PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng tư vấn: Xử trí giật mình, quấy khóc ở trẻ nhỏ

Giật mình, khóc đêm, khó ngủ ở trẻ là khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng gây ra rối loạn tâm lý cho gia đình, khiến trẻ chậm lớn. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Các mẹ hãy cùng nghe PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng – Nguyên Phó khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ nhé!

SONNO - 04.04 - QC Livestream FB

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng tư vấn nguyên nhân và giải pháp giúp bé hết giật mình, khóc đêm

Tại sao trẻ ngủ ít, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ ít, giật mình, khóc thét giữa đêm, phổ biến nhất có thể kể ra một số nguyên nhân sau:

Kích thích tại ruột

  • Do hệ thần kinh trung ương chưa trưởng thành làm ruột co bóp không đều đặn. Vì thế lưu thông ruột không tốt, ứ hơi lại làm trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí nôn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Do viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiết niệu: Ở trẻ dưới 3 tuổi, hệ thần kinh chỉ huy vận động ruột, bàng quang, niệu quản chung. Do đó, khi nhiễm khuẩn tiết niệu, kích thích bàng quang, niệu quản đồng thời cũng gây kích thích ruột, khiến ruột co bóp, bị rối loạn.

Hệ thần kinh thực vật chưa hoàn chỉnh

Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc hoặc ra mồ hôi trộm …  là những biểu hiện thường gặp của tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi.

Trào ngược dạ dày, thực quản

Trẻ dưới 6 tháng, dạ dày đang nằm ngang, dễ bị chứng trào ngược. Đặc biệt là lúc trẻ ăn no nằm ngủ, thức ăn trào ngược ra, có thể gây ho, nôn, co thắt, thậm chí có thể gây ngừng thở, gây hội chứng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột. Đây là hiện tượng không hiếm gặp.

Dưới đây là một số thắc mắc của mẹ về giấc ngủ của con:

Câu hỏi 1:

Thưa bác sĩ, bé nhà em được 2 tháng tuổi, Bé hay bị giật mình, ngủ không sâu giấc, cứ đặt xuống nằm là lại giật mình khóc. Làm gì chạm nhẹ cũng giật mình khóc. Nửa đêm đang ngủ cũng bị giật mình khóc, trằn trọc khó ngủ. Bác sĩ cho em hỏi bé như vậy có làm sao không và làm thế nào để giúp bé ngủ ngon ạ?

Trả lời:

Chào bạn, trường hợp của con bạn khá phổ biến, bé 2 tháng nằm trong nhóm tuổi hay bị giật mình, quấy khóc. Vì thế,  chúng ta cần tìm hiểu xem nguyên nhân nằm ở đâu. Việc đầu tiên, bạn phải xem xét lại:

  • Điều kiện phòng ngủ của bé có ấm áp không, bé có đói không, bé có bị ướt bỉm không …
  • Sau khi đã loại trừ được các nguyên nhân trên, bạn nên tìm hiểu xem có phải bé đang bị thiếu vitamin D hay không với các biểu hiện như: rụng tóc, mồ hôi trộm …
  • Kích thích thần kinh: việc bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc có thể do kích thích hệ thần kinh của trẻ, trẻ mất cân bằng hệ thần kinh trung ương và thần kinh thực vật nên khó ngủ, hay giật mình và quấy khóc.

Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc xem xét lại điều kiện sinh hoạt bình thường của trẻ, bạn cũng có thể tham khảo bổ sung thảo dược chuẩn hóa giúp cân bằng lại hệ thần kinh tự nhiên cho trẻ như Tía tô đất, hoa Lạc tiên tây và hoa Đoạn lá bạc …  giúp cải thiện tốt tình trạng như của con bạn.

Câu hỏi 2 (Mẹ Lan Hương):

Chào bác sĩ, bé nhà em được 1 tháng 15 ngày, bé nặng 4 kg. Từ lúc sinh ra đến giờ đêm nào bé quấy khóc khoảng 4-5 tiếng, sau đó mới ngủ lại nhưng rất khó ngủ, ngủ chập chờn và không đặt được dù là giường hay nôi. Em có tìm hiểu trên các group thì nhiều mẹ nói là cứ để cho bé khóc chán rồi tự ngủ. Bác sĩ cho em hỏi như thế có được không ạ? Nhìn con khóc lặng đi, cả nhà em ai cũng lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.

Trả lời:

Tương tự như trường hợp trên, bé cần được kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân như phòng ngủ kém thông thoáng, bé đói, bỉm ướt … Nếu bé quấy khóc liên tục 4-5 tiếng liền và quấy khóc trong nhiều ngày liên tục như vậy thì cần phải xem xét lại về việc đứa trẻ đang bị kích thích hệ thần kinh trung ương.

Việc mà các mẹ nói để con khóc chán rồi tự ngủ là hoàn toàn không nên, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Việc để mặc bé khóc quá nhiều, khóc đến lặng người đi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong giai đoạn đầu đời … Vì thế, trong giai đoạn này, ba mẹ nên ôm ấp, vỗ về trẻ mỗi khi bé khóc, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết kịp thời giúp bé có những giấc ngủ ngon, hết giật mình, quấy khóc.

Đối với trường hợp của bé, vì bé mới được hơn 1 tháng, ở môi trường ngoài bụng mẹ, bé chưa quen và dễ bị mất cân bằng hệ thần kinh trung ương. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể bổ sung thảo dược châu Âu như Tía tô đất, hoa Lạc tiên tây, hoa Đoạn lá bạc, …

Tuy nhiên, việc lựa chọn thảo dược an toàn cũng là vấn đề phụ huynh cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ. Vì thế, khi lựa chọn các chế phẩm sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ huynh nên lựa chọn của các nhà sản xuất uy tín, được kiểm định rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc, xuất sứ và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Câu hỏi 3 (Mẹ thắc mắc Fitobimbi Sonno có thực sự an toàn?):

Con em nay đã gần 4 tháng mà rất khó vào giấc ngủ, ngủ đêm thì hay quấy khóc, chằn chọc. Em tìm hiểu thấy có Fitobimbi Sonno mà không biết có nên cho bé uống không vì sợ trong đó có thuốc an thần không? Em đang phân vân về sản phẩm này, mong các bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn,

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno là một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé.

Fitobimbi Sonno có thành phần gồm:

– Chiết xuất hoa Lạc tiên tây

– Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc

– Chiết xuất lá Tía tô đất

– Tinh dầu Tía tô đất

Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ.  Fitobimbi Sonno dù ng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.

Cách dùng Fitobimbi Sonno: 1 lần hút tương đương với 15 giọt. Siro vị ngọt thanh dễ uống. Trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi: Dùng 10 đến 20 giọt vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có nhu cầu. Có thể sử dụng liên tục trong ít nhất 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể sử dụng thành nhiều đợt trong một năm, mỗi đợt kéo dài không quá 3 tháng. Sản phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước, đồ uống khác (trà, sữa, trà hoa cúc, nước hoa quả). Lắc kĩ trước khi dùng.

Fitobimbi Sonno với nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt từ Italia (theo GMP, ISO 22000) nên phù hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn có thể cho bé dùng thử sản phẩm này với liều khuyến cáo theo thông tin sản phẩm. Khi sử dụng sản phẩm này, bạn nên tập luyện cho trẻ thói quen ngủ theo một khung giờ nhất định.

Thân mến.

DS. Võ Trương Diễm Phương – Khoa dược

Để được tư vấn về tình trạng giấc ngủ của bé, ba mẹ vui lòng đặt câu hỏi để được chuyên gia giải đáp.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về tình trạng giấc ngủ của trẻ, phụ huynh vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 8070 hoặc hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia hỗ trợ.

 

225 thoughts on “PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng tư vấn: Xử trí giật mình, quấy khóc ở trẻ nhỏ”

  1. Lúc bé nhà e sinh được 2kg8 sau 1 tháng bé được 3kg5, e muốn cho bé uống dặm sữa công thức để bé tăng cân, cho bé uông ntn để cho bé hấp thụ tốt được ạ

    Reply
    • Chào bạn,
      Sau khi nghiên cứu cân nặng của một số trẻ sơ sinh cùng tháng tuổi hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới, thông thường cân nặng bé sơ sinh 1 tháng tuổi tăng khoảng 200 gram/ tuần hoặc 1 kg/ tháng so với lúc chào đời là tốt nhất.
      Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4,5 lần cho bé ăn.
      Cố gắng cho con ăn ít nhất 6 lần/ ngày khi con đạt mốc 1 tháng tuổi. Nếu đang cho con bú sữa mẹ thì có thể tăng lên đến 12 lần (bao gồm cả ăn đêm).
      Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nhau.
      Bạn có thể cho bé sử dụng kết hợp sữa công thức và sữa mẹ nên có sự điều chỉnh dần dần. Chẳng hạn mỗi ngày, mẹ kết hợp cho bé 1 – 2 bữa sữa công thức. Đảm bảo sữa công thức và sữa mẹ có sự đan xen nhau. Điều này giúp bé vừa bú sữa công thức mà vẫn không bỏ sữa mẹ.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính bạn nhé.

      Reply
  2. Chào bác sĩ
    Bé gái nhà e đc 7th nặng 9kg cao 65cm. Bé ăn cháo ngày 2 bữa, sữa công thức 150ml/ngày, chủ yếu là bú sữa mẹ. Bé nhà e 7th nhưng chưa bò, chưa ngồi, cổ cháu cũng chưa vững thì có phải là bị thiếu canxi ko ạ? Nếu thiếu thì e phải bổ sung cho cháu ntn ạ?

    Reply
    • Chào bạn,
      Theo chuẩn cân nặng WHO, bé gái nặng 7,6 kg, cao 67,3 cm. Như vậy, bé nhà bạn đang nằm trong ngưỡng thừa cân, bởi vì chỉ có cân nặng cao hơn mà chiều cao dưới mức.
      Thời gian trẻ biết ngồi có thể là 7 – 8 tháng hoặc trễ hơn tùy theo mức phát triển của từng bé.
      Nếu bé vẫn chưa biết ngồi, chưa biết bò hay thậm chí không biết bất kỳ hoạt động nào khác như trườn, nhoài, bám vịn để đứng… thì mẹ cần chú ý xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ và theo dõi nếu thấy những dấu hiệu sau:
      Bé có khả năng cầm nắm kém, yếu ớt, chân tay sờ mềm nhũn, không chắc chắn.
      Trong thời gian dài bé vẫn không có tiến bộ trong kỹ năng vận động.
      Lúc ngủ không ngon giấc, trẻ khóc đêm thường xuyên và vã mồ hôi, rụng tóc, người xanh xao.
      Nguyên nhân có thể là do người lớn ẵm bế trẻ quá nhiều, khiến trẻ có thói quen nằm nhiều mà không vận động. Hoặc đáng ngại hơn là trẻ thiếu canxi, trẻ suy dinh dưỡng và thiếu chất nên không có đủ sức để phát triển các kỹ năng.
      Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng, tùy theo từng độ tuổi bé, nhu cầu của từng bé để bổ sung canxi hợp lý.
      Để được tư vấn cụ thể hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng của bé bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính nhé.
      Chúc bạn và bé sức khỏe!

      Reply
  3. Cho e hỏi bé nhà e là bé trai được 3 tháng 16 ngày , lúc sanh bé chỉ nặng 2,5kg , 3 tháng đầu bé bú mẹ hoàn toàn do nửa tháng nay sữa mẹ k đủ nên e có cho bé ăn thêm sữa công thức . Từ lúc sanh tới giờ bé bú bình hoàn toàn k chịu bú mẹ e có làm đủ cách bé cũng k chịu bú mẹ nên e phải vắt ra cho bú . 2 tháng đầu bé ăn ngủ đi tiêu bình thường , ngày trung bình bé đi ngoài 6 lần , sang tháng thứ 3 bé có hiện tượng lười ăn và chỉ ăn trong lúc ngủ và bắt đầu có hiện tượng ọc sữa nhưng k nhiều có khi 2 3 ngày ọc 1 lần sau đó thì hiện tượng ọc càng ngày càng tăng 1 lần/ ngày thi thoảng ọc 2 lần / ngày, dù lười ăn nhưng e ru bé ngủ lim dim rồi cho ăn bé vẫn ăn , trung bình 1 ngày bé ăn từ 750 – 900ml. Bắt đầu sang tháng thứ 4 bé lười ăn hẳn và nôn thành vòi ra cả đường mũi hầu như ngày nào cũng nôn ít là 1 lần nhiều là 3 lần sau khi nôn bé k quấy khóc vẫn chơi bình thường lúc này e cho bé ăn 8 lần / ngày và 120ml / cữ mà bé nôn ra chỉ còn khoảng 600 -750ml /ngày sau đó e có chia nhỏ số bữa và giảm lượng sữa lại còn 90ml/lần 9-10 cữ /ngày thì bé đỡ nôn hơn nhưng hiện tượng lười ăn thì càng ngày càng nặng khoảng độ tuần nay bé chỉ an khoảng 550 -700ml / ngày có ngày chỉ đc hơn 400 xíu . Cân nặng của bé hiện tại là 6,3kg . E mong bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên ạ.

    Reply
    • Chào bạn,
      Theo chuẩn cân nặng WHO, bé trai hơn 3 tháng có cân nặng 6.5 kg rồi bạn nhé.
      Trẻ lười ăn, lười bú có một số nguyên nhân sau:
      + Do hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu và đang dần hoàn thiện khi gặp các triệu chứng rồi loạn tiêu hóa, rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột
      + Do thói quen mẹ cho bé bú không tốt: Các mẹ cho trẻ bú với thời gian quá dài, quá lâu, bú không ra bữa làm cho bé chán ngán và bú ít đi ở những lần sau.
      + Do mắc bệnh: Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh về tai, mũi,họng và các bệnh đường hô hấp… cũng khiến trẻ khó chịu không muốn bú.
      Nếu tình trạng kéo dài bạn nên đưa trẻ đi khám xem có có gặp vấn đề gì không có hướng xử lý kịp thời.
      Bạn có thể tham khảo bổ sung sản phẩm Appetito giúp kích thích trẻ ăn khỏe, tạo cảm giác ngon miệng; tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể; đồng thời hỗ trợ chức năng đường tiêu hóa cho cơ thể bé khỏe mạnh bạn nhé. Liệu trình sử dụng từ 2-3 tháng.
      Để được tư vấn cụ thể hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng của bé bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính nhé.
      Chúc bạn và sức khỏe!

      Reply
    • Chào bạn,
      Bé nhà bạn hay lè lưỡi trước khi ăn, trong khi ăn, hay trong khi bé đang chơi… vậy bạn? Bé hay có biểu hiện lè lưỡi từ khi nào? Ngoài ra bé còn đang gặp phải tình trạng bệnh lý nào khác không?
      Nếu bé vẫn bú tốt, ngủ ngoan, lên cân đều và phát triển thần kinh và vận động tốt thì bạn có thể yên tâm. Bé lè lưỡi là hoàn toàn bình thường. Ngoài ra có 1 số bệnh lý bẩm sinh hay di truyền có triệu chứng lưỡi to, bất thường vùng miệng,… thì phải có bất thường bẩm sinh khác kèm theo. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, không có gì an tâm hơn là hỏi ý kiến bác sĩ. Bé hay lè lưỡi, kèm chảy dãi, khó khăn trong ăn uống có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động miệng (bé khó kiểm soát các cơ cần thiết để nuốt).
      Để được tư vấn cụ thể hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng của bé bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính nhé.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Reply
  4. E chào BS,cho e hỏi bé e đc 1 tháng 24 ngày,bắt đầu từ tuần tuổi thứ 4 trở đi đến bây giờ bé rất ít ngủ,khó ngủ vào ban ngày,ban đêm bé vẫn ngủ đc ngưng có hôm cũng thức tầm 2 tiếng sau khi dậy ăn sữa mới ngủ lại.ban nhày thì bé hầu như là không ngủ,cao lắm thì từ 7h30 sáng đến chiều 5h bé chỉ ngủ đc đúng 2 tiếng thôi.ngoài ra bé chỉ nằm đc 10p-15p là dậy.cho e hỏi bé vị như vậy có sao không ạ?và có cách nào giúp bé ngủ nhiều hơn không ạ.e xin cám ơn

    Reply
    • Chào bạn
      Trẻ 1-2 tháng tuổi ngủ không ngon giấc, khó ngủ và ngủ ít là tình trạng khá phổ biến. Thông thường nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ với trẻ nhỏ như bé nhà bạn có thể do: con chưa nhận biết được ngày đêm, chưa làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, hoặc có thể do bé ăn chưa đủ lượng hoặc ăn quá no,…..
      Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
      Mặc đồ thoáng mát cho bé, không nên chèn quá nhiều chăn gối xung quanh bé vì điều này có thể khiến bé bứt rứt khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
      Tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh, giảm ánh sáng và tiếng ồn. Bé chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ nên đôi khi chỉ một tiếng động nhẹ hoặc tiếng chuông điện thoại … cũng có thể khiến bé giật mình và quấy khóc.
      Giữ không gian ngủ thoáng đãng, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn.
      Cho bé bú đủ lượng, không để bé bú quá no hoặc quá đói.
      Bổ sung thảo dược Sonno bimbi thảo dược chuẩn hóa châu Âu, giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên, cải thiện tình trạng khó ngủ, ít ngủ cho bé.
      Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé, bạn vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính để được chuyên gia hỗ trợ.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Reply

Leave a Comment