Não bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu khi bé chúng ta tối ưu và giúp bé phát huy được hết các vùng chức năng chính trong não bộ, thì não bộ sau này của bé sẽ phát triển mạnh hơn so với những đứa trẻ khác. Vậy cha mẹ cần phải làm gì để hỗ trợ cho não bộ của bé được tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Mục lục
Vùng não bộ của trẻ bao gồm 4 vùng chính như sau: nhận thức, vận động, ngôn ngữ và cảm xúc.
Đối với vùng phát triển vận động
Vũng não của trẻ ở độ tuổi này bắt đầu có nhiều myelination, có khả năng tăng tốc độ truyền tín hiệu thần kinh để giải quyết vấn đề nhanh và có thể phức tạp hơn.
Trẻ sẽ học được cách điều khiển và kết hợp tốt các cơ lớn trên cơ thể để làm những động tác phức tạp như đá banh, chụp banh chính xác hơn, đạp xe đạp tốt hơn (thậm chí có thể chở thêm một bé khác), hiểu tốt hơn về định hướng trái phải, lùi, đầy tới…
Đồng thời sự phát triển của vùng này giúp bé có thể nhảy từ vị trí này sang vị trí khác một cách chính xác bằng hai chân, nhưng vẫn còn gặp gặp một vài khó khăn khi nhảy lò cò (nhảy một chân vì một phần tín hiệu trái hoặc phải sẽ truyền chậm hơn).
Lời khuyên từ các chuyên gia dành cho cha mẹ: tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động ngoài trời vì đây là cách giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng và phối hợp tốt các cơ trong vận động và hoàn thiện một cách tốt nhất.
Đối với vùng phát triển nhận thức
Vùng này giúp trẻ hiểu tốt quy trình của trò chơi, nguyên tắc và luật chơi. Khi đánh thức được các chức năng ở trong giới hạn của vùng này trẻ giúp trẻ phân biệt tốt loại hình thức cho giới tính nào. Cụ thể như bé gái sẽ chỉ thích chơi những hoạt động dành cho bé gái, và ngược lại ở bé trai cũng vậy.
Lời khuyên của chuyên gia cho cha mẹ: ở giai đoạn độ 18 tháng tuổi này bé có thể chơi tốt các trò chơi như xếp hình, bỏ đồ vật đúng vị trí, hoặc đếm đồ vật từ 1 – 10, phân loại theo lớn nhỏ, màu sắc (>5 màu) và kích thước. Tuy nhiên, cha mẹ nên để bé tránh hoặc hạn chế ít hơn 30 phút/ ngày thời gian tiếp xúc với màn hình trên các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, ipad và máy tính.
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa của Mỹ, các hoạt động giáo dục trên màn hình như đĩa dạy hát, múa hoặc phần mềm IQ, học tiếng Anh cho trẻ dưới 3 tuổi là không mang lại lợi ích giáo dục hoặc phát triển trí tuệ cho các bé, thậm chí mang lại những hệ quả không tốt như giảm thời gian tương tác với cha mẹ, gia tăng nguy cơ béo phù và giảm thời gian hoạt động tích cực và có thể gây “nghiện” cho các bé.
Đối với vùng điều chỉnh cảm xúc và giao tiếp
Khi bé ở trong độ tuổi này thì chúng ta vẫn cần được dạy cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân trong tình huống không quen thuộc và chỉ sự khác biệt trong hoạt động giao tiếp trong môi trường khác với môi trường quen thuộc.
Môi trường quen thuộc định nghĩa là ở nơi có những người quen thuộc của bé như ở nhà, ở lớp học… Môi trường không quen thuộc là nơi có sự xuất hiện của người lạ như nơi công cộng: nhà thờ, công viên, thư viện, bữa tiệc hoặc trường mẫu giáo…
Dù ở trong môi trường nào trẻ luôn nằm ở mức không xác định được vai trò của trẻ và trở nên khá lo sợ trong việc điều chỉnh cảm xúc và giao tiếp. Đối với môi trường quen thuộc, trẻ thường tìm người quen thân trẻ nhất để biểu hiện các hiện tượng tâm lý thông thường như mè nheo hoặc vòi vĩnh. Còn đối với môi trường lạ thì trẻ trở nên kết thân với một ai đps hoặc một món đồ chơi nào đó, hoặc một góc chơi nào đó, hoặc bé sẽ tạo ra sự chú ý để thu hút ai đó quan tâm trẻ. Cho nên, trong một số trường hợp khi trẻ đến lớp thường xảy ra các biểu hiện như giữ đồ, đánh nhau với bạn bè… thì các mẹ có thể hiểu được các hành vi này do xuất phát từ vùng điều chỉnh cảm xúc và giao tiếp.
Lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dành cho cha mẹ: Hãy cho trẻ thấy không có rào cản hay khác biệt nào trong cả hai môi trường bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng để dạy trẻ biết cách chia sẻ và cách ứng xử đúng mực.
Theo hội đồng Giáo dục Trẻ em tại Anh khuyến khích cha mẹ cùng bé tham gia các hoạt động chia sẻ ở ngoài cộng đồng để cho bé tham gia cùng như: trao tặng quà, cùng soạn sách vở cũ hoặc hoặc đồ cùng cũ để gửi tặng người người khác…
Đối với vùng phát triển ngôn ngữ
Với vùng này giúp trẻ dần hoàn thiện các cách mà cha mẹ sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để giao tiếp trẻ sẽ học hỏi và làm theo dần dần. Do đó cha mẹ có thể dạy các loại ngôn ngữ hoặc tiếng Anh cho bé từ độ tuổi này thì khả năng tiếp thu của các bé sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Khi cha mẹ hiểu và nắm bắt được rõ những thông tin trên sẽ có cách điều chỉnh sao cho phù hợp giúp não bộ của bé phát triển được tốt nhất.
Nguồn tham khảo tài liệu: https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition/posts/2191614600972291