Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn tới thể chất và trí tuệ con người, đặc biệt trong những năm đầu đời của trẻ. Vậy, các vấn đề thường gặp liên quan đến giấc ngủ ở trẻ là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Giấc ngủ ở trẻ có vai trò như thế nào?
Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với cơ thể và sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bình thường, nếu trẻ có giấc ngủ ngon và đủ thì cơ thể sẽ phát triển nhanh, thông minh và hoạt bát hơn so với trẻ có giấc ngủ kém hoặc không sâu giấc. Cụ thể ở trong các giai đoạn như sau:
Thông thường, nhu cầu ngủ ở trẻ nhỏ thường cao gấp 4 lần so với người trưởng thành, chỉ giảm dần thời gian ngủ theo độ tuổi của trẻ khi lớn dần. Cụ thể:
Giai đoạn trẻ sơ sinh
Lúc mới sinh đến 4 tuần tuổi, trẻ vẫn có thói quen ngủ nhiều từ 16-18 tiếng/ngày. Do trẻ chưa quen với ánh sáng bên ngoài, mà vẫn duy trì thói quen nhắm mắt như hồi còn nằm trong bụng mẹ. Trẻ chỉ thức dậy khi bị đói và cần đi vệ sinh.
Các phụ huynh cần trú trọng và quan tâm trẻ nhiều hơn, bằng cách tạo cho trẻ một không gian riêng trong phòng ngủ thật yên tĩnh, ánh sáng êm dịu. Việc để trẻ nằm nôi riêng và đặt gần giường các phụ huynh sẽ tiện cho việc quan sát và chăm sóc, giúp trẻ cảm thấy an tâm, thoải mái dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon một cách tự nhiên.
Giai đoạn trẻ mẫu giáo
Độ tuổi từ 4 tháng đến 1 tuổi là thời điểm các phụ huynh có thể đưa trẻ đi học kỹ năng ở lớp mẫu giáo. Đây là giai đoạn giúp trẻ đi vào ổn định về giấc ngủ và duy trì thói quen tốt. Thời gian ngủ lý tưởng của trẻ từ 14-16 giờ/ngày, nên phụ huynh cần tạo thói quen ngủ đúng giờ, nhằm giúp trẻ có chu kỳ hình thành nhịp sinh học gần giống với người lớn hơn.
Giai đoạn trẻ tiểu học
Là độ tuổi mà các trẻ bị nhiều yếu tố gây kích thích như việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, dùng thực phẩm có chứa gas như nước ngọt, đồ ăn nhanh, thích khám phá, tò mò về những điều mới lạ… làm hạn chế thời gian ngủ ở trẻ khiến giấc ngủ không đủ, có thể khiến việc tiếp thu kiến thức bị chậm hơn so với các trẻ khác.
Trách nhiệm của các phụ huynh là dạy cho trẻ về thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ, hạn chế việc sử dụng các thiết bị thông minh, internet, hoặc việc ăn vặt, để tinh thần luôn minh mẫn hoạt bát không chỉ về việc học mà còn nhanh nhẹn trong cuộc sống.
Những vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở trẻ
Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở trẻ cho thấy có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như sự phát triển về trí tuệ. Vì vậy, được chia làm 2 vấn đề chính là giấc ngủ bình thường và giấc ngủ không bình thường. Cụ thể:
Giấc ngủ bình thường ở trẻ
Giấc ngủ bình thường ở trẻ sơ sinh không giống như các trẻ lớn và người trưởng thành, hầu hết các trẻ có giấc ngủ sâu ít nhất là 5 tiếng lúc 3 tháng tuổi, cho tới lúc hình thành hai giai đoạn ngủ sâu (Non-REM) và giai đoạn ngủ ngắn (REM).
Giai đoạn ngủ sâu (Non-REM: Non – Rapid Eye Movement) là trạng thái vào ban đêm toàn thân thư giãn, nhịp tim và nhịp thở đều nhau. Lúc này cơ thể của trẻ rơi vào trạng thái vô thức, trí não, cơ bắp cũng như các tế bào tận dụng thời gian này để hồi phục.
Giai đoạn ngủ ngắn (REM: Rapid Eye Movement) là trạng thái ngủ chập chờn, do não cần tiêu thụ nhiều oxy và năng lượng. Nên nhịp tim và nhịp thở không đều nhau, dồn dập hơn so với chu kỳ ngủ sâu.
Chu kỳ giấc ngủ ngắn ở người trưởng thành kéo dài từ 1-2 tiếng nhiều hơn thời lượng ngủ ở trẻ sơ sinh từ 40-60 phút, nên trẻ dễ bị thức giấc thường xuyên hơn. Trong quá trình hoạt động giấc ngủ nên để các trẻ nằm trên nôi riêng và đặt ở cạnh giường phụ huynh để tiện chăm sóc và theo dõi, giúp hạn chế và làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ (SIDS).
Xem thêm: Hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS)
Giấc ngủ không bình thường ở trẻ
Giấc ngủ không bình thường ở trẻ thường được biểu hiện các vấn đề như: trẻ thường xuyên quấy khóc đêm, trẻ ngủ hay bị giật mình hoặc gặp mơ ác mộng…
➤ Trẻ khóc dạ đề, quấy khóc đêm
Khóc dạ đề (colic) là tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện dễ nhận thấy như tiếng khóc mỗi lúc càng lớn, thời gian quấy khóc kéo dài, trẻ giật mình khi ngủ, mặt nhễ nhại mồ hôi, tần suất khóc vào chiều tối hoặc ban đêm nhiều hơn 3 tiếng/ngày. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển ở trẻ.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy trẻ bị khóc dạ đề hồi nhỏ còn bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý khi lớn lên như bị rối loạn giấc ngủ, hung hăng hơn trẻ bình thường, tính tự cao và dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm. Các phụ huynh có thể nên áp dụng một số mẹo dân gian hoặc đơn cử cần quan tâm và chăm sóc cho trẻ hơn mỗi ngày.
➤ Trẻ hay vặn mình
Một số yếu tố khiến trẻ khi ngủ hay vặn mình có thể do môi trường xung quanh ồn ào không thoải mái, do trẻ bị đói, khi trẻ đi vệ sinh thường vặn mình và kèm rặn, một số biểu hiện kèm theo các triệu chứng kéo dài như đổ mồ hôi, nôn, quấy khóc, lên cân chậm, bị còi xương, thiếu canxi, trẻ bị tổn thương da do côn trùng cắn, bị nóng, ngứa, rát, …
Việc này các phụ huynh cần lưu ý và thận trọng, trường hợp thiếu canxi còn có thể gây co thắt thanh quản, khiến trẻ ngừng thở, tím tái hoặc đột tử. Lúc này phụ huynh cần bình tĩnh kiểm tra xem trường hợp của trẻ là đang ở biểu hiện sinh lý hay bệnh lý để có hướng giải quyết chữa trị cho trẻ và chăm sóc tốt.
➤ Trẻ bị mộng du hoặc do sợ hãi
Khi ngủ có thể có các biểu hiện như bật khóc, lo lắng, sợ sệt, hoặc bám chặt vào lòng các phụ huynh đang nằm cạnh. Một số trẻ còn bị kích động mạnh mà không thể dỗ dành, có hành động ngồi dậy bò xung quanh, hay dứng dậy bước đi trong vô thức quanh giường cho tới khi trẻ tự chìm vào giấc ngủ thì không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra.
Chứng sợ hãi và mộng du ở trẻ nhỏ đến giai đoạn nhất định sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các trẻ lớn cho đến độ tuổi trưởng thành nếu tình trạng này còn kéo dài rất dễ gặp phải một số bệnh lý liên quan, trong đó có trầm cảm và cần phải được điều trị.
➤ Trẻ gặp ác mộng khi ngủ
Những giấc mơ đáng sợ có thể xuất hiện vào giai đoạn ngủ sâu (Non-REM) rồi chuyển sang giấc ngủ ngắn (REM) với các biểu hiện và hành vi la hét thất thanh, khóc nức nở, giơ chân đạp lung tung về mọi hướng, giống như trẻ đang phải vật lộn với một điều gì kinh khủng trong giấc mơ.
Việc trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng này có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tinh thần mà các bậc phụ huynh cần theo dõi và quan tâm trẻ nhiều hơn. Cách để nhanh chóng giải quyết vấn đề này, khi lặp lại một lần nữa là cần nhanh chóng thức trẻ dậy để trấn an tinh thần trẻ.
➤ Trẻ ngủ không sâu giấc
Trẻ ngủ không sâu giấc chưa phải là trường hợp hiếm có, mà còn gặp ở những trẻ có giấc ngủ ngon bất chợt tỉnh giấc vào ban đêm. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này do trẻ xoay sở khi ngủ, do bị sốt, ốm, một bệnh lý nào đó hoặc một sự kiện căng thẳng mà trẻ giữ trong lòng.
Các phụ huynh cần bình tĩnh dỗ dành trẻ, bật đèn sáng và trò truyện khi trẻ bất chợt tỉnh giấc, cho tới khi trẻ cảm thấy có sự quan tâm và bảo vệ mình. Một vài cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon mà không tỉnh giấc trong đêm như tạo thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ vào buổi tối, kết hợp với giấc ngủ ngắn trong ngày.
Khắc phục tình trạng giấc ngủ ở trẻ ra sao?
Hầu hết các phụ huynh đều cho rằng họ thường xuyên bị mất ngủ và đôi lúc cảm thấy bực bội và trách móc trẻ. Nhưng liệu rằng các phụ huynh đã chăm sóc trẻ đúng cách hay chưa thì chưa một ai trả lời được. Dưới đây là những điều các phụ huynh nên và không nên làm. Cụ thể:
Những điều phụ huynh nên làm
- Cần cho trẻ vận động hàng ngày như đi bộ vào buổi sáng, tập thể dục nhẹ nhàng, và tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng sự sản sinh tự nhiên melatonin (hóc môn tạo giấc ngủ) thời điểm lý tưởng để tắm nắng (buổi sáng từ 9h-10h, buổi chiều từ 15h-17h).
- Massage cho trẻ mỗi tối trước khi ngủ bằng các bài như massage bụng, massage lưng, massage tay, massage lưng, đặc biệt massage đầu hoặc chân là cách giúp trẻ dễ ngủ hiệu quả nhất. Đồng thời giúp lưu thông máu tốt, giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và được thư giãn
- Cần thay đồ thoải mái cho trẻ khi ngủ, bởi da trẻ khá nhạy cảm nếu tiếp xúc hay chạm vào các loại vải kém chất lượng sẽ gây cảm giác khó chịu và khiến trẻ xoay sở rất lâu mới ngủ được. Phụ huynh nên để trẻ mặc đồ cotton hoặc vải mềm.
- Tạo không gian phòng ngủ cho trẻ với ánh sáng êm dịu, yên tĩnh, và nên đặt nôi hoặc giường của trẻ sát giương các phụ huynh. Như vậy sẽ khiến trẻ có cảm giác an tâm hơn khi ngủ.
Những điều phụ huynh nên tránh
- Các phụ huynh nên tắt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad, trước khi trẻ đi ngủ, hạn chế cho trẻ sử dụng trước khi ngủ. Bởi tác hại của các thiết bị này tác động đến tâm trí của trẻ, lôi cuốn, kích thích trẻ trôi qua cơn buồn ngủ rất nhanh.
- Chỉ cần để ý một chút, các phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy các biểu hiện khi trẻ có hiện tượng buồn ngủ như dụi mắt, ngáp nhẹ, hoạt động chậm chạp, không còn hứng thú khi chơi, mắt lờ đờ hoặc mắt đỏ có thể gần rơm rớm khóc, …
- Không để trẻ ăn quá no trước khi ngủ, bởi có thể gây đầy bụng, khiến trẻ có cảm giác khó chịu, tức bụng gây cản trở đến giấc ngủ ở trẻ.
- Khi trẻ bất chợt tỉnh giấc vào ban đêm, điều đầu tiên là trẻ sẽ quan sát xung quanh sau đó bắt đầu khóc. Lúc này, nhiều phụ huynh sẽ chạy liền đến ôm và dỗ dành bé. Chính cách làm sai lầm này lại mất đi cách tự ngủ lại ở trẻ.
- Không chiều theo các yêu sách của trẻ, khi trẻ ngày càng nhận thức được sẽ đòi hỏi bằng cách thăm dò qua các yêu cầu, làm nũng các phụ huynh
Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc, … Các phụ huynh có thể cho con sử dụng Sonno bimbi giúp giấc ngủ ở trẻ sâu giấc một cách tự nhiên.
Sonno Bimbi là dòng sản phẩm duy nhất được chuẩn hóa tại Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho trẻ giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay thức đêm, trẻ dễ bị căng thẳng, khó ngủ ở trẻ. Với 100% thành phần dạng dịch chiết xuất từ thảo dược từ thiên nhiên, không chứa đường Lactose, an toàn với cơ thể của trẻ và giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Thành phần của Siro Sonno Bimbi
- Tía tô đất: Có tác dụng chống lại căng thẳng thần kinh, kích thích ngủ ngon và làm giảm rối loạn tiêu hóa, đã được sử dụng từ lâu trong dân gian. Đây được coi là “thảo dược quý” giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc tự nhiên, cải thiện tốt tình trạng trẻ quấy khóc đêm, hay vặn mình.
- Hoa đoạn lá bạc: Được ví như một loại thần dược giúp trẻ giảm ho, ngủ ngon, giảm lo lắng và căng thẳng, … Dịch chiết hoa Đoạn lá bạc có chứa chủ yếu flanovoid, đặc biệt là hoạt chất quercetin và kaempferol giúp thư giãn hệ thần kinh và giúp trẻ giảm tình trạng quấy khóc đêm.
- Hoa lạc tiên tây: Là thảo dược tự nhiên, có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp trẻ có giấc ngủ ngon tự nhiên nhất. Bởi dịch chiết từ hoa lạc tiên tây làm tăng axit gamma aminobutyric (GABA), làm giảm hoạt động của tế bào não. Điều này khiến trẻ cảm thấy được thư giãn và ngủ ngon hơn, giảm tình trạng hay giật mình, gào thét, quấy khóc đêm ở trẻ.
Công dụng
- Giúp trẻ giảm căng thẳng, giúp tinh thần khỏe mạnh.
- Giúp trẻ thư giãn, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
- Bình ổn hệ tiêu hóa, xoa dịu đường ruột, giúp có giấc ngủ ngon sâu giấc.
- Giảm tình trạng khó chịu quấy khóc đêm, khóc dạ đề, mang tới cơn buồn ngủ tự nhiên.
Đối tượng nên dùng
Dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi trở lên
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trẻ quấy khóc, hay tình giấc ban đêm.
- Trẻ bị căng thằng thần kinh.
- Trẻ khóc dạ đề (hội chứng colic).
Lời kết
Hy vọng, với các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở trẻ được phân tích trong bài viết này, phần nào đã mô tả được nhiều thực tế của trẻ để các bậc phụ huynh có thể tìm ra một phương án phù hợp với trẻ nhất. Giúp trẻ ngủ ngon giấc một cách tự nhiên và cải thiện các tình trạng khó chịu ở trẻ. Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe để chăm sóc và bảo vệ các con thật tốt.