẻ ngủ ngon giấc tự nhiên và khiến mẹ yên tâm hơn chính là sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn như Fitobimbi Sonno. Đây là sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, được nhập khẩu nguyên chai từ Italia.
Fitobimbi Sonno có thành phần gồm:
- Chiết xuất hoa Lạc tiên tây (Passiflora incarnata)
- Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc (Tilia tomentosa et cordata)
- Chiết tinh dầu Tía tô đất (Melissa officinalis)
Các thành phần này đều kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn Châu Âu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh. Khi sử dụng Fitobimbi Sonno , trẻ sẽ cảm thấy thư giãn, buồn ngủ một cách tự nhiên, giảm hẳn tình trạng trẻ quấy khóc đêm. Đồng thời, Fitobimbi Sonno còn giúp bình ổn hệ tiêu hóa, xoa dịu đường ruột cho trẻ. Tất cả đã mang tới công dụng tối ưu giúp trẻ ngủ ngon giấc một cách tự nhiên nhất mà không phải lo lắng gì về tác dụng phụ đối với sức khỏe. Nhờ đó, mẹ sẽ an tâm hơn, không còn phải lo lắng về tình trạng con quấy khóc đêm.
Hãy cùng lắng nghe phân tích của Tiến sĩ, bác sĩ Marianna Crupi (Founder- CEO Pharmalife Research) về tác dụng của Fitobimbi Sonno trong video sau đây:
Đừng để trầm cảm sau sinh trở thành “sát thủ thầm lặng” cướp đi niềm vui sống và hạnh phúc của bạn! Hãy trân trọng những phút giây bên con yêu và chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất! Nếu có bất kỳ vấn đề rắc rối nào về sức khỏe hoặc tâm trạng không tốt thì bạn nên chia sẻ cùng người thân hoặc tới gặp chuyên gia để sớm có cách giải quyết phù hợp nhé!