Trẻ nhỏ ngủ thường có tình trạng giật mình, trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này không nên kéo dài lâu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng này là nỗi lo của hầu hết các bà mẹ và luôn tìm cách khắc phục cải thiện. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc và cách cải thiện ra sao? Dưới đây là những gợi ý giúp giải tỏa nỗi lo cho các bà mẹ.
Bé ngủ chập chờn, không sâu giấc, quấy khóc đêm ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển của trẻ.
Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh là gì?
Đối với trẻ sơ sinh phần lớn các bé ngủ vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm nên có thể có nhiều bé ngủ nhiều vào ban ngày và vào ban đêm lại ít ngủ hơn.
Một giấc ngủ của trẻ cũng được chia ra thành nhiều giai đoạn giống như người lớn, tùy vào từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay không nằm yên, ngủ không sâu giấc và trằn trọc khó chịu. Hiện tượng giấc ngủ như vậy còn được gọi là: giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.
- Giấc ngủ nhanh: Là giấc ngủ chớp nhoáng của trẻ, trẻ ngủ rất nhanh, không được sâu giấc mà hay giật mình, cựa mình.
- Giấc ngủ chậm: bé ngủ say giấc, không bị giật mình và thời gian ngủ dài hơn. Trong giấc ngủ chậm được chia thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Bé có các dấu hiệu của buồn ngủ: mắt chớp chớp, mí mắt bị sụp xuống, bé ngáp ngủ thường xuyên…
- Giai đoạn 2: Bé bắt đầu ngủ nhưng vẫn đang ở trong trạng thái lơ mơ, lúc tỉnh lúc ngủ hoặc chưa bắt đầu sâu hẳn. Trong giai đoạn này nếu gặp phải có tiếng ồn hoặc môi trường ngủ không tốt bé sẽ rất dễ bị tỉnh giấc và trằn trọc.
- Giai đoạn 3: Bé bắt đầu vào giấc ngủ sâu, ít động đậy và im lặng.
- Giai đoạn 4: Bé ngủ sâu. Lúc này chính thức bé bắt đầu giấc ngủ sâu của mình, mọi hiện tượng bên ngoài bé không còn để ý đến nữa, bé nằm im lặng và không động đậy.
Những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và hay quấy khóc. Và sau đây là những nguyên nhân chủ yếu gây trẻ nhỏ ngủ không ngon và quấy khóc.
Bé rơi vào những tuần khủng hoảng – wonder week
Wonder week (ww) là các tuần phát triển kỹ năng phát triển và tinh thần ở trẻ. Đây là các giai đoạn mà các bé sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Giai đoạn bão tố là bước khởi đầu để bé bắt đầu học hỏi các kỹ năng, sự phát triển mới, và lúc này bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, chập chờn khóc hờn bỏ ngủ, bỏ ăn… Giờ giấc ăn ngủ đảo lộn tùng phèo. Hết giai đoạn Bão tố là lúc bé sẽ học được kỹ năng mới, có sự nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh, và lúc này bé sẽ đi vào thời kỳ nắng đẹp, mọi thứ trở lại như bình thường, bé của bạn ngoan như chưa bao giờ khó chịu.
Thay đổi môi trường khiến trẻ ngủ dễ chập chờn, quấy khóc
Trẻ ngủ chập chờn có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh, hoặc bởi ánh sáng, bởi nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc thân nhiệt trẻ thay đổi cũng làm trẻ bứt rứt khó chịu, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn dễ tỉnh giấc. Ngoài ra nguyên nhân nữa có thể khiến trẻ ngủ chập chờn đó là sự thay đổi của môi trường sống như thay giường chiếu, võng ngủ thay đổi nơi ngủ, đi du lịch… cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị đánh thức giấc ngủ.
Do bệnh lý
Khi trẻ vào thời điểm mọc răng bứt tai khó chịu. Nhưng khi bé thường xuyên thức đêm mà không xác định được nguyên nhân, do bệnh lý gì cụ thể. Cha mẹ nên đưa bé đi cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh kịp thời.
Trẻ ngủ trằn trọc có thể bị viêm tai, cha mẹ nên đưa trẻ đi cơ sở uy tín để được trị
Khi trẻ đói hoặc tã bỉm ướt
Trong trường hợp trẻ bị đói, trẻ sẽ thức giấc và có những biểu hiện đòi ăn. Bạn đừng cố giỗ bé ngủ trong hoàn cảnh này, mà hãy nhanh chóng cho bé bú sữa hay ăn gì đó để lấp đầy cái bụng rỗng. Bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói và ngủ ngon hơn.Nếu trẻ thức giấc hoặc trằn trọc thử kiểm tra bỉm của bé có thể do tã bỉm ướt làm bé khó chịu. Nếu tã bỉm ướt hãy nhẹ nhang thay cho bé để bé có thể ngủ ngon hơn.
Sự có mặt của những chiếc răng đầu tiên
Em bé của bạn cũng có thể “bị” đánh thức bởi cảm giác khó chịu khi mọc răng, đặc biệt là chiếc răng đầu tiên. Mọc răng thường khiến cho bé cảm thấy bứt rứt khó chịu và thức giấc. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem hàm trên và hàm dưới của bé có dấu hiệu của việc mọc răng hay không nhé!
Chứng rối loạn lo âu
Bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi. Hiện tượng này hay gặp ở những bậc cha mẹ cho trẻ ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập. Khi đó, trẻ bắt đầu cảm thấy lo âu vì sợ phải ngủ riêng. Chúng dễ thức giấc và nhìn cha mẹ của mình vào ban đêm. Trẻ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, giấc ngủ cũng có thể bị xáo trộn bởi lo lắng. Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Khi ấy, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm đòi cha mẹ nằm ngủ chung. Tuy nhiên, những rối loạn cảm xúc này sẽ nhanh qua. Bạn hãy vỗ về bé để bé trở lại giường ngủ, nhưng phải đảm bảo với chúng là bạn sẽ quay lại sớm. Bé sẽ thiếp đi trong lúc “chờ đợi” cha mẹ quay lại.
Bé bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt
Khi bé học thêm được kĩ năng nào đó, ban ngày bé đam mê tập luyện quá nhiều trong giấc ngủ bé cũng ham mê tập luyện. Vì vậy chúng thường xuyên tỉnh giấc. Thời điểm này bé đang chuẩn bị sẵn sàng có một bước nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển. Sự thay đổi của hooc môn tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của bé.
Vai trò của những giấc ngủ sâu đối với trẻ
Ngủ đủ giấc và sâu giấc ở trẻ nhỏ sẽ giúp bé hấp thu được đầy đủ lượng oxy, năng lượng và sản sinh ra các hormone tăng trưởng nhiều hơn để giúp trẻ tỉnh táo, thông minh, có khả năng tập trung tốt.
Còn một đứa trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng đồng nghĩa với việc khiến cơ thể trẻ tiết ra các chất hóa học gây mất cân bằng như Cortisol, progesterone… khiến trẻ dễ bị cáu gắt, quấy khóc, không tập trung và hay mệt mỏi. Đồng thời nếu tình trạng này kéo dài, trẻ dễ phụ phát triển trí não chậm hơn so với các bé khác như không lanh lẹ, thông minh, hoạt bát… đối với những trẻ mà có những giấc ngủ sâu giấc và ngủ ngon giấc.
Các cách để cải thiện chứng ngủ không sâu giấc ở trẻ
Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ
Việc tập luyện thói quen cho bé ngủ đúng giờ ban đầu hơi khó khăn, không phải một sớm một chiều. Nhưng nếu đã tập được cho bé vào khuôn khổ ăn ngủ đúng giờ thì việc chăm con của các mẹ bỉm sữa sẽ trở nên nhàn tênh, đồng thời con cũng có giờ giấc sinh hoạt khoa học, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.
Những việc cần làm để hình thành thói quen ngủ đúng giờ của trẻ:
- Cho trẻ tắm nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Cho trẻ lên giường vào giờ cố định.
- Giữ đèn mờ trong không gian để kích thích sinh sản hormone melatonin giúp điều hòa chu kỳ thức ngủ của trẻ.
- Khi trẻ đã lên giường, khuyến khích đọc truyện giúp con dễ ngủ hơn.
Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ
Cảm giác thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp em dễ chịu, từ đó dễ dàng bắt đầu giấc ngủ hơn. Để làm được điều này, mẹ có thể dành thời gian để: kể chuyện, massage, hát ru, tắm nước ấm, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu cho trẻ trước khi ngủ.
Bố trí không gian ngủ hợp lý
Không gian ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Phòng ngủ lý tưởng của con đảm bảo:
- Tối, ít ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng từ các thiết bị điện tử như tivi, màn hình máy tính, điện thoại.
- Yên tĩnh, tránh ồn ào.
- Nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải, không nên để quá nóng hoặc quá lạnh.
- Phòng luôn thoáng mát, thông gió.
- Chăn đệm gọn gàng, sạch sẽ.
Ăn đủ no trước khi đi ngủ
Hãy đảm bảo rằng trẻ có một bữa tối no vừa đủ và đúng giờ trước khi đi ngủ. Bởi nếu:
- Ăn quá no, trẻ sẽ bị tức bụng, chướng bụng, khó ngủ, đặc biệt làm tăng nguy cơ nôn trớ về đêm.
- Ăn đói khiến trẻ khó chịu, dễ quấy khóc về đêm.
Tránh để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
Thông thường, giấc ngủ của trẻ sơ sinh chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không để con ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đặc biệt, trước giờ 5, 6 giờ tối không nên cho trẻ ngủ vì như vậy sẽ khiến trẻ không muốn lên giường đi ngủ khi vào giấc ban tối. Sẽ làm trẻ khó ngủ vì đến giờ mà không thể ngủ được dễ làm trẻ hờn khóc.
Ngoài ra để giúp bé ngủ ngon giấc hơn, tránh hờn khóc, quấy khóc và khóc dạ đề các cha mẹ có thể tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé.
Fitobimbi Sonno có thành phần gồm: Chiết xuất hoa Lạc tiên tây, Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc, Chiết xuất lá Tía tô đất, Tinh dầu Tía tô đất. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, Qúy khách vui lòng gọi đến Tổng đài:1800.8070 hoặc Hotline:0976.80.77.22 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!
Duyên đã bình luận
Bé nhà tôi đêm ngủ không sâu giấc. Cứ 1 tiếng là tỉnh dậy khóc, năn lộn. Bs cho hỏi như vậy bé có vđ gì ko ạk
cskh đã bình luận
tram đã bình luận
bé hơn 2 tuổi ngủ không sâu giấc hay khóc đêm
cskh đã bình luận