Hơn 12 giờ đêm, thậm chí tới gần sáng mà con vẫn không chịu ngủ hoặc ngủ chập chờn, thường xuyên quấy khóc… Đó là cảnh quen thuộc đối với rất nhiều bà mẹ bỉm sữa, đặc biệt trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Vậy trong trường hợp trẻ không ngủ sâu giấc thì mẹ nên làm gì để giúp con?
Mục lục
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có gì đặc biệt?
Thông thường, từ lúc mới sinh đến khi 1 tháng tuổi, trẻ ngủ hầu như suốt cả ngày lẫn đêm. Trẻ thường ngủ khoảng 8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Trẻ chỉ thức dậy sau vài giờ ngủ để bú vì cảm thấy đói (2-3 giờ bú 1 lần). Đối với trường hợp đặc biệt như trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… thì trẻ sẽ đòi bú thường xuyên hơn.
Khi mới rời khỏi môi trường bụng mẹ, trẻ vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm. Bởi vậy, nhiều trẻ có thói quen “ngủ ngày, cày đêm”. Trẻ có thể thức rất khuya hoặc ngủ sau 1 thời gian ngắn đã tỉnh giấc… Nếu tình trạng này chỉ kéo dài trong vài tuần thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài thì nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và những người xung quanh.
Những giai đoạn nào trong giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ của trẻ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ sẽ có biểu hiện nằm yên hoặc cử động.
Giấc ngủ của trẻ được chia thành 2 loại:
Giấc ngủ nhanh: là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ nhanh chiếm tới khoảng 50% thời gian ngủ của trẻ trong ngày.
Giấc ngủ chậm: gồm 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Buồn ngủ; mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật
- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ; trẻ vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc rên
- Giai đoạn 3: Ngủ sâu; trẻ im lặng và không cử động
- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu; trẻ im lặng và không cử động
Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2. Sau đó, giấc ngủ lại chuyển sang dạng giấc ngủ nhanh. Mỗi giấc ngủ của trẻ có thể có vài chu kỳ trên. Do đó, trong những tháng đầu, trẻ sơ sinh dễ bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.
Trẻ không ngủ sâu giấc – Tại sao?
Trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc vì rất nhiều lý do. Và mẹ cần tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt để mang tới giấc ngủ trọn vẹn cho con. Sau đây là một số yếu tố khiến trẻ khó ngủ:
- Trẻ đói bụng: Hẳn mẹ đã biết dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên không thể chứa nhiều thức ăn. Khi thấy đói bụng, trẻ sẽ thức dậy để nạp năng lượng. Nếu lượng sữa bú chưa đủ no thì trẻ sẽ khó có thể ngủ sâu và dễ thức giấc.
- Trẻ bị thiếu chất: Khi cơ thể bị thiếu sắt, kẽm thì trẻ sẽ rất khó ngủ ngon. Tình trạng thiếu chất khiến trẻ cảm thấy bứt rứt khó chịu lúc ngủ, dễ giật mình và quấy khóc đêm.
- Trẻ bị ướt tã: Tã hoặc bỉm ướt khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Vì vậy, giấc ngủ cũng sẽ bị gián đoạn.
- Tác động từ môi trường xung quanh: Ánh sáng, tiếng ồn chính là những “thủ phạm” ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ. Bởi vậy, khi trẻ ngủ, cha mẹ cần giữ không gian yên tĩnh, thoải mái và có ánh sáng phù hợp.
- Trẻ mắc bệnh: Với hệ miễn dịch còn non nớt, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi… Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, lười bú và ngủ cũng không ngon giấc.
- Trào ngược dạ dày: Khi bị trào ngược dạ dày, trẻ rất dễ nôn trớ và quấy khóc vào ban đêm. Bởi thế, giấc ngủ của trẻ cũng không được liền mạch.
Mách mẹ trọn bộ bí kíp giúp con ngủ say, ngon giấc
Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ, các mẹ cần áp dụng ngay những biện pháp sau đây:
Đừng để con đói bụng trước khi ngủ!
Khi bụng no, trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ rất nhỏ. Vì vậy, chỉ sau khoảng 2-3 tiếng là trẻ đã thấy đói và thức giấc, đòi bú. Nếu sau hơn 3 tiếng mà trẻ ngủ say, không thức giấc thì mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy và cho bú.
Đắp chăn mỏng cho trẻ
Khi ngủ, mẹ nên đắp cho trẻ 1 chiếc chăn mỏng. Nếu trời lạnh, mẹ có thể đắp 1 chiếc chăn dày hơn. Nếu thời tiết nóng thì mẹ nên đắp 1 chiếc chăn mỏng ngang bụng con. Việc này sẽ giúp tạo cho trẻ cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ và ngủ sâu giấc hơn.
Điều chỉnh đồng hổ sinh học của trẻ
Khi ra ngoài bụng mẹ, trẻ có thể chưa phân biệt được ngày và đêm. Tuy nhiên, theo thời gian, mẹ có thể tập dần cho trẻ ngủ nhiều vào đêm và ngủ ít vào ban ngày.
Ru ngủ bằng âm nhạc
Giọng nói ấm áp của mẹ hay những bản nhạc du dương sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Bởi vậy, trước khi ngủ, mẹ có thể hát ru cho trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn. Đồng thời, hình thành phản xạ có điều kiện là mỗi khi mẹ hát ru là trẻ biết rằng đến giờ đi ngủ.
Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp
Là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của trẻ, nhiệt độ phòng lý tưởng là 27-28 độ C. Bởi vậy, cha mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng thích hợp giúp bé không bị nóng hoặc lạnh quá nhé!
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Thiếu canxi, kẽm… là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ khó ngủ. Vì vậy, mẹ nên tìm cách bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi và kẽm như hải sản, rau xanh, sữa…. Trong trường hợp trẻ uống sữa ngoài thì mẹ nên lựa chọn những loại sữa cung cấp đầy đủ vi chất, tốt cho hệ tiêu hóa.
Tắm nắng thường xuyên
Trẻ sơ sinh nên tắm nắng hàng ngày. Bởi ánh sáng mặt trời sẽ kích hoạt da sản sinh vitamin D giúp trẻ tăng cường canxi và phốt pho. Mẹ nên cho bé tắm từ 6 đến 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.
Sử dụng Fitobimbi Sonno hàng ngày
Một trong những giải pháp đơn giản mà mẹ có thể áp dụng ngay để giúp con ngủ ngon giấc hơn là sử dụng Sonno Bimbi mỗi ngày.
Với thành phần gồm các thảo dược chuẩn hóa Châu Âu an toàn tuyệt đối, Fitobimbi Sonno giúp xoa dịu hệ tiêu hóa, khiến trẻ cảm thấy buồn ngủ một cách tự nhiên. Nhờ đó, trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn, không giật mình, quấy khóc đêm. Fitobimbi Sonno đã được hàng triệu bà mẹ trên thế giới cũng như hàng nghìn bà mẹ Việt Nam tin dùng và ghi nhận hiệu quả tốt.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ không ngủ sâu giấc! Hãy luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc trẻ để sớm phát hiện nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời mẹ nhé!
Tham khảo thêm các bài viết: