Bé yêu ra đời cha mẹ thường rất băn khoăn vì nhiều khi không hiểu nổi bé: Bé ngủ quá nhiều, đang ngủ giật mình khóc, tự nhiên khóc mà không rõ nguyên nhân vì sao, dỗ thế nào cũng không nín… Và còn vô số những điều khó hiểu quanh giấc ngủ của bé. Và dưới đây là một số điều xoay quanh về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cha mẹ có thể tham khảo thêm.
Mỗi trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau và có mốc phát triển khác nhau
Mỗi trẻ đều có một nhu cầu ngủ khác nhau
Mỗi trẻ đều có một nhu cầu cũng như thể chất khác nhau, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Không có thước đo chuẩn nào cho các bé cả, bạn đừng quan tâm quá mức đến con ngủ quá nhiều hay ngủ qúa ít, thước đo nằm ở sự khỏe mạnh, vui vẻ hoạt bát và nhanh nhẹn chứ không ở ngủ nhiều hay ngủ ít. Trung bình tháng đầu tiên các bé có thể ngủ 16 -17 tiếng/ngày có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo nhu cầu và thể trạng mỗi bé.
Đọc thêm: Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ
Các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có những giai đoạn ngủ khác nhau và đặc điểm khác nhau.
Trẻ sơ sinh có 2 giấc ngủ chính:
1 – Ngủ nhanh: REM – rapid eye movement : cử động mắt nhanh
Đây là giấc ngủ nông, trẻ ngủ lơ mơ, trẻ vừa thức vừa ngủ mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Dù trẻ ngủ 16-18 tiếng một ngày nhưng phần lớn dành cho giấc ngủ nhanh và nông. Tức bé chỉ dành cho giấc ngủ sâu khoảng 8 tiếng. Trẻ càng lớn giấc ngủ nông ngày càng rút ngắn.
2 – Ngủ chậm: Non – REM – Non – rapid eye movement: không cử động mắt nhanh
Ngủ chậm có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”
- Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
- Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động
Diễn biến giấc ngủ của bé theo chu kì, tức là theo vòng tuần hoàn từ giai đoạn 1 qua giai đoạn 2, giai đoạn 3 rồi sang giai đoạn 4 rồi lại quay lại. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.
Trẻ có giai đoạn ngủ nhanh, ngủ lơ mơ nửa ngủ nửa thức
Trẻ sẽ không ngủ yên và liền mạch:
Trẻ sơ sinh thường không ngủ liền mạch theo giấc dài như ở người lớn. Các bé thường xuyên trằn trọc và ngọ nguậy thức giấc thường xuyên, đó là vì thời gian ngủ của các bé thường là giai đonạ ngủ ngắn và nông, đó là giai đoạn ngủ lơ mơ nửa thức nửa ngủ. Có thể đnag ngủ bé gặp mơ, ác mộng liền khóc thét toáng lên, sau rồi có thể bé lại ngủ tiếp hoặc thức dậy 1 chút rồi bé ngủ tiếp.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khó ngủ:
Các bé đều đi vào giấc ngủ bằng mỗi cách khác nhau: Có những trẻ được đặt trong cũi tự thiu thiu và đi vào giấc ngủ rất ngoan và dễ ngủ. Có những bé được bế rung, vỗ, hát ru đủ kiểu, những trẻ này thường phụ thuộc và quen được bố mẹ ru ngủ. Sau khi ru trẻ ngủ, mẹ đặt trẻ vào nằm trong cũi. Khi thức dậy trẻ không tìm thấy mẹ hoặc không còn cảm nhận cảm giác đung đưa của mẹ, lúc này trẻ sẽ thấy sợ hãi giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ lớn hơn chút khi đến tháng thứ 7 trở đi giấc ngủ nhẹ trong thời gian ngủ của trẻ tăng lên khoảng 1 tiếng. Do đó, mẹ thường khó rời trẻ hơn. Trẻ thường dễ giật mình và khóc to nếu không thấy mẹ bên cạnh khi đang lơ mơ ngủ.
Bí quyết giúp trẻ ngủ ngoan hơn
Cho trẻ ngủ đúng giờ
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng với trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Trẻ nhỏ cần được ngủ ngon và ngủ đúng giờ giấc khoa học. Khoa học chứng minh trẻ nên ngủ trước 10h, 23 giờ hàng đêm, lúc trẻ ngủ sâu hócmôn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, trẻ không chỉ chậm lớn mà còn hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoặc cho bé nếu bé ngủ ngày thức đêm.
Giúp trẻ có thói quen tốt
- Ngay khi mới lọt lòng có thể dạy bé phân biệt ngày và đêm. Ban ngày nên trò truyện, cho bé thức nhiều và giúp bé tỉnh táo bằng cách giúp bé hoạt động càng nhiều càng tốt. Cho bé tắm nắng, ngắm nhìn quang cảnh xung quanh, giúp trí óc cũng như mắt bé hoạt động nhiều hơn. Ngược lại, vào ban đêm không nên chơi với bé, giữ ánh sáng và nhiệt độ phòng thấp hạn chế những tiếng ồn của tivi, điện thoại. Như vậy theo thói quen bé sẽ nhận ra ngày và đêm. Trước khi khi nên cho bé ăn vừa đủ no, mẹ có thể hát ru và vỗ về bé để bé nhận biết đến giờ đi ngủ.
- Hãy tập cho trẻ thói quen tự ngủ: Khi trẻ được vài tuần tuổi, bạn có thể dạy cho bé thói quen tự ngủ bằng cách trước khi vào giấc hãy cho trẻ bú no. Đặt trẻ xuống giường nằm khi trẻ đang buồn ngủ, đừng bế trên tay quá nhiều sẽ thành thói quen không tốt. Hay có thể cho trẻ bắt đầu đi ngủ khi trẻ chớm buồn ngủ, và cho trẻ ngâm ti giả trẻ sẽ nhanh ngủ hơn. Tất nhiên khi trẻ đã vào giấc, hãy nhẹ nhàng rút ti giả ra.
- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu, bé sẽ dễ dàng bắt đầu giấc ngủ hơn. Để làm được điều này các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho bé để kể chuyện hay mát-xa cho trẻ, ngoài ra nếu có thể bạn hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ.
Cho trẻ ngủ riêng giường
Việc để bé ngủ cùng giường với người lớn là không nên theo một số nghiên cứu khoa học đáng tin cậy thì trẻ em ngủ chung giường với người lớn sẽ có nguy cơ SIDS cao hơn trẻ ngủ một mình và ảnh hưởng với trẻ, nhưng nếu đặt nôi, cũi gần giường với bố mẹ thực sự tốt cho sự phát triển của trẻ. Theo một hướng dẫn mới của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ thì bố mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc là trên giường riêng nhưng được đặt ngay cạnh giường của bố mẹ là an toàn nhất. Và bạn cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ,
- Để xa các đồ vật có thể làm vật cản khi trẻ trở mình,
- Không để bé ngủ trên giường nước, trên ghế sofa hay ghế bành
- Duy trì môi trường không khói thuốc
- Cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng rượu, ma túy hoặc bất kỳ loại chất kích thích nào khi có sự hiện diện của trẻ
- Tránh đặt bé nằm giữa cả bố và mẹ.
Đọc thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Trên đây là một số thông tin bổ ích xoay quanh về giấc ngủ của trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết, nếu cần tư vấn chia sẻ hay có những thắc mắc gì xoay quanh giấc ngủ của trẻ nhỏ, các bạn có thể liên hệ qua số Tổng đài 1800 8070 – 0916 84 77 22 hoặc đặt câu hỏi vào mục ý kiến của bạn ở cuối bài viết. Fitobimbi Sonno sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bé yêu của bạn đang gặp phải.