Bé ngủ hay giật mình nên xử lý ra sao?

Trẻ sơ sinh khi ngủ hay bị giật mình là tình trạng phổ biến và điều này luôn được các cha mẹ quan tâm lo lắng, không biết phải xử lý ra sao? Làm thế nào để bé hết tình trạng này? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các cha mẹ hiểu hơn và có những xử lý cho trẻ trong những tình huống như vậy.

a1

Có đến 50% trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ.

Nguyên nhân khiến bé giật mình khóc thét khi ngủ

Thông thường trẻ bị giật mình khi ngủ thường do đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi với giấc ngủ đêm thì ngoài ra có thể còn do những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ.

  • Do trẻ chướng bụng hoặc đầy hơi khiến bé khó chịu khi ngủ.
  • Do tác động như bé đói, bé tè dầm ẩm ướt.
  • Do tâm lí bé bị xáo trộn: mẹ mới đi làm, thay người chăm sóc bé…
  • Trẻ giật mình khi ngủ do thiếu canxi: trẻ thiếu canxi còn có dấu hiệu như: chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… Tốt nhất là nên đưa bé đi làm xét nghiệm máu để biết rõ nhất xem có thiếu canxi hay không và bổ sung vitaminD theo hướng dẫm của bác sĩ và thường xuyên cho bé tắm nắng đầy đủ.
  • Trẻ cũng gặp ác mộng khi ngủ: Trẻ sơ sinh đang ngủ mà la hét khóc lóc có thể bé vừa trải qua cơn ác mộng. Tuy nhiên nhiều khi đó chỉ là hội chứng sợ đêm vô hại ở 1 số bé.Hội chứng xuất hiện sau khi bé ngủ và khiến bé thức giấc nhưng không tỉnh táo. Hội chứng này chỉ xuất hiện ở các bé mấu giáo.
  • Trẻ có bất thường ở não: Ngủ giật mình nhiều cũng có thể là dấu hiệu bất thường của não bộ. Với trường hợp này, cần đưa trẻ đến cơ sở ý tế, bệnh viện và qua kiểm tra của những chuyên mới có thể chẩn đoán chính xác.
  • Ngoài ra trẻ có thể mắc các bệnh lý viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa…..
  • Hoặc trẻ có thể bị yếu tố bên ngoài tác động như côn trùng cắn bứt rứt, nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá, quần áo mặc có thể gây khó chịu cho trẻ, hay âm thanh, ánh sáng quá ồn ào….Khiến trẻ khó ngủ và thức dậy giữa đêm quấy khóc.
  • Cha mẹ cần chú ý tạo môi trường phòng ngủ thích hợp cho bé, tập cho bé thói quen ngủ đúng giấc, ngủ trên giường hoặc trên nôi.

Cách xử lý khi bé ngủ hay bị giật mình

Trẻ  sơ sinh cũng như trẻ nhỏ thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ chập chờn không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân nặng và chiều cao. Để hạn chế những hiện tượng này cha mẹ cần lưu ý:

  • Thường xuyên cho bé tắm nắng đầy đủ, bên cạnh đó nếu có dấu hiệu bé khó ngủ nên cho bé đến bệnh viện kiểm tra để xem bé có bị thiếu canxi hay không. Ngoài ra mẹ cho bé bú cũng cần ăn đầy đủ các thực phẩm giàu vitaminD.
  • Không để đèn quá sáng khi trẻ ngủ.

a2

Ánh sáng phòng ngủ vừa phải sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn

  • Không chạy đến ôm ấp vỗ về ngay khi trẻ giật mình mà hãy quan sát xem trẻ có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé khóc hoặc cử động mạnh lúc ấy cha mẹ mới chạy đến dỗ dành bé. Điều này nhằm tạo thói quen tốt để trẻ không quá phụ thuộc vào cha mẹ ôm ấp.
  • Không nên quấn tã quá chặt, hay mặc quá nhiều quần áo khi trẻ ngủ, tránh đổ mồ hôi và trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
  • Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì hãy giữ tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.hayx để bé ngủ được thoải mái để bé quen, tránh nằm 1 mình bé sẽ bị giật mình.
  • Khi bé giật mình thức giấc hãy cho bé uống nước, ngồi với bé đến khi bé bình tĩnh kể lại giấc mơ và điều làm bé sợ sẽ giúp bé quên dần những hình ảnh không đẹp trong mơ.
  • Cha mẹ chủ yếu chỉ cần trấn an bé chứ không cần giải thích về giấc mơ vì các bé cũng quá nhỏ để hiểu hết.
  • Đừng tự làm mình áp lực, trẻ giật mình khi ngủ vì giấc mơ là những tâm sinh lý hết sức bình thường hãy thoải mái. Bạn chỉ cần trấn an bé để bé ngủ tiếp là đủ.
  • Tập cho trẻ tự ngủ trở lại. Nếu bé ngủ lại được sau mỗi lần giật mình thì đó là tín hiệu tốt. Nếu bé khóc dai dẳng, hãy bế bé lên và dỗ dành để bé ngủ trở lại. Đừng để mặc bé khóc quá lâu vì điều đó sẽ khiến bé chịu tác động tâm lý rất lớn.
  • Sau khi bú cữ đêm, cho bé đứng chơi và thư giãn một lúc trước khi ngủ để tránh trào ngược, đầy bụng và ợ hơi khi bé ngủ.

Đọc tham khảo: “11 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon nhanh hiệu quả”

Ngoài ra để giúp bé ngủ ngon, không còn khóc dạ đề, gắt ngủ, khó ngủ, giật mình khi ngủ. Cha mẹ có thể cho bé sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé.

Fitobimbi Sonno có thành phần gồm: Chiết xuất hoa Lạc tiên tây, Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc, Chiết xuất lá Tía tô đất, Tinh dầu Tía tô đất. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm bạn vui lòng gọi đến Tổng đài (miễn cước): 1800.8070 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!

 

22 thoughts on “Bé ngủ hay giật mình nên xử lý ra sao?”

  1. Bé nhà mình ban ngày ngủ gật gà gật gù, ít khi dc một giấc sâu, ban đêm thì quấy mặc dù dụi mắt buồn ngủ mà ko ngủ được, chỉ khóc đòi mẹ. Mình nên dùng bonno như thế nào để cải thiện tình hình.

    Reply
    • Chào bạn, hiện bé được mấy tháng tuổi và Bé đã gặp tình trạng này kéo dài bao lâu rồi? Ngoài tình trạng trên, bé còn mắc thêm bệnh lý nào khác không?
      Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé như: môi trường phòng ốc kém chất lượng, trẻ mệt mỏi, stress kéo dài, trước đây con đã gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, hoặc các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ,….
      Để giúp cải thiện tình trạng của bé, bạn nên chú ý giữ môi trường phòng ốc thông thoáng, ít tiếng ồn, giúp trẻ thư giãn, có những khoảng khung giờ vui chơi lành mạnh cùng gia đình. Nếu có các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ bạn nên sớm điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Ngoài ra, để hỗ trợ bé có giấc ngủ ngon, tự nhiên, bạn có thể kết hợp cùng Sonno bimbi – 100% thảo dược chuẩn hóa châu Âu (quy trình sản xuất nghiêm ngặt đảm bảo an toàn, chất lượng). Trong thành phần của Sonno có chứa: dịch chiết Đoạn Lá Bạc, Lạc Tiên Tây, Tía Tô Đất hoàn toàn lành tính với trẻ nhỏ.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính bạn nhé.

      Reply
  2. từ lúc con tôi đi học, tối ngủ giật mình dạy là khóc, một đêm khoảng 5 -> 6 lần, vậy con tôi bị gi và cách chửa trị như thế nào? xin bác sĩ tư vấn cho tôi.

    Reply
    • Chào bạn Thảo
      Bé được mấy tuổi và cân nặng thế nào? Bé gặp tình trạng trên kéo dài bao lâu rồi? Bạn cho bé đi học từ khi nào?
      Bạn nên kiểm tra lại về không gian ngủ của bé, có đươc thoáng đãng yên tĩnh không? Cường độ ánh sáng trong không gian phòng ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé không? Khi trẻ đi lớp có thể bé chưa thể làm quen với môi trường lớp học,nên rất dễ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh non nớt của bé khiến giấc ngủ đêm của trẻ không đảm bảo chất lượng, khiến bé giật mình và khóc trong đêm.
      Bạn cần phải:
      – Giữ không gian ngủ thoáng đãng, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn.
      – Massage cho bé trước khi cho bé đi vào giấc.
      – Không để ánh sáng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp giấc ngủ cho con.
      – Bạn nên giúp bé làm quen với môi trường lớp học như: cô giáo, bạn bè, nội quy lớp học. Mọi thông tin của bé, bạn nên trao đổi trực tiếp với giáo viên, cùng với giáo viên hỗ trợ bé trong quá trình bé đi học.
      – Sử dụng kết hợp siro 100% thảo dược Sonno của Ý, để giúp hệ thần kinh của bé an dịu hơn hơn, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn nên gọi về tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính để được tư vấn trực tiếp nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

      Reply
    • Chào bạn Việt Hương,
      Hiện tượng bé khóc thét, hoảng sợ giữa đêm có thể do sự kích thích của thế giới bên ngoài tác động lên đầu mút thần kinh của trẻ rồi truyền đến đại não. Lúc này, sự phát triển của hệ thống thần kinh của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện dẫn đến phản ứng kích thích là biểu hiện khiếp sợ và khóc thét.
      Để khắc phục hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý:
      – Thường xuyên vỗ về, ôm ấp trẻ: Được cha mẹ ôm ấp, tâm trạng của trẻ sẽ ổn định.
      – Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh: Không nên đặt điện thoại ở bên cạnh trẻ, đặc biệt là không đặt gần giường trẻ. Không xem ti vi hoặc nói to trong phòng ngủ của trẻ. Có thể phát những ca khúc mà trẻ thích nghe với âm lượng vừa phải trong phòng, như vậy có thể át được những âm thanh nhỏ và đột ngột.
      Không nên đem trẻ ra ngoài lâu, tránh những nơi công cộng đông đúc, ồn ào. Nếu như trẻ khóc, tốt nhất nên về nhà ngay.
      – Hạn chế tiếp khách: Khi một em bé mới chào đời, bạn bè thân thiết có thể sẽ cảm thấy rất vui mừng, mọi người sẽ đến thăm hỏi và gặp em bé. Nhưng nếu như số lượng quá đông, hơn nữa lại nói lớn tiếng thì sẽ khiến trẻ giật mình hoảng sợ.
      Ngoài ra, bạn nên sử dụng sản phẩm Sonno bimbi giúp an dịu hệ thần kinh cho bé, khắc phục được tình trạng bé bị khóc thét hoảng sợ.
      Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé nhà mình, vui lòng gọi đến số hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia hỗ trợ.
      Chúc bé và bạn mạnh khỏe!

      Reply
  3. Cho e hoi sua tru dong khi lay ra khoi tu ham nong cho be bu nhung tren binh e thay co mau vang nhat co mang dâu nhu zay la sua co bi j ko

    Reply
    • Chào bạn Mỹ Xuyên,
      Hiện nay, việc tích trữ sữa là điều rất nhiều bà mẹ đang làm để bảo quản cho bé sử dụng lâu dài khi mẹ đi làm trở lại hoặc vắng nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rã đông sữa, để sữa vẫn giữ được chất lượng chất tốt. Sau khi lấy sữa mẹ trữ đông từ tủ lạnh ra, mẹ cần chú ý những điều sau:
      – Mẹ cho sữa rã đông xuống ngăn mát trước 1 đêm, và chuyển ra ngoài nhiệt độ phòng để tan tự nhiên hoặc ngâm nước ấm vào ngày hôm sau. Tuyệt đối không rã đông bằng lò vi sóng.
      – Sữa từ ngăn mát lấy vừa đủ dùng ra ngoài ngâm nước nóng hoặc cho vào máy hâm sữa, đạt nhiệt độ khoảng 40 độ C là có thể cho bé bú. Nhiệt độ cao bắt đầu từ 70 độ C thì sữa bắt đầu mất chất.
      Sữa trữ ngăn mát và ngăn đá sau một thời gian có thể tách làm 2-3 lớp, 1 lớp như nước trong bên dưới là lớp trắng đục bên trên như váng sữa, có cả 1 lớp váng vàng như nghệ trên cùng. Việc này là bình thường vì sữa có nhiều chất béo khi giảm nhiệt độ phân tách ra từng lớp, mẹ hâm ấm lại và lắc đều nhẹ tay để sữa hòa lẫn vào nhau.
      Chúc bé và mẹ khỏe mạnh!

      Reply
  4. Chào bác sỹ.
    Bác sỹ cho em hỏi: Bé nhà em chưa được 2 tháng. Đêm bé chỉ bú sữa 2 hoặc 3 lần thôi. Nhưng khi ngủ bé thường trằn trọc tay chân khuya khoắng thở giống như người lớn thở dài em tưởng bé dậy cho bú nhưng thực ra bé vẫn ngủ bình thường. Xin hỏi bác sỹ như thế có vấn đề gì hay không ah?
    Cảm ơn bác sỹ.

    Reply
    • Bạn Hạt thân mến,
      Đối với trẻ sơ sinh, trung bình cứ 2 tiếng trẻ bú 1 lần. Việc bé nhà bạn ban đêm chỉ bú sữa 2-3 lần là hoàn toàn bình thường nhé!
      Bé hay trằn trọc, ngủ không sâu giấc có thể do một số nguyên nhân sau:
      – Trẻ bị rối loạn tiêu hóa => bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Đối với trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa chức năng như đầy hơi, chướng bụng => có thể tham khảo sử dụng Gas bimbi giúp giảm đầy hơi, chướng bụng cho bé.
      – Trẻ bị căng thẳng thần kinh: đối với trẻ sơ sinh, hệ thần kinh của bé mới đang dần hoàn thiện, vì thế rất dễ bị ức chế tâm lý bởi quát mắng, dọa nạt hoặc những âm thanh lớn, … Vì thế, mẹ nên tạo môi trường yên tĩnh, sử dụng các biện pháp gần gũi, ôm ấp nhẹ nhàng với bé.
      Đối với trường hợp ngủ không sâu giấc như bé nhà mình, bạn nên sử dụng sản phẩm Sonno bimbi để giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên, do đó trí tuệ của trẻ cũng được hoàn thiện. Sonno bimbi chứa 100% dịch chiết thảo dược châu Âu, bào chế dạng nhỏ giọt tiện dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được lưu hành tại Châu Âu hơn 10 năm qua và đã được chứng minh an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
      Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của bé nhà mình, bạn có thể gọi điện về số hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia tư vấn.
      Chúc bé khỏe mạnh!

      Reply

Leave a Comment