Trẻ hay giật mình và quấy khóc giữa đêm là mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một loại bệnh lý nào đó. Hãy cùng SONNO bimbi cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này nhé!
Mục lục
Phụ huynh lo lắng về tình trạng trẻ giật mình, quấy khóc đêm
Không ít bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại về tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình và quấy khóc đêm, cụ thể như:
Trẻ giật mình quấy khóc khi đang ngủ
Chia sẻ về tình trạng này, chị Vũ T. Nụ (Thái Nguyên) tâm sự: “Bé Khoai nhà mình lúc mới sinh được 3.1kg, trắng trẻo, bụ bẫm rất đáng yêu. Nhưng bé lại gặp vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ. Bé ngủ gần như cả ngày nhưng tính ra tổng thời gian ngủ của bé cũng rất ít vì bé ngủ không sâu giấc, cứ được 5-10 phút lại giật mình tỉnh giấc. Dù là phòng ngủ rất yên tĩnh nhưng bé vẫn hay giật mình, nhiều khi đang ngủ, chả ai làm gì cũng giật mình khóc thét lên, dỗ kiểu gì cũng không nín.
Ban đầu, mình cứ nghĩ do bé chưa đầy tháng, chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ nên mới như vậy. Nhưng giờ đến tháng thứ 5 rồi tình trạng của bé vẫn không cải thiện, bé vẫn ngủ không sâu giấc, hay giật mình và đêm đến vẫn hay tỉnh dậy quấy khóc nhiều lắm. Cứ tầm 12h đêm là dậy khóc, ba mẹ bế thì lim dim ngủ chứ cứ đặt xuống giường cái là giật mình tỉnh giấc. Con quấy đêm và ngủ không ngon giấc khiến cả gia đình lo lắng và mệt mỏi”.
Chị Nụ cũng chia sẻ thêm, lúc Khoai 3 tháng, sốt ruột vì con ngủ hay giật mình quấy khóc, lười ăn và chậm tăng cân nên chị cũng cho con đi khám và bổ sung vitamin D nhưng tình trạng vẫn không mấy cải thiện. Đây là mối bận tâm không chỉ của gia đình chị Nụ mà còn là của rất nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ khác.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình và quấy khóc đêm
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, có rất nhiều trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như trẻ trằn trọc, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, vặn mình, quấy khóc đêm. Tùy từng giai đoạn phát triển mà mỗi bé có những triệu chứng rối loạn khác nhau, phổ biến nhất là trẻ hay giật mình và quấy khóc đêm.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tư vấn về tình trạng giật mình quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ
Ngoài những nguyên nhân thông thường như đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ thì những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ nhỏ hay giật mình khi ngủ:
- Nguyên nhân thần kinh: Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh của trẻ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Nhiều khi chỉ là một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ và quấy khóc. Nếu trẻ nhỏ hay giật mình và có kèm quấy khóc, la hét thì nhiều khả năng bé đang bị căng thẳng hoặc có thể bé vừa gặp ác mộng.
- Nguyên nhân tiêu hóa: Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi, khó tiêu… sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm. Với những bé này, nếu trào ngược không được bố mẹ để mắt đến sẽ rất dễ bị sặc ngược. Do đó, tốt nhất sau khi cho bé bú, nên bế bé thẳng và nghỉ ngơi 15 phút trước khi nằm vào nôi trở lại. Hoặc có thể vỗ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh khí dư làm bụng bé ọc ạch và trào ngược.
- Tiếng ồn: Khi bước ra thế giới đầy lạ lẫm bên ngoài bụng mẹ, lần đầu tiên bé biết nó ồn ào đến thế. Nào là tiếng đóng, mở cửa, nào là tiếng chuông điện thoại, nào là tiếng chó sủa, nào là tiếng nhạc khởi động máy tính… Cuộc sống vốn khá yên tĩnh và nhẹ nhàng của bé từ khi còn trong bụng mẹ bỗng chốc bị đảo lộn. Bé bất an và phản xạ giật mình xảy ra như một bản năng cơ bản để bảo vệ bản thân.
- Bỉm ướt hoặc bé đói: thực tế, đây là nguyên nhân dễ nhận biết nhất. Vì thế, khi trẻ đang ngủ mà giật mình và khóc thét lên, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là kiểm tra xem tã bỉm của con có bị ướt không hoặc đã đến giờ con cần ăn chưa.
- Do bị còi xương: Trẻ còi xương do thiếu canxi với các dấu hiệu như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Cách khắc phục tốt nhất là cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D cho bé.
Ngoài ra, các bé có những biểu hiện của bệnh về viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, giun kim hoặc côn trùng cắn gây bứt rứt trong người cũng rất khó ngủ và có thể thức dậy giữa đêm khóc quấy. Cha mẹ nên theo dõi hoặc cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất điều trị kịp thời giúp be sngur ngon hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trẻ nhỏ hay giật mình, quấy khóc và ngủ không sâu giấc do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên rất khó để xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng đó. Vì thế, để cải thiện tình trạng này cần có một giải pháp đa tác động.
Những tác hại của việc trẻ giật mình quấy khóc đêm
Những tác hại của việc trẻ giật mình quấy khóc đêm
Nhiều mẹ thường cho rằng, hiện tượng trẻ giật mình quấy khóc đêm liên tục trong quá trình ngủ là điều hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu các chuyên gia cho rằng hiện tượng này nếu xảy ra ở trẻ nhỏ quá lâu và mức độ càng tăng cao thì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn ở bên trong cơ thể của bé.
Ngoài ra, việc trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm thường xuyên khiến trẻ chậm lớn, mệt mỏi, gầy yếu, giảm sức đề kháng, dễ dẫn đến nguy cơ bị bệnh tật tấn công.
Chậm tăng cân
Như chúng ta đã biết, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon giấc, sâu giấc sẽ có tác dụng giúp kích thích tuyến tiền yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường. Điều này sẽ giúp trẻ đạt được cân nặng và chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu trẻ ngủ thường xuyên không ngon giấc sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng.
Giảm khả năng nhận thức
Theo TS Margot Sunderland – Chuyên gia nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe ở trẻ nhỏ cho rằng bộ não của trẻ trong những năm đầu đời do chưa được hoàn thiện và phát triển đầy đủ được như ở người lớn cho nên trẻ rất dễ bị tổn thương khi có những kích động hoặc các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động. Hiện tượng trẻ hay giật mình, quấy khóc liên tục trong một thời gian dài làm ảnh hưởng rối loạn đến thần kinh và cảm xúc của bé dẫn đến bé dễ bị giảm khả năng nhận thức, phản ứng chậm hơn. Ngoài ra, việc trẻ ngủ không sâu giấc còn là nguyên nhân gây ra các hormone tăng trưởng bị sụt giảm đột ngột, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế, hoặc trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng, khó thở…
Tăng nguy cơ đột tử
Như ở phần trên chúng ta giải thích hiện tượng trẻ khóc đêm thường xuyên và kéo dài dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị ức chế hô hấp, trẻ bị ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao. Chính vì vậy, chất lượng giấc ngủ đóng một vai trò tối quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Giải pháp giúp trẻ ngủ ngon, không giật mình và quấy khóc đêm
Giải pháp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ khi bé ngủ sâu giấc vào ban đêm mới kích thích tuyến tiền yên tiết hormone tăng trưởng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ nhỏ, quyết định khả năng nhận thức và học hỏi của bé sau này.
Để cải thiện tình trạng giật mình khóc đêm cho bé, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Đảm bảo nhiệt độ cơ thể cho bé
Cha mẹ nên dựa vào hoàn cảnh và điều kiện thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé. Nếu trời lạnh hãy mặc ấm cho con khi ngủ đêm. Tuy nhiên, không mặc áo quá dày vì thân nhiệt trẻ sơ sinh chưa ổn định có thể gây nóng. Nếu trời nóng, mẹ có thể tắm cho bé trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, sau đó dùng quạt tay nhẹ nhàng cho bé vào giấc ngủ.
Điều chỉnh ánh sáng
Trẻ sơ sinh 5 ngày đã phân biệt được ngày và đêm. Do đó, để con có giấc ngủ ngon, không bị gián đạn giữa đêm mẹ cần đảm bảo tắt hết đèn hoặc nếu dùng đèn ngủ chỉ dùng màu tối và dịu.
Cách âm tiếng ồn
Bên cạnh yếu tố ánh sáng, tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ giật mình và quấy khóc về đêm. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo không gian ngủ của con được yên tĩnh bằng cách sử dụng phòng cách âm, tắt ti vi để tránh lọt âm quá lớn vào phòng.
Cho con bú đủ no trước khi đi ngủ
Giấc ngủ của bé chỉ thực sự sâu và không bị gián đoạn nếu con được bú no trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, tránh trường hợp để trẻ bú quá nó vì có thể khiến con bị đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất sau khi cho bé bú, mẹ nên bế con để con nghỉ ngơi 15 phút, sau đó mới đặt con về giường.
Bổ sung đủ vitamin D và canxi
Thiếu vitamin D và canxi là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng ngủ không ngon, giật mình, quấy khóc đêm. Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ, mẹ cần ăn đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D và canxi để nuôi con. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên để tăng cường khả năng hấp thụ của trẻ.
Sử dụng siro thảo dược
Ngoài việc cải thiện thói quen và không gian ngủ cho bé, bậc phụ huynh nên sử dụng các chế phẩm thảo dược như Fitobimbi SONNO hỗ trợ bé ngủ ngon, sâu giấc. Vì nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ chậm lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cao cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần lựa chọn chế phẩm thảo dược chất lượng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới như Pharmalife Research, Italia.
Fitobimbi Sonno với sự chiết xuất kết hợp chủ yếu từ các thành phần chính là: Dịch chiết hoa Lạc tiên tây (Passiflora incarnata), Dịch chiết hoa Đoạn lá bạc (Tilia tomentosa et cordata), Dịch chiết lá Tía tô đất (Melissa officinalis), tinh dầu Tía tô đất. Nước khử khoáng, glycerol, potassium sorbate, citric acid.
Sử dụng sản phẩm Fitobimbi Sonno sẽ giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ.
Fitobimbi Sonno là chế phẩm với nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt từ Italia (theo GMP, ISO 22000) nên phù hợp với trẻ nhỏ.
Để được tư vấn thêm thông tin về sản phẩm Sonno Bimbi, Bạn vui lòng gọi đến Tổng đài: Tổng đài: 1800.8070 hoặc qua số Hotline: 0976.80.77.22 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!
Nguyễn văn an đã bình luận
Bé nhà em mới được hơn 2 tháng mà toan khoc đêm mà khóc tim tái hết mặt,giật mình nhờ bác sỹ tư vấn
cskh đã bình luận
Hùng đã bình luận
cho tôi hỏi con trẻ được 5 tháng tuổi thời gian gần đây cháu chậm lên cân và hay giật mình khó ngủ,mong được tư vấn,cãm ơn
cskh đã bình luận
nguyen thi huyen mai đã bình luận
gan day vao ban ngay be it ngu, hay giat minh, khong ngon giac va tieu nhieu, co uong sonno bimbi duoc khong
cskh đã bình luận
Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã bình luận
dạ chào bác a, bé 1 tháng 5 ngày tuổi nhà tôi đang gặp tình trạng quấy khóc gắt ngủ, nhờ chuyên gia tư vấn
cskh đã bình luận
Bùi Thị Thu Phương đã bình luận
cskh đã bình luận
Chất lượng
Copyright © 2020 Sonno All rights reserved. by Delap
Thông tin của bạn đã được gửi thành công!
Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí
TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN