Mục lục
Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Thông thường, trẻ mới sinh ra chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào mỗi đêm.
Giấc ngủ của trẻ cũng thay đổi và phát triển theo độ tuổi và không gian sống. Một giấc ngủ tốt cũng cần được học. Chính vì vậy các cha mẹ cần quan sát trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường rất ngắn, cũng tương tự như người lớn trẻ sơ sinh khi ngủ sẽ trải qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khi bắt đầu ngủ trẻ vẫn tỉnh tảo
- Giai đoạn 2: Trẻ hôi thiu thiu ngủ, ngủ gà, uốn mình , vặn thừng … trẻ có thể mở mắt, cử động chân tay, xoay người qua lại.
- Giai đoạn 3: Trẻ ngủ sâu, chìm vào giấc ngủ hoàn toàn.
- Giai đoạn 4: Trẻ bắt đầu lơ mơ tỉnh dậy và có những cử động vặn mình, uốn người như ở giai đoạn 2 khi bắt đầu vào giấc ngủ.
- Giai đoạn 5: Trẻ tỉnh táo và không còn mơ màng.
Phân biệt lúc trẻ ngủ sâu giấc và bị tỉnh giấc?
Trẻ đang ngủ sâu giấc và trẻ ngủ bị tỉnh giấc có sự khác biệt như sau:
Thông thường một giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài khoảng 50 phút. Một giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ ngắn, mỗi chu kỳ được bắt đầu bằng những giấc ngủ nông (ngủ và mơ cùng lúc) và tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu. Hiện tượng này kéo dài đến khoảng tháng tuổi thứ 4 hoặc thứ 6.
Giấc ngủ nông thường trông giống như trẻ đang thức, nhưng hoàn toàn không phải: trẻ có những cử động trên gương mặt và cơ thể. Đó là dấu hiệu não của trẻ đang hoạt động, hệ thần kinh đang kết nối với nhau, trẻ đang học các biểu hiện và truyền đạt cảm xúc. Chúng ta có thể lầm tưởng rằng trẻ đang thức, nhưng hoàn toàn không phải, giấc ngủ này cần được tôn trọng tuyệt đối.
Trẻ thức khi trẻ yên lặng, mắt mở to, nhìn và đối thoại bằng mắt, bằng cử chỉ. Hoặc trẻ thức là khi trẻ kêu gọi sự chú ý một cách mạnh mẽ. Đó là lúc cần quan tâm tới trẻ.
Trẻ ngủ nhiều có sao không?
Đối với trẻ sơ sinh thời gian ngủ trung bình là 16h – 18h/ 1 ngày. Trong những giai đoạn đầu đời này giấc ngủ chính là hoạt động cần thiết giúp trẻ sơ sinh phát triển trí não được tốt nhất. Khi bé ngủ, cơ thể bé sẽ tiết ra các hocmom tăng trưởng giúp trẻ lớn hơn. Tương tự như người lớn có nhiều người cần lượng thời gian ngủ rất nhiều, ngược lại cũng có người cần lượng ngủ rất ít. Cho nên, đối với trẻ nhỏ thì nhiều nhiều trẻ sẽ ngủ nhiều và nhiều trẻ ngủ ít, điều này hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và phát triển của bé.
Cách tạo thói quen ngủ ngoan cho bé
Để giúp bé được ngủ ngoan mẹ hãy áp dụng một số mẹo sau đây:
Nhận biết dấu hiệu khi bé buồn ngủ
Trong giai đoạn từ sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé sẽ không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và khó ngủ trở lại. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết trước các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như: liên tục chớp mắt, lim dim, kéo tai hay ngáp … nếu bé có các dấu hiệu trên thì mẹ hãy cho bé đi ngủ luôn. Lúc này là thời gian bé dễ vào giấc ngủ nhất và ngủ ngon nhất.
Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngày từ trong bụng mẹ. Thói quen này vẫn được duy trì khi bé chào đời và sẽ làm cho mẹ rất mệt mỏi vì phải thức đêm nhiều. Qua giai đoạn 2 tuần mẹ tập dạy cho bé cách nhận biệt ngày và đêm giúp bé thích nghi và hình thành thói quen ngủ đúng giờ giấc.
Ban ngày, khi bé còn thức thì mẹ hãy:
- Chơi với bé càng nhiều càng tốt
- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày
- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày
- Cho bé tập thể dục hoặc nghe những những bài hát để tạo không khí nhộn nhịp giúp bé cùng nô đùa với cha mẹ
Ban đêm:
- Tạo thói quen giữ yên lặng và không gây tiếng ồn lớn ra hiệu cho bé biết về ban đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) hoặc có thể không sử dụng điện để bé tập trung vào chiều sâu của giấc ngủ.
Dạy bé tự ngủ
Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, các bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Việc cách chọn dỗ bé ngủ trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả dể dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Thay vào đó, bạn nên tạo một thói quen dễ dàng hơn như: hát ru, vỗ mông, … cho bé trước khi đi ngủ.
Các mẹ nên cho bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống giường chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuồng giường.
Thiết lập thời khóa biểu
Bạn cần thiết lập một thời khoá biểu cho bé, giờ nào bú, giờ nào ngủ, giờ nào tắm và phải thực hiện chính xác để hình thành thói quen cố định cho bé.
Mỗi ngày bạn cần lặp lại những “thủ tục” này theo đúng trình tự và đúng giờ để tạo ra một phản xạ cho bé để bé hiểu đã đến giờ bé cần đi ngủ hoặc giờ bé đi tắm, bé đi bú.
Tạo môi trường ngủ phù hợp
Bé sẽ không thể ngủ ngon nếu nóng nực hoặc lạnh. Bạn cần giữa cho nhiệt độ của phòng bé sơ sinh khoảng 28 – 29 độ C. Phòng ngủ cần thoáng khí , nhưng cũng không nên để gió tự nhiên luồn vào quá lớn gây cảm lạnh hay thay đổi đột ngột cho trẻ. Trường hợp nếu bạn để máy lạnh cho trẻ, thì cho trẻ mặc thêm 1 đến 2 chiếc ảo để giữ nhiệt độ vừa phải cho bé.
Trên đây là một số cách mà các ch mẹ có thể tham khảo để chăm sóc giúp các bé ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho các bậc cha mẹ.
Tìm hiểu thêm: giấc ngủ của bé, bé quấy khóc đêm