Như chúng ta đã biết, vai trò của giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển và trí tuệ của bé. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ trong giấc ngủ thường bị gặp mơ ác mộng điều này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và thần kinh của bé sau này. Vậy những trường hợp như thế các bậc cha mẹ cần phải làm gì?
Nguyên nhân trẻ ngủ mơ ác mộng
Hiện tượng trẻ ngủ mơ ác mộng
Theo các nhà tâm lí thì hiện tượng trẻ ngủ mơ ác mộng là một hiện tượng trong giấc ngủ của bé xuất hiện các biểu hiện như: vui đùa, khóc hờn, giận dỗi, sợ hãi … nó giống như các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày nhưng được biểu hiện dưới dạng trong giấc mơ. Các nhà tâm lí cũng đánh giá rằng đây là một trong những phản xạ tự nhiên của bé để phát triển cách xử lý những ý nghĩ, cảm xúc của trẻ về những tình huống mà bé đã hoặc sẽ gặp phải, và tìm cách vượt qua những lo lắng.
Nguyên nhân trẻ ngủ mơ ác mộng có thể do nhiều yếu tố như:
- Do bé ban ngày chơi vui đùa nhiều, tối bé ngủ mơ gặp những hoàn cảnh tương như vậy
- Do trẻ trước khi đi ngủ bị stress, căng thẳng.
- Do chuyển nhà, chuyển giường hoặc thay đổi địa điểm ngủ.
- Do bố mẹ cãi nhau cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý trong giấc ngủ của bé.
- Đôi khi ác mộng xảy ra do bé tiếp xúc với các sự kiện tiêu cực như: thiên tai, tai nạn hoặc chấn thương. Đối với một số trẻ có trí tưởng tượng tốt thì việc đọc truyện hoặc xem phim kinh dị trước khi ngủ cũng có thể gây ra ác mộng.
- Hoặc do ngủ tưởng tượng ra một số cảnh như xa cha mẹ, người thân, bị lạc đường, rượt đuổi, bị bắt cóc… những sự tưởng tượng này tạo nên giấc mơ ác mộng của bé.
Những điều bố mẹ cần làm để tránh cho con mơ thấy ác mộng
Mẹo giúp bé ngủ ngon và không bị mơ ác mộng
Bố mẹ ban ngày hạn chế trẻ cười đùa quá mức, tránh cho các con xem những bộ phim mang tính bạo lực, kinh dị mang tính tiêu cực trước giờ đi ngủ.
Ngoài những kiểm soát các hoạt động của bé, thì cha mẹ hãy tạo cho bé cảm giác luôn vui vẻ và an toàn trước khi đi ngủ để giúp bé có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Các cha mẹ có thể áp dụng một số cách khá đơn giản như: cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ, kể cho bé nghe một câu chuyện nội dung nhẹ nhàng, êm ái giúp bé đi vào giấc ngủ dễ hơn.
Dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát và ấm cúng để giúp bé không bị lạ lẫm và bị xa lạ.
Trong trường hợp trẻ bị thức giấc giữa đêm bị hoảng hốt các mẹ kịp thời vỗ về, xoa nhẹ người bé hoặc ôm trẻ vào lòng thể hiện sự quan tâm, yêu thương và săn sóc cho bé giúp bé ổn định tinh thần và được an toàn hơn trong giấc ngủ.
Bên cạnh việc quan tâm, thì các bậc cha mẹ cũng cần lắng nghe khi con trẻ nói. Sau buổi sáng thức dậy nếu như bé muốn muốn kể cho bạn nghe về những câu chuyện mà bé gặp phải, thì lúc này các bậc cha mẹ cũng cần chia sẻ cùng với bé, phân tích giúp bé hiểu đâu là sự thật và đâu là giấc mơ, để giúp bé xóa tan được những trắc ẩn và lo lắng từ đó bé tập trung được tinh thần tốt hơn.
Còn nếu trường hợp các cha mẹ thấy bé nhà mình thường xuyên bị ngủ mơ ác mộng, điều này về lâu dài là không tốt vì nó không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ mà còn gây ra những sự hoảng loạn về tinh thần, là dấu hiệu của các bệnh trầm cảm, bệnh thần kinh. Bạn nên cho bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tham khảo: Bí quyết giúp trẻ ngủ sâu giấc
Ngoài ra, các cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.
Để nhận thêm các thông tin về các cách chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ bạn vui lòng gọi đến Hotline: 1800.8070 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé.
Trần thị thơm đã bình luận
trannhung đã bình luận
Nguyễn văn Đức đã bình luận
cskh đã bình luận
Phạm hoài thu đã bình luận
admin đã bình luận