Giấc ngủ quan trọng không kém phần ăn uống, thậm chí là quan trọng hơn vì giấc ngủ giúp con người hồi phục sức khỏe, tái tạo năng lượng. Thật nguy hiểm khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, bị rối loạn. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ bị rối loạn giấc ngủ và triệu chứng thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có thể có những hành động vô thức không kiểm soát được.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tình trạng rối loạn giấc ngủ, sau đây là một số nguyên nhân chính:
- Do trẻ thay đổi môi trường sống quá đột ngột, trẻ chưa quen, chưa thể thích nghi với môi trường mới, còn nhiều lạ lẫm dẫn tới tình trạng hẫng hụt, buồn chán, hoản sợ.
- Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến khó chịu khó ngủ, ức chế.
- Trẻ bị viêm mũi họng ngạt mũi, khó thở, viêm tai giữa gây nên trạng thái mệt mỏi, đau, khó chịu, trằn trọc…
- Do trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng, vi chất, khoáng chất gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
- Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi đó có thể cho trẻ làm một số xét nghiệm xác định một số yếu tố vi lượng như canxi, magie, kẽm… Nếu vẫn chưa xác định được, có thể cho trẻ làm điện não đồ, siêu âm thóp…
- Khi tất cả kết quả bình thường, chuyên gia có thể cho một chút thuốc để điều chỉnh lại giấc ngủ của trẻ. Còn nếu điện não đồ bất thường thì có thể phải điều trị lâu dài bằng thuốc điều trị động kinh.
Một số biểu hiện và dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ
1-Chứng hoảng loạn đêm
Cơn hoảng loạn đêm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-8 tuổi khi bắt đầu giấc ngủ thường chúng có biểu hiện chung như: đang ngủ đột ngột ngồi dậy,vẻ mặt sợ hãi căng thẳng bồn chồn, tim đập mạnh, thở nhanh, vã mồ hôi, hoảng sợ la hét. Người lớn khó đánh thức trẻ tỉnh hẳn được. Qua cơn hoảng loạn này trẻ có thể ngủ tiếp và không hề nhớ gì vào sáng hôm sau.
2-Cơn miên hành
Là những hành động trẻ thực hiện khi ngủ đột nhiên choàng tỉnh giấc, một số trẻ chỉ ngồi giường và nhìn. Một số khác hành động vô thức như đi ra ngoài, mặc quần áo, nấu ăn….. Cơn miên hành thường xảy ra khoảng 1-2h sáng sau khi trẻ ngủ. Trẻ vẫn mở mắt nhìn nhưng trẻ vô thức, cơn này kéo dài khoảng 30 phút hoặc hơn. Sau cơn này trẻ có thể ngủ tiếp và không nhớ gì vào ngày hôm sau. Có ý kiến cho rằng chứng miên hành là do sự chưa ổn định chu kỳ thức – ngủ của não. Hiếm hơn có thể là do bị bệnh động kinh. Nhiều trẻ tự khỏi khi lớn lên do quá trình phát triển và ổn định của hệ thần kinh trung ương. Một số ít người ở tuổi trưởng thành có thể vẫn bị mắc chứng này khi có sang chấn tâm lý.
3-Mộng du
Gần giống với 2 chứng gặp ở trên, trẻ cũng hành động trong vô thức, và thực sự nguy hiểm. Cha mẹ hãy lặng lẽ theo dõi để bảo vệ con trước những nguy hiểm cho tới khi con quay lại giường.
Chứng mộng du thường gặp ở trẻ rối loạn giấc ngủ
4-Ác mộng
Hầu như tất cả các bé đều gặp ít nhất 1 lần ác mộng trong giấc ngủ của những năm tháng đầu đời do những khó khăn, các vấn đề các bé gặp phải thường ngày. Tình trạng này không quá lo ngại vì nó sẽ được giảm dần khi bé lên 6 tuổi.
5-Hội chứng ngưng thở
Hội chứng này thường gặp ở trẻ em bị béo phì, hầu họng hẹp, có vấn đề về trí não, thần kinh… Hoặc có thể do trẻ thiếu ô xy lúc ngủ. Các bé bị hội chứng này thường mệt mỏi, khó tập trung, tinh thần không tỉnh táo.Những trườn hợp này nên cho trẻ đi khám và cần được bác sĩ can thiệp càng sớm càng tốt.
6-Chứng lo sợ lúc ngủ
Chứng lo sợ lúc ngủ thường gặp ở các bé lớn hơn 1 chút, khi trẻ có thể nhận thức, đã đến lớp bởi các bé thường khó ngủ vì có những sợ hãi, mối lo lắng quan tâm, và có những áp lực như sợ cô giáo phạt, sợ bạn bè đùa nghịch bắt nạt. Trong trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ, cha mẹ hãy vỗ về, trấn an tinh thần cho bé, hướng dẫn cách đối đầu khó khăn cho trẻ yên tâm và dễ chịu hơn.
7-Liệt khi ngủ
Nhiều trường hợp bé thức dậy lúc nửa đêm mà không thể cử động được trong vài giây. Đây chỉ là lúc bé nằm ngủ không đúng tư thế mà khó cử động
8-Đái dầm
Nếu tình trạng này vẫn còn sau 5 tuổi hoặc đột nhiên con bị đái dầm trở lại, hãy đưa bé đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cụ thể. Có thể con bị sang chấn tâm lý khi phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, nhà có em bé mới, thay đổi chỗ ở, bắt đầu đi học hay chuyển lớp, chuyển trường …
9-Hội chứng chân không yên
Rất hiếm gặp ở trẻ dưới 8 tuổi. Đây là trạng thái hai chân muốn vận động mất kiểm soát do rối loạn của hệ thống thần kinh. Hội chứng này được cho là có liên quan đến việc thiếu máu.. Trẻ thường cọ hai chân vào nhau, ngoáy liên hồi. Tình trạng này làm bé khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
10-Mê sảng
Trẻ ngủ mê sảng là một triệu chứng cũng rất dễ nhận biết, trẻ khi ngủ dễ mơ nói, cười, thường có hành vi trở mình nhiều lần khi ngủ hay tỉnh giấc vào ban đêm
11-Nghiến răng
Nghiến răng nghe có vẻ không liên quan đến giấc ngủ, nhưng lại là biểu hiện thầm lặng của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bí ẩn về vấn đề này mà khoa học chưa thể giải thích được.
12-Chậm lớn
Giấc ngủ rất quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó có tác dụng giúp trẻ phát triện toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Khi trẻ ngủ chính là lúc chúng nạp lại năng lượng đã mất, Cơ thể sản sinh ra hormone tăng trưởng ở trẻ, nếu trẻ thường xuyên mất ngủ sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể.
13-Hội chứng hypersomnia
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ khi trẻ buồn ngủ ban ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm, hoặc ban đêm ngủ rất ít.
14-Giảm sức đề kháng
Trẻ rất dễ ốm do thiếu ngủ, sức đề kháng bị suy giảm tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công: Các bệnh về hô hấp như ho, cúm virut.
Chăm sóc trẻ có dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ
- Trước khi trẻ đi ngủ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài… không để trẻ đùa nghịch nhiều… có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương… Hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều.
- Gia đình nên có những biện pháp phòng ngừa tổn thương có thể xảy ra với trẻ như: không cho trẻ ngủ giường cao hoặc không để vật sắc nhọn dễ vỡ gần giường ngủ, đóng cửa lối đi cầu thang, cửa nhà, cửa sổ thấp.
- Khi trẻ bị cơn miên hành hoặc hoảng sợ nên an ủi, dỗ dành, nhẹ nhàng đặt trẻ vào giường.
- Nếu trẻ bị rối loạn ngủ thường xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị cơn trong 7 đêm liên tục, sau đó chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước cơn vẫn thường bị 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ tiếp. Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì bản thân trẻ và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
- Một số trẻ có thể phải điều trị bằng thuốc giải lo âu như valium, clonazepam để làm giảm tần suất cơn.
Trên là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Các bạn có thắc mắc hay cần giải đáp tư vấn có thể liên hệ theo đường dây nóng 1800 8070 – 0976.80.77.22 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Phan thị quỳnh đã bình luận
cskh đã bình luận
Nguyễn Thị Tính đã bình luận
cskh đã bình luận
Lâm tới đã bình luận
cskh đã bình luận
Dung đã bình luận
cskh đã bình luận
Hơp đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận