Như chúng ta đã biết, tư thế ngủ của trẻ đóng vai trò khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận như: tim, phổi, hệ hô hấp và trí não ở trẻ. Khi bé ngủ thường có rất nhiều tư thế như: nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Vậy tư thế ngủ nào tốt nhất và giúp bé ngủ sâu giấc, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Các tư thế ngủ thường gặp của bé
Các tư thế nằm ngủ ở trẻ nhỏ
1-Tư thế ngủ nằm ngửa, lưng chạm xuống giường
Ưu điểm: Nằm ngửa sẽ giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hóa không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé chân tay con có thể di chuyển tự do. Ngoài ra, trong tư thế này giúp bé hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, gây ngạt thở
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm, thì tư thế này cũng có một số nhược điểm như: em bé dễ bị trớ, sặc. Đặc biệt trong các trường hợp bé vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữ sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi.
Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.
2-Tư thế ngủ nằm sấp, bụng chạm xuống đệm
Nhiều trẻ sơ sinh rất thích ngủ sấp tuy nhiên nhiều cha mẹ lại rất lo lắng cho rằng đây là tư thế ngủ không an toàn và gây nguy hiểm cho bé, chúng ta cùng phân tích cụ thể hơn các mặt ưu và nhược của tư thế ngủ này nhé:
Ưu điểm: Đối với trẻ sơ sinh chưa đầy một tháng, việc bé ngủ sấp và bụng chạm xuống đệm lại rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, nó giúp cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của bé thúc đẩy sự phát triển. Ngoài ra, khi nằm sấp, bé cũng không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu. Hầu hết thai nhi từ trong tử cung đều ngủ với tư thế này.
Nhược điểm: Trong tư thế ngủ này của bé, thì các hoạt động tay chân sẽ không được cử động thoải mái, ngực và bụng áp chặt vào đệm cũng khiến bé bị nóng, dễ bị nổi mẩn và chàm.
3-Tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái hoặc sang phải
Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể chèn thêm chăn để đỡ ở phái sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.
Trên đây là 3 tư thế ngủ của bé thướng gặp, mỗi tư thế đều có những mặt ưu và mặt nhược nhất định, các cha mẹ nên xem kẽ các tư thế đặt cho bé để tránh ảnh hưởng nằm quá lâu ở 1 tư thế sẽ có thể xảy ra sự biến dạng ở đầu trẻ hoặc phát triển không đồng đều trên các bộ phận.
Tư thế ngủ của bé như thế nào là đúng nhất?
Tư thế ngủ nghiêng sang bên phải là tốt nhất cho bé
Theo các nhà nghiên cứu thì trong các tư thế thì tư thế ngủ nghiêng là tốt nhất, đặc biệt nghiêng sang phải, sẽ giúp giảm hiện tượng bé khò khè và tim không bị chèn ép. Tư thế này còn tốt cho những trẻ hay bị nôn, vì với tư thế này dịch trong khoang miệng sẽ tiết ra ngoài, không vào ngược dạ dày nên hạn chế tình trạng nghẹt thở do nôn trớ. Nằm nghiêng còn giúp cơ thể nhanh chóng tản nhiệt, nhất là với bé bị ra mồ hôi trộm, hạn chế tình trạng cảm lạnh.
Vì vậy khi trẻ có thói quen ngủ nghiêng thì cha mẹ không nên chỉnh sửa, nếu sợ con bị dẹt tai thì bạn chỉ nên cho bé nghiêng đều hai bên. Bạn nên đặt cho bé một cái gối ôm sẽ giúp bé không bị tê tây và ngon giấc hơn.
Tuy nhiên, bạn không thể ép tất cả các bé đều ngủ nghiêng sang phải. Dù bạn chỉnh sửa thì bé cũng sẽ tự xoay về tư thế quen thuộc. Vì vậy để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu khi bé quen ngủ ngửa và sấp, các cha mẹ nên:
- Quan sát, nếu phát hiện dấu hiệu ngưng thở khi ngủ thì nên canh chứng bé thường xuyên, khi bé khó thở phải đặt bé nằm nghiêng.
- Không để bé nằm trên chăn, đệm có độ thụt lún sâu. Không để nhiều đồ dùng trên giường của trẻ.
- Khi đắp chăn cho bé nên dùng nút cố định chặn lại để hạn chế nguy cơ chăn phủ lên mặt bé. Nếu là giấc ngủ ngắn, bạn có thể cuốn chăn (mép bên tay phải gấp sang đặt dưới cánh tay trái và ngược lại). Cuốn chăn kiểu này khiến bé không lật sấp khi ngủ, nhưng không nên duy trì lâu vì cách làm này giới hạn cử động của bé.
Đọc thêm: Cho bé ngủ đúng cách
Giấc ngủ của bé là một trong những sự quan tâm hàng đầu của các cha mẹ, bên cạnh những việc chăm sóc giúp con ngủ ngon qua các tư thế ngủ của bé thì các mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên hiện nay được khá nhiều người yêu thích và tin tưởng sử dụng. Tiêu biểu một trong những sản phẩm giúp bé ngủ ngon bằng thảo dược thiên nhiên đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé.
Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh. Fitobimbi Sonno với nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt từ Italia (theo GMP, ISO 22000) nên phù hợp với trẻ nhỏ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, Qúy khách vui lòng gọi đến Tổng đài: 1800.0089 hoặc qua số Hotline: 0976.80.77.22 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!