Bé 6 tháng tuổi vẫn ở giai đoạn bú mẹ, bắt đầu chuyển sang ăn dặm thêm bột cháo, và sữa công thức. Khi ở giai đoạn tuổi này bé thường có triệu chứng hay quấy khóc, ngủ không ngon ảnh hưởng đến sức khỏe bé và các thành viên trong gia đình. Vậy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp khắc phục để bé có giấc ngủ ngon hơn.
Vì chỉ được 6 tháng tuổi, bé vẫn chưa có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ, vì thế bé sẽ nói lên mong muốn, sự khó chịu, sợ hãi,…thông qua tiếng khóc
Mục lục
- 1. 6 Nguyên nhân khiến bé 6 tháng tuổi ngủ không ngon và hay quấy khóc
- 2. Giải pháp cho bé 6 tháng ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
- 2.1. Đi ngủ nên tắt đèn
- 2.2. Tạo nề nếp sinh hoạt ăn ngủ cho bé theo đúng giờ
- 2.3. Không nên nói chuyện với trẻ khi trẻ thức giấc giữa đêm
- 2.4. Phòng ngủ, giường ngủ cần sạch sẽ và thoáng mát
- 2.5. Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ
- 2.6. Xoa dịu cơn sốt do sưng lợi mọc răng
- 2.7. Khi bé khóc giữa đêm
- 2.8. Cho bé ăn no vừa phải khi bé đi ngủ
- 2.9. Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D
6 Nguyên nhân khiến bé 6 tháng tuổi ngủ không ngon và hay quấy khóc
Nguyên nhân bé 6 tháng ngủ không ngon giấc
1 – Do bé đang bước vào giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bé sẽ thức dậy thường xuyên hơn để được ăn. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 6 – 8 tuần, đánh dấu các mốc của tháng thứ 3, 6 và 9.
Lời khuyên cho các bà mẹ trong trường hợp này là hãy thử tăng lượng sữa buổi tối cho con bạn. Sau đó, hãy gia tăng khẩu phần của con trong các bữa ăn hàng ngày để tránh việc bé thức đêm đòi ăn và đòi được bạn dỗ dành, âu yếm.
2 – Đã đến giờ thức giấc
Sau mốc 6 giờ sáng, bạn có thể để cho bé thức dậy bất cứ lúc nào mà không cần phải quá lo lắng về việc như thế là sớm hay muộn quá. Đừng cố đánh thức con dậy sớm vì sẽ dễ gây ra hiện tượng bé gắt ngủ. Hãy bình tĩnh theo dõi chu trình thói quen ngủ hàng ngày của bé để điều chỉnh nếu thấy thực sự cần thiết.
3 – Do bé bị đầy hơi
Từ 3 tháng trở đi, con bạn sẽ dễ bị đầy hơi. Mẹo chữa đầy hơi hiệu quả là hãy bế bé lên, để đầu của bé tựa vào vai mình trong khi bạn vuốt nhẹ dọc theo lưng bé nhiều lần để đưa hơi từ dạ dày thoát ra.
Lời khuyên của các chuyên gia để giảm thiểu tình trạng này là hãy cho con bạn ăn cách bữa từ 2-3 tiếng/lần. Việc cho con ăn quá dồn dập và thời gian cách bữa quá ngắn sẽ khiến cho dạ dày của bé khó chịu, dẫn đến đầy hơi và trướng bụng.
4 – Do không gian quá ồn ào
Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã được làm quen dần với tiếng ồn bên ngoài, đặc biệt là những thanh âm thường gặp trong nhà bạn. Thậm chí nhiều khi bé còn cảm thấy thích thú và mong đợi những thanh âm này.
Tuy nhiên, với độ ồn hay những tiếng động quá lớn, bé sẽ có phản ứng khó chịu. Hãy hạn chế tối đa các dạng thanh âm này, nhất là khi bé đang chìm dần vào giấc ngủ. Nếu bé vẫn chưa thể quen với tiếng ồn xung quanh, hãy cho bé nghe một bản nhạc nhẹ nhàng và êm dịu để ru bé ngủ.
5 – Do ánh sáng xung quanh quá mạnh
Từ giai đoạn bé 6 tháng tuổi trở đi, cơ thể con bạn sẽ sản sinh ra hormone melatonin để thích ứng với các mức độ ánh sáng, khiến cho bé cảm nhận được ánh sáng để thức dậy bất kể đồng hồ của bạn đang chỉ ở khung giờ ngủ hay thức.
Một tấm rèm tối màu là giải pháp hiệu quả giúp che chắn bớt ánh sáng ngoài trời hoặc các loại tia sáng đến từ những bóng đèn mà nhà bạn đang sử dụng.
Điều này không có nghĩa là bạn nên để phòng bé tối om, mà hãy để một chiếc đèn ngủ có ánh sáng mờ bởi điều này có thể khiến con bạn cảm thấy dễ chịu, tránh được cảm giác sợ hãi, nhất là khi bé đang bước vào giai đoạn chập chững tập đi. Đây cũng là một biện pháp hữu ích hỗ trợ bạn kiểm tra và chăm sóc giấc ngủ của bé trong đêm.
6 – Do chỗ nằm không thoải mái
Cho dù là bạn cho bé nằm nôi, cũi, hay trên một chiếc giường riêng, hãy chú ý giữ cho khu vực này được gọn gàng và sạch sẽ. Trong giai đoạn đầu đời, đồ chơi không phải là lựa chọn lý tưởng cho giấc ngủ và sự phát triển của bé. Thay vào đó, đôi khi một chiếc chăn mỏng khiến bé yêu thích lại dễ làm nên chuyện.
Trẻ sơ sinh cũng luôn cảm thấy yên ổn và bình tâm khi được bao bọc như khi còn được ở trong bụng mẹ. Vì vậy, một lớp chăn bọc mỏng và mềm mại sẽ khiến bé ngủ sâu hơn và không giật mình tỉnh giấc. Khi bé đã được 1 tuổi, bạn có thể cho bé kê gối nếu bé thấy dễ chịu, chỉ có điều bạn cần chú ý tránh không để bé bị nóng và vã mồ hôi.
Ngày hoạt động quá mức ban đêm bé ngủ không ngon và có thể gặp ác mộng.
7 – Do thiếu canxi
Nếu cơ thể bé bị thiếu canxi thì trong hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương, quá trình chuyển hóa từ tryptophan sang melatonine (hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh, thư giãn não, tạo giấc ngủ sâu) bị ức chế. Do đó, trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, giật mình, quấy khóc.
Ngoài ra, một số yếu tố như trẻ đói, bị khó thở, ngạt mũi do thời tiết khô hanh hoặc bị ướt bỉm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé 6 tháng ngủ không ngon giấc và thức quấy khóc, các mẹ cũng cần lưu ý để chăm sóc bé.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm khi bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc
Giải pháp cho bé 6 tháng ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
Dưới đây là một số giải pháp trong ngày các mẹ có thể áp dụng để giúp bé 6 tháng ngủ ngon hơn và đêm không bị quấy khóc như:
-
Đi ngủ nên tắt đèn
Bóng tối giúp cơ thể giải phóng hormone melatonin gây buồn ngủ nhờ vậy trẻ sẽ có giấc ngủ sâu, kéo dài và tăng trưởng. Nếu ánh sáng đèn quá lớn sẽ kìm chế sự sản sinh melatonin. Để đèn ngủ quá sáng thường xuyên sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, ức chế hoạt động tế bào khiến bé hay trở mình, chậm phát triển. Cách tốt nhất là nên tắt đèn khi trẻ ngủ.
-
Tạo nề nếp sinh hoạt ăn ngủ cho bé theo đúng giờ
Điều này cần cả gia đình hỗ trợ để bé hình thành nếp sinh hoạt ăn ngủ. Ngủ đúng giờ giúp bé ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn, không bị buồn ngủ quá mà chưa được ngủ dẫn đến quá giấc. Điều này ban đầu hơi khó khăn cần mẹ kiên trì hơn. Nếu bé đã vào nếp thì cha mẹ người thân chăm bé sẽ rất nhàn và thoải mái.
-
Không nên nói chuyện với trẻ khi trẻ thức giấc giữa đêm
Nhiều cha mẹ đang ngủ bỗng giật mình khi thấy con mở mắt tròn xoe. Họ nựng nịu, nói chuyện, vỗ về nghĩ là con sẽ ngủ tiếp. Nhưng chính điều này khiến bé bị đánh thức mạnh hơn, tỉnh táo hơn, bé sẽ “nói chuyện” với bạn và không còn tập trung ngủ. Tình trạng này sẽ lặp lại vào nhiều ngày sau đó dẫn tới thói quen thức giấc
-
Phòng ngủ, giường ngủ cần sạch sẽ và thoáng mát
Môi trường bên ngoài tác động ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ. Giường đệm và phòng ngủ của bé nên sạch sẽ gọn gàng, thông thoáng. Tránh để quá nhiều đồ trên giường, ánh sáng quá nhiều khi bé ngủ, phòng ngủ nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nhiệt độ lí tưởng cho 1 phòng ngủ là 27-28 độ C. Khi bé ngủ nên có không gian yên tĩnh, tránh ồn ào quá nhiều, tất nhiên cũng không nên quá yên tĩnh. Các mẹ có thể sử dụng máy tiếng ồn tránh để ru bé vào giấc ngủ 1 cách tự nhiên nhất.
-
Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ
Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu, bé sẽ dễ dàng bắt đầu giấc ngủ hơn. Để làm được điều này các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho bé để kể chuyện hay mát – xa cho trẻ, ngoài ra nếu có thể bạn hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ.
Cho trẻ thường xuyên tắm nắng sớm để hấp thu đầy đủ vitamin.
-
Xoa dịu cơn sốt do sưng lợi mọc răng
Khi bé khó chịu vì mọc răng bạn có thể kiểm tra hàm của bé xem có chiếc răng nào chuẩn bị nhú không. Đặc biệt chiếc răng đầu tiên rất dễ làm bé khó chịu hơn bao giờ hết, có thể làm bé sốt và quấy.Trong khoảng thời gian chuẩn bị cho giai đoạn mọc răng, bạn có thể sử dụng thêm cho trẻ những thực phẩm giàu can xi như tôm, cua, rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, nước ép trái cây sẽ làm bé đỡ nóng hơn, dễ chịu hơn trong người. Ngoài ra có thể kèm bôi lợi cho trẻ giúp lợi trẻ đỡ ngứa, đỡ sưng tấy hơn.
-
Khi bé khóc giữa đêm
Cha mẹ có thể đợi 1 thời gian mới đến an ủi vỗ về bé điều này cần cha mẹ lạnh lùng chút để bé có thể tự học cách ru mình ngủ tiếp. Cha mẹ có thể đợi 2-3 phút có khi là lâu hơn chút, càng ít vỗ về vuốt ve bé càng tốt. Đặc biệt không nên bế bé dậy ngay, và cũng đừng nên bật đèn ngay khi bé khóc. Nếu bế bé lên hay bật đèn lên bé sẽ không tự ngủ và tạo thói quen phải bế cho những lần sau.
-
Cho bé ăn no vừa phải khi bé đi ngủ
Khi trẻ thức giấc có biểu hiện rúc ti hoặc có biểu hiện đòi ăn, đừng cố dỗ bé vào giấc ngủ mà hãy cho trẻ bú sữa hay ăn gì đó để lấp đầy cái bụng rỗng. Bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói và ngủ ngon hơn.
-
Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D
Mẹ cần phải bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ. Có nhiều cách để bổ sung canxi và vitamin D như có thể bổ sung canxi từ nguồn sữa mẹ hay các thực phẩm hàng ngày như cá, tôm, các loại rau, có thể hằng ngày cho bé tắm nắng sớm, hay uống vitamin D dạng giọt. Tất nhiên khi bổ sung bất kì loại vitamin D nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để giúp bé ngủ ngon hơn cũng như hạn chế hiện tượng quấy khóc, khóc dạ đề hiện nay đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé. Fitobimbi Sonno có thành phần gồm: Chiết xuất hoa Lạc tiên tây; Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc; Chiết xuất lá Tía tô đất; Tinh dầu Tía tô đất. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.
Cách dùng Fitobimbi Sonno: 1 lần hút tương đương với 15 giọt. Siro vị ngọt thanh dễ uống. Trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi: Dùng 10 đến 20 giọt vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có nhu cầu. Có thể sử dụng liên tục trong ít nhất 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể sử dụng thành nhiều đợt trong một năm, mỗi đợt kéo dài không quá 3 tháng. Sản phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước, đồ uống khác (trà, sữa, trà hoa cúc, nước hoa quả). Lắc kĩ trước khi dùng.
Fitobimbi Sonno với nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt từ Italia (theo GMP, ISO 22000) nên phù hợp với trẻ nhỏ.
Để biết thêm các thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm Fitobimbi Sonno bạn vui lòng gọi đến Hotline: 1800.8070 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé !
Lê phượng đã bình luận
cskh đã bình luận
Ngoc huyen đã bình luận
Be gai nha em 6 thag va kho ngu, ngu rat ich vao ban ngay
cskh đã bình luận
Nguyễn thị phụng đã bình luận
Con 6 tháng cu đêm ngủ là khóc.mắt nhắm nhug mà khóc thét lên
cskh đã bình luận
Nguyễn thị phụng đã bình luận
Con 6 tháng cu đêm ngủ là khóc.
cskh đã bình luận
TO THI NGOC THAO đã bình luận
con gái tôi 6 tháng bé hay khóc đêm và ngủ rất ít .
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chất lượng
Copyright © 2020 Sonno All rights reserved. by Delap
Thông tin của bạn đã được gửi thành công!
Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí
TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN