Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Mẹ chớ coi thường!!!

Ngày nay, khoa học công nghệ hiện đại, càng có quá nhiều thứ ảnh hưởng và chi phối với trẻ, dẫn đến hiện tượng trẻ bị rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng. Điều này ảnh hưởng không ít tới sức khỏe, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vậy thế để nhận biết và có những cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có gì cần lưu ý, các bậc cha mẹ có thể tìm ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tình trạng rối loạn giấc ngủ, sau đây là một số nguyên nhân chính:

  • Do trẻ thay đổi môi trường sống quá đột ngột, trẻ chưa quen, chưa thể thích nghi với môi trường mới, còn nhiều lạ lẫm dẫn tới tình trạng hẫng hụt, buồn chán, hoảng sợ.
  • Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến khó chịu, khó ngủ, ức chế.
  • Trẻ bị viêm mũi họng ngạt mũi, khó thở, viêm tai giữa gây nên trạng thái mệt mỏi, đau, khó chịu, trằn trọc…
  • Do trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng, vi chất, khoáng chất gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi và thường liên quan đến mất cân bằng hệ thần kinh trung ương do chưa phát triển hoàn thiện. Khi đó, các bác sĩ có thể cho một chút sản phẩm để điều chỉnh lại giấc ngủ của trẻ.

trieu-chung-roi-loan-giac-ngu-o-tre-em

Ác mộng là một dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

  • Cơn miên hành (Mộng du): Là hành động đang ngủ mà ngồi dậy nói chuyện, đi đâu hoặc thậm chí làm việc mà mà không hề ý thức được. Mộng du thường xảy ra khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ và thường kéo dài 10-15 phút. Trẻ em và người lớn quá căng thẳng đều có thể gặp hội chứng rối loạn giấc ngủ này. Sau cơn mộng du này trẻ sẽ ngủ tiếp và không nhớ gì vào buổi sáng hôm sau. Ngoài ra có 10-15% trẻ từ 5-12 tuổi mắc phải chứng bệnh này, bé trai bị nhiều hơn bé gái. Một số ít người ở tuổi trưởng thành có thể vẫn bị mắc chứng này khi có sang chấn tâm lý.
  • Hội chứng Hypersomnia: Đó là một loại rối loạn giấc ngủ khi trẻ buồn ngủ ban ngày nhưng lại rất khó ngủ và ngủ rất ít vào ban đêm.
  • Khó ngủ, ít ngủ, ngủ chập chờn: Trẻ rất dễ ốm do thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, sức đề kháng bị suy giảm.
  • Ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc đêm: Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chậm lớn: Giấc ngủ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Khi ngủ trẻ ngủ ngon giấc, kích thích tuyền tiền yên tăng tiết hormone tăng trưởng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nếu trẻ thường xuyên mất ngủ dẫn tới trẻ chậm tăng cân
  • Nghiến răng: Nghiến răng nghe có vẻ không liên quan đến giấc ngủ, nhưng lại là biểu hiện thầm lặng của chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bí ẩn về vấn đề này mà khoa học chưa thể giải thích được.
  • Mê sảng: Trẻ ngủ mê sảng là một triệu chứng cũng rất dễ nhận biết, trẻ khi ngủ dễ nói mơ, cười, thường có hành vi trở mình nhiều lần khi ngủ hay tỉnh giấc vào ban đêm.

Tác hại của rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

  • Căng thẳng thần kinh, cơ thể bị suy nhược, gầy mòn, thiếu tỉnh táo và minh mẫn: chỉ số IQ giảm. Kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, giảm sút trí tuệ, sinh ra nhiều bệnh về não.
  • Gây rối loạn tiết hormone, kéo theo chán ăn, ăn không ngon miệng, chậm tăng cân, hoặc lo âu, tự kỉ …
  • Cơ thể mất trạng thái cân bằng, căng thẳng hệ thần kinh, gây rối loạn, bé dễ ra mồ hôi trộm khi ngủ, suy giảm miễn dịch, dễ bị ốm đau, ho, viêm nhiễm đường hô hấp.

Tre-quay-khoc

 

Trẻ quấy khóc, gào thét sợ hãi bồn chồn trong vô thức

Các biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Tùy từng hội chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ mà cha mẹ có thể đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. Ngoài ra, để giúp trẻ ngủ ngon và phòng ngừa một số tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi trẻ mắc một trong số các biểu hiện trên, cha mẹ nên áp dụng một số cách sau:

  • Tạo không gian yên tĩnh, để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài, tắt hết các thiết bị điện tử, để chuông điện thoại nhỏ không ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Không để trẻ đùa nghịch nhiều, đùa nghịch hò hét quá mức sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ và cơn mơ của trẻ, có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương…
  • Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, trong lành, vệ sinh sạch sẽ chăn đệm giường chiếu thơm tho sạch sẽ để trẻ có giấc ngủ chất lượng nhất.
  • Tập cho trẻ có nếp sinh hoạt đúng giờ sẽ giúp trẻ có giờ ngủ cố định, tránh buồn ngủ quá dẫn đến quấy hờn. Ngoài ra ngủ đúng giờ, ngủ sớm rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Ngoài ra nên kể cho trẻ câu chuyện hoặc hát ru trẻ, ôm ấp vỗ về sẽ giúp tâm lý trẻ ổn định hơn, giấc ngủ của trẻ sẽ dễ hơn.
  • Khi trẻ bị cơn miên hành hoặc quá hoảng sợ, cha mẹ nên an ủi, dỗ dành, nằm vuốt ve trẻ và nhẹ nhàng ru trẻ vào giấc ngủ.
  • Nếu trẻ bị rối loạn ngủ thường xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị cơn trong 7 đêm liên tục, sau đó chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước cơn vẫn thường bị 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ tiếp. Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì bản thân trẻ và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Tuy nhiên, nhiều ba mẹ dù đã áp dụng hết các biện pháp trên nhưng bé vẫn khó ngủ, ngủ ít, ngủ chập chờn, thậm chí quấy khóc đêm kéo dài … Khi đó, ba mẹ có thể tham khảo bổ sung sản phẩm SONNO bimbi – Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp cân bằng lại giấc ngủ sinh lý và giúp bé ngủ ngon sâu giấc tự nhiên hơn.

Xem thêm: ” Cách làm trẻ ngủ sâu giấc

Ngoài ra để giúp cha mẹ chăm sóc giấc ngủ cho con em mình, có một loại thực phẩm mang tên Fitobimbi Sonno. Fitobimbi Sonno có thành phần gồm: Chiết xuất hoa Lạc tiên tây, Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc, Chiết xuất lá Tía tô đất, Tinh dầu Tía tô đất. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.

Fitobimbi Sonno - Giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên
Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ bé ngủ ngon, sâu giấc.

Cách dùng Fitobimbi Sonno: 1 lần hút tương đương với 15 giọt. Siro vị ngọt thanh dễ uống. Trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi: Dùng 10 đến 20 giọt vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có nhu cầu. Có thể sử dụng liên tục trong ít nhất 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể sử dụng thành nhiều đợt trong một năm, mỗi đợt kéo dài không quá 3 tháng. Sản phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước, đồ uống khác (trà, sữa, trà hoa cúc, nước hoa quả). Lắc kĩ trước khi dùng.

Fitobimbi Sonno với nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt từ Italia (theo GMP, ISO 22000) nên phù hợp với trẻ nhỏ. Để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm, Qúy khách vui lòng gọi đến Tổng đài: 1800.8070 hoặc hotline 0976.80.77.22 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!

 

40 thoughts on “Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Mẹ chớ coi thường!!!”

  1. tư vấn trẻ hay thức đêm, khó ngủ- trẻ có cơ địa dị ứng đạm trong thịt bò.

    Reply
    • Chào bạn!
      Tình trạng khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, giật mình, vặn mình, gắt ngủ, quấy khóc đêm, thức khuya, ngủ muộn … đều là biểu hiện của tình trạng rối loại giấc ngủ. Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng, thể chất và khả năng nhận thức của bé sau này.
      Để hỗ trợ cải thiện tình trạng này bạn nên:
      Tập thói quen tốt trước ngủ bằng các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ… Nên làm hàng ngày, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện.
      Tạo cảm giác an toàn trước khi ngủ bằng cách cho bé mang theo những vật mà bé yêu thích lên giường như gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về bé khi cần thiết….
      Duy trì thời gian ngủ và thức hằng định ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần so với ngày trong tuần.
      Sử dụng thảo dược: Tía tô đất, hoa Lạc tiên tây, hoa Đoạn lá bạc … với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc ban đêm.
      Để được tư vấn thêm, bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính bạn nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

      Reply
  2. Bé nhà e 2 tháng tuổi. Đêm nào cũng 1h sáng bé mới ngủ và ngủ rất ngon đến trưa. Trưa dậy chơi và ngủ chập chờn vài giấc. Có thể tư vấn cho e cách để bé ngủ ngoan vào đêm được không vậy

    Reply
    • Chào bạn Minh Trâm,
      Theo như những gì bạn chia sẻ, bé 2 tháng ngủ muộn, ban ngày ngủ chập chờn, không sâu giấc, bạn có thể cải thiện tình trạng này cho con bằng cách áp dụng một số biện pháp sau:
      – Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, giảm ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ phòng ngủ nên duy trì từ 27-28 độ C.
      – Đảm bảo bé được bú no trước khi đi ngủ.
      – Tắm nắng thường xuyên cho bé để tăng cường hấp thu vitamin D qua da, phòng chống còi xương.
      – Bổ sung 10-15 giọt Sonno bimbi cho bé vào khoảng 8-9h tối để tập dần cho bé thói quen ngủ sớm hơn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc cho bé.
      Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về tình trạng giấc ngủ của bé, bạn vui lòng gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 8070 hoặc hotline 0976.80.77.22 để được chuyên gia hỗ trợ.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Reply
  3. Bé e dc 4 tháng tuổi ban ngày ngủ giấc rất ngắn ( 1 tiếng đổ lại) ban đêm ngủ cũng khoảng một tiếng giật mình dậy khóc phải bế lên để dỗ hoặc cho bú mới nín ngủ tiếp. Như vậy có gọi là rối loạn giấc ngủ ko

    Reply
    • Chào bạn
      Với những triệu chứng như bạn mô tả, bé đang gặp tình trạng rối loạn chất lượng giấc ngủ bạn nhé. Thông thường nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ với trẻ nhỏ như bé nhà bạn có thể do: con chưa nhận biết được ngày đêm, chưa làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, hoặc có thể do bé ăn chưa đủ lượng hoặc ăn quá no,…..
      Bạn nên dùng Sonno bimbi 100% thảo dược chuẩn hóa châu âu, giúp bé dễ đi vào giấc, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn bạn nhé.
      Ngoài ra, bạn chú ý kèm theo 1 số biện pháp sau:
      – Giữ không gian ngủ thoáng đãng, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn.
      – Massage cho bé trước khi cho bé đi vào giấc.
      – Không để ánh sáng manh, ảnh hưởng trực tiếp giấc ngủ cho con.
      – Cho bé bú đủ lượng, không để bé bú quá no hoặc quá đói.
      Để được tư vấn thêm, bạn chủ động liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8070 giờ hành chính nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

      Reply
  4. Em có bé trai 9 tuổi, một tuần rồi đêm nào bé cũng giật mình thúc giấc trong lúc đang ngủ rồi khóc và đi trong vô thức, điều này xảy ra 1 đến 2 tiếng đông hồ sau khi bắt đầu giấc ngủ. Cho em xin ý kiến BÁC SỸ em nên đưa bé đi khám thế nào là tốt ạ?

    Reply
    • Chào bạn
      Bé đang gặp tình trạng rối loạn về chất lượng giấc ngủ bạn nhé. Với tình trạng này bạn cần phải cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé càng sớm, càng tốt. Khi bé ngủ ngon sâu giấc, sẽ giúp giảm căng thẳng thần kinh cho bé, bé khỏe mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần.
      Bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp sau:
      – Giữ không gian ngủ của trẻ được thoáng đãng yên tĩnh.
      – Giúp bé đi ngủ đúng vào khung giờ nhất định.
      – Nên để bé vui chơi lành mạnh, trò chuyện với người thân trong gia đình.
      – Tuyệt đối không cho bé xem phim, dùng máy tính, điện thoại trước khi đi vào giấc ngủ.
      – Bổ sung đầy đủ về lượng và chất dinh dưỡng từ bữa ăn, sữa, trái cây, rau củ quả hàng ngày.
      – Bổ sung thêm siro thảo dược Sonno bimbi để các thành phần thảo dược: dịch chiết Đoạn Lá Bạc, Lạc Tiên Tây, và Tía Tô Đất sẽ giúp hệ thần kinh của bé được an dịu hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Liệu trình sử dụng tốt nhất cho bé là từ 2-3 tháng.
      Để được tư vấn cụ thể hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng của bé, bạn vui lòng gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 8070 (miễn cước) để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sức khỏe!

      Reply
  5. Bé mình. Từ lúc sinh tới h được 19th . Nhưng ko có đêm nào ngủ ngon giấc. Đêm nào cũng dây 5 . 6 lần. Đi khám bs rồi nhưng k khá hơn

    Reply
    • Chào chị Ngọc Thảo,
      Hiện nay con 19 tháng thì không biết chiều cao cân nặng của bé như thế nào rồi ạ? Bạn đã bổ sung đầy đủ vitamin D cũng như Canxi cho con chưa. Do bạn cũng cấp chưa đầy đủ thông tin về tuổi, giới tính cũng như chiều cao cận nặng của con nên tôi sẽ đưa ra các nguyên hay dẫn đến tình trạng khó ngủ của con như :
      Bé rơi vào những tuần khủng hoảng – wonder week:
      Wonder week (ww) là các tuần phát triển kĩ năng phát triển và tinh thần ở trẻ. Đây là các giai đoạn mà các bé sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Giai đoạn bão tố là bước khởi đầu để bé bắt đầu học hỏi các kỹ năng, sự phát triển mới, và lúc này bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, chập chờn khóc hờn bỏ ngủ, bỏ ăn… Giờ giấc ăn ngủ đảo lộn tùng phèo. Hết giai đoạn Bão tố là lúc bé sẽ học được kỹ năng mới, có sự nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh, và lúc này bé sẽ đi vào thời kỳ nắng đẹp, mọi thứ trở lại như bình thường, bé của bạn ngoan như chưa bao giờ khó chịu.
      Thay đổi môi trường khiến trẻ ngủ dễ chập chờn, quấy khóc:
      Trẻ ngủ chập chờn có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh, hoặc bởi ánh sáng, bởi nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạn, hoặc thân nhiệt trẻ thay đổi cũng làm trẻ bứt rứt khó chịu, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn dễ tỉnh giấc. Ngoài ra nguyên nhân nữa có thể khiến trẻ ngủ chập chờn đó là sự thay đổi của môi trường sống như thay giường chiếu, võng ngủ thay đổi nơi ngủ, đi du lịch… cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị đánh thức giấc ngủ.
      Do bệnh lý:
      Khi trẻ vào thời điểm mọc răng bứt tai khó chịu. Nhưng khi bé thường xuyên thức đêm mà không xác định được nguyên nhân, do bệnh lý gì cụ thể. Cha mẹ nên đưa bé đi cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh kịp thời.
      Khi trẻ đói hoặc tã bỉm ướt:
      Trong trường hợp trẻ bị đói, trẻ sẽ thức giấc và có những biểu hiện đòi ăn. Bạn đừng cố giỗ bé ngủ trong hoàn cảnh này, mà hãy nhanh chóng cho bé bú sữa hay ăn gì đó để lấp đầy cái bụng rỗng. Bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói và ngủ ngon hơn.Nếu trẻ thức giấc hoặc trằn trọc thử kiểm tra bỉm của bé có thể do tã bỉm ướt làm bé khó chịu. Nếu tã bỉm ướt hãy nhẹ nhang thay cho bé để bé có thể ngủ ngon hơn.
      Sự có mặt của những chiếc răng đầu tiên:
      Em bé của bạn cũng có thể “bị” đánh thức bởi cảm giác khó chịu khi mọc răng, đặc biệt là chiếc răng đầu tiên. Mọc răng thường khiến cho bé cảm thấy bứt rứt khó chịu và thức giấc. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem hàm trên và hàm dưới của bé có dấu hiệu của việc mọc răng hay không nhé!
      Chứng rối loạn lo âu:
      Bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi. Hiện tượng này hay gặp ở những bậc cha mẹ cho trẻ ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập. Khi đó, trẻ bắt đầu cảm thấy lo âu vì sợ phải ngủ riêng. Chúng dễ thức giấc và nhìn cha mẹ của mình vào ban đêm. Trẻ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, giấc ngủ cũng có thể bị xáo trộn bởi lo lắng. Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Khi ấy, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm đòi cha mẹ nằm ngủ chung. Tuy nhiên, những rối loạn cảm xúc này sẽ nhanh qua. Bạn hãy vỗ về bé để bé trở lại giường ngủ, nhưng phải đảm bảo với chúng là bạn sẽ quay lại sớm. Bé sẽ thiếp đi trong lúc “chờ đợi” cha mẹ quay lại.
      Bé bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt:
      Khi bé học thêm được kĩ năng nào đó, ban ngày bé đam mê tập luyện quá nhiều trong giấc ngủ bé cũng ham mê tập luyện. Vì vậy chúng thường xuyên tỉnh giấc. Thời điểm này bé đang chuẩn bị sẵn sàng có một bước nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển. Sự thay đổi của hooc môn tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của bé.
      Bạn có thể cải thiện chứng ngủ không sâu giấc ở trẻ bằng các cách như:
      Nên cho bé ngủ theo giờ quy định, tập luyện thói quen cho bé ngủ đúng giờ. Việc tập cho trẻ và khuôn khổ ăn ngủ giờ giấc ban đầu hơi khó, không phải một sớm một chiều. Nếu cho trẻ vào khuôn khổ được rồi thì việc ăn ngủ của trẻ mẹ sẽ nhàn tênh.
      Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu, bé sẽ dễ dàng bắt đầu giấc ngủ hơn. Để làm được điều này các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho bé để kể chuyện hay mát-xa cho trẻ, ngoài ra nếu có thể bạn hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ.
      Bố trí không gian phòng ngủ hợp lý: Nên giữ cho nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải, thoáng gió, phòng ngủ nên đặt ở chỗ tối, ít ánh sáng. Phòng ngủ yên tĩnh, không qua sồn ào. Tất nhiên không quá phải im lặng, im lặng quá lại phản tác dụng làm trẻ dễ giật mình khi ngủ. Nếu cần có thể dùng máy noise white( tiếng ồn trắng) sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn với tiếng ồn đề đề của máy.
      Tránh cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ. Khi ăn quá no trẻ sẽ bị tức bụng, chướng bụng khó ngủ, trẻ bị tằn trọc dễ nôn trớ. Nên cho bé ăn no vừa đủ để khiến trẻ ấm bụng dễ chìm vào giấc ngủ.
      Mặc quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng phù hợp với nhiệt độ phòng. Nếu sợ bé lạnh có thể dùng thêm chiếc chăn mỏng đắp ngang người trẻ sẽ dễ ngủ hơn.
      Trước giờ 5,6 giờ tối không nên cho trẻ ngủ vì như vậy sẽ khiến trẻ không muốn lên giường đi ngủ khi vào giấc ban tối. Sẽ làm trẻ khó ngủ vì đến giờ mà không thể ngủ được dễ làm trẻ hờn khóc.
      Đồng thời nên dùng kèm sản phẩm Sonno bimbi kết hợp sẽ giúp trẻ cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu giấc, chống quấy khóc đêm, giúp tinh thần khỏe mạnh. Giúp an dịu thần kinh, giảm căng thẳng ở trẻ để bé có giấc ngủ ngon, dễ đi vào giấc ngủ.
      Ngoài ra chị nên gọi tới tổng đài 1800 8070 ( miễn cước) trong giờ hành chính hoặc 0976807722 để được chuyên gia y tế tư vấn kĩ hơn về tình trạng của con cũng như đưa ra được biện pháp phù hợp nhất.
      Chúc con hay ăn chóng lớn!!!

      Reply

Leave a Comment