Tình trạng ngủ không ngon giấc có thể xảy ra đối với một số trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh chưa có phương án để giải quyết. Bởi trong giai đoạn đầu đời ở trẻ, đa phần các tác nhân gây ngủ không ngon giấc là do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy, dấu hiệu trẻ ngủ không ngon giấc do thiếu chất là gì và xử lý sao cho đúng ? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Cách nhận biết trẻ ngủ không ngon giấc
Quá trình trẻ ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể về sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ ngủ không ngon giấc mà phụ huynh cần lưu ý. Cụ thể:
- Trẻ có các biểu hiện thở khò khè, hay thở bằng miệng, mũi bị nghẹt khó thở, ngủ ngáy. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có thể mắc một số bệnh như viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản.
- Trẻ hay bị giật mình, nói sảng, tỉnh giấc trong đêm, thường xuyên bị mộng du cũng là tình trạng gây ra mất ngủ, khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc, ngon giấc. Thời gian ngủ ở trẻ không đều nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức về sẽ khó ngủ vào ban đêm.
- Trẻ quấy khóc, trằn trọc không ngủ được do cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu bởi bỉm chưa sạch đang bị ướt, hoặc do giường chiếu và đồ dùng của trẻ không sạch…
- Trẻ hay cáu gắt và chỉ thức vào ban đêm để bú sữa mẹ do đói bụng. Với các trẻ lớn hơn không nên tập cho trẻ bú vào thời điểm này thường xuyên, bởi có thể khiến trẻ mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ có dấu hiệu chậm phát triển về thể chất sinh lý như chậm biết lẫy – bò – đi – đứng khi đã đủ tháng tuổi, trẻ chậm mọc răng, trẻ chậm liền thóp là dấu hiệu trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc do thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là thiếu canxi.
Trẻ ngủ không ngon giấc do thiếu chất gì?
Một trong số các tình trạng khiến trẻ ngủ không ngon giấc, khó ngủ, thiếu ngủ có thể xuất phát từ nhiều tác nhân khác nhau. Đặc biệt, bởi quá trình biến đổi sinh lý, thay đổi thói quen và không gian sống, gây ra thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở trẻ. Cụ thể:
Chất Kẽm
Vai trò của kẽm
Vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, chúng đảm bảo cho quá trình trao đối các chất của cơ thể trẻ diễn ra được ổn định và bình thường, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Không những thế, kẽm còn hỗ trợ thần kinh trung ương hoạt động, tăng cường giấc ngủ ngon ở trẻ, nhất là với trẻ hay khó ngủ, thức đêm, quấy khóc…
Thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ
- Nguồn bổ sung kẽm tốt nhất là từ sữa mẹ, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Còn với trẻ từ 6 tháng trở lên, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm như lươn, gan heo nấu chín, thịt bò, sữa và động vật có vỏ như hàu, sò, tôm đồng. Các loại hoa quả như bưởi, cam, quýt, chanh giàu vitamin D.
- Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày không nên dùng quá 150mg kẽm, bởi sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc kẽm cấp tính, nguy hiểm hơn còn làm trẻ bị chóng mặt, tiêu chảy, nôn ói, làm suy giảm hệ miễn dịch…
Chất Canxi
Vai trò của canxi
Được đặt lên hàng đầu cho việc phát triện hệ thần kinh và phát triển xương ở trẻ. Tình trạng thiếu hụt canxi trong thời gian dài cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xương dẫn tới trẻ bị còi xương, đau mỏi cơ thể, phát triển chậm về chiều cao, hay trằn trọc vào ban đêm, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Thực phẩm giàu canxi cho trẻ
- Mỗi giai đoạn phát triển ở trẻ, sẽ cần bổ sung lượng canxi phù hợp và đúng cách. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dung nạp canxi tốt nhất, các mẹ cần tăng cường hấp thụ các thực phẩm như rau cải ngọt, rau dền, cá chạch, đậu phụ, hạnh nhân, bột yến mạch, đậu cô-ve, sữa, … vào thực đơn hàng ngày.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên và tập ăn dặm, các mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ bằng cách chế biến qua thức ăn mà trẻ có thể ăn được như thịt cá, thịt tôm, rau cải xoăn, các loại rau củ quả và chuối, …
Chất đạm
Vai trò của chất đạm
Chất đạm (protein) đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cơ thể trẻ là nhờ chứa nhiều axit amin giúp phát triển các tế bào và kích thích sản sinh giúp tinh thần luôn thoải mái và sảng khoái. Việc thiếu hụt chất đạm sẽ khiến trẻ dễ cáu gắt, cơ thể trở nên mệt mỏi, chậm phát triển, hay trằn trọc, khó ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc.
Thực phẩm cần tăng cường chất đạm cho trẻ
Để cải thiện tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc, các mẹ cần tăng cường cho trẻ bổ sung cả protein có trong thực vật như hạnh nhân, quả óc chó, yến mạch, bông cải xanh, các loại đậu, rau xanh các loại, và protein động vật như trứng, thịt bò, cá hồi, …
Chất béo
Vai trò của chất béo
Chất béo được cho là thành phần quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp hấp thụ các vitamin khác trong đó có vitamin A và vitamin E. Nhóm axit chất béo Omega-3 có vai trò giúp giữ cân bằng hormone, ổn định tâm trạng và hoạt động của não. Nếu thiếu hụt chất béo sẽ khiến trẻ khó ngủ do cơ thể mệt mỏi, hoặc ngủ không ngon giấc.
Thực phẩm cung cấp chất béo cho trẻ
Các mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất béo omega-3 có trong hải sản, cá hồi, dầu cá, bơ, dầu thực vật, váng sữa, và các loại hạt sấy như hạnh nhân, óc chó, …
Chất sắt
Vai trò của chất sắt
Sắt là một trong số các vi chất phổ biến cần thiết cho cơ thể trẻ, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào nhằm sản sinh ra lượng hồng cầu. Việc thiếu hụt chất sắt, có nguy cơ khiến trẻ suy giảm nhận thức, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, dẫn tới lo lắng căng thẳng, nên tẻ khó đi vào giấc ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc do sợ hãi.
Thực phẩm giàu sắt cho trẻ
Để cải thiện tình trạng này, các mẹ cần thay đổi và tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp đúng cách cho trẻ như bổ sung qua các món ăn từ thịt bò, thịt gà, thịt cá, thịt heo, thịt cừu, đậu nành và một số loại rau củ quả như súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina, đu đủ chín, chuối chín, chà là, dưa hấu, nho, … vào bữa ăn mỗi ngày.
Chất Magie
Vai trò của magie
Magie có khả năng kích thích sản xuất hormone melatonin, tăng nồng độ GABA giúp hoàn thiện hoạt động của não, duy trì hoạt động của cơ thể và giúp nhịp sinh học của cơ thể được ổn định tạo ra cảm giác dễ chịu và sảng khoái tinh thần ở trẻ.
Nếu thiếu magie trẻ có thể khó khăn trong việc thở, tim đập loạn xạ gây ra khó ngủ, cáu gắt, cơ thể mệt mỏi không thích vui đùa, đau nửa đầu, nổi ban đỏ trên da hoặc ngủ không ngon giấc.
Thực phẩm giàu magie cho trẻ
Magie thường có nhiều trong các thực phẩm như các loại về đậu, rau bina, thực phẩm từ sữa, gạo lứt, ngũ cốc, thịt cá, thịt đỏ, … mà các mẹ cần bổ sung thêm vào các bữa ăn cho trẻ.
Thiếu Vitamin B12, C và D
Vitamin có nhiều loại khác nhau là các hợp chất hữu cơ, đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống và cần thiết cho sự trao đổi chất. Chủ yếu cung cấp từ chế độ ăn hoặc uống hàng ngày, mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
Hậu quả của việc thiếu vitamin ở trẻ thường ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng và có nguy cơ gây còi xương, mắc các bệnh nhiễm khuẩn, suy giảm sức đề kháng, chậm phát triển tâm vận động khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc trẻ ngủ không ngon giấc. Cụ thể:
Vai trò của Vitamin B12
B12 có vai trò quan trọng trong việc sản xuất DNA để sản sinh ra hồng cầu khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Thiếu hụt vitamin B12 trẻ dễ bị quấy khóc, trằn trọc khó ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc.
Để cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi và ngủ không ngon giấc ở trẻ, các mẹ cần bổ sung vitamin B12 cho trẻ qua các thực phẩm từ sữa, nội tạng động vật (tim, thận, gan), các loại nấm, thịt nạc, trứng gia cầm, phô mai, …
Vai trò của Vitamin C
Vitamin C có vai trò hỗ trợ hấp thụ sắt, sản sinh ra collagen giúp trẻ có tinh thần sảng khoái và thư giãn. Biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin C ở trẻ là tình trạng thiếu ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc.
Để bổ sung vitamic C đúng cách, có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bằng các thực phẩm ở rau củ như bông cải xanh, khoai lang, măng tây, cải bắp, cà chua và một số hoa quả như dâu tây, kiwi, …
Vai trò của Vitamin D
Đóng vai trò quyết định trong việc hấp thụ canxi, phát triển cốt hóa xương ở trẻ. Thiếu hụt vitamin D có thể khiến trẻ có các biểu hiện như hay giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc, … giống với tình trạng thiếu canxi ở trẻ.
Nhằm đáp ứng và cải thiện tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ, các mẹ có thể bổ sung từ chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày cho trẻ bằng các thực phẩm từ sữa, thịt cá,lòng đỏ trứng, hoặc cho trẻ tắm nắng.
Cần làm gì để cải thiện giấc ngủ ở trẻ
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trẻ ở giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi nếu có các biểu hiện biếng ăn, chán ăn, lười ăn sẽ dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ của trẻ cần áp dụng các giải pháp sau. Cụ thể:
Tạo thói quen ngủ khoa học
Để đảm bảo giấc ngủ của trẻ đi vào nề nếp, cố định, không phải là chuyện một sớm một chiều, mà cần phải thiết lập ngay từ những ngày đầu của trẻ sơ sinh. Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, trẻ sẽ thức vào ban đêm.
Bố mẹ có thể tạo cho trẻ một thời gian biểu hợp lý bằng cách tập thói quen cho trẻ đi ngủ theo thời gian nhất định, trẻ sẽ tự buồn ngủ khi tới thời gian đó và có thể áp dụng theo phương pháp Easy (Eat – Activity – Sleep – Your time) nghĩa là (cho trẻ ăn – trẻ được vui chơi – đến giờ trẻ tự ngủ – bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi).
Bên cạnh đó, khi trẻ quấy khóc, trằn trọc không chịu ngủ, bố mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân rồi nhẹ nhàng dỗ dành, ru ngủ hay kể một câu chuyện nào đó giúp trẻ chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
☛ Xem đầy đủ: Cách tạo thói quen ngủ cho bé
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là yếu tố quyết định sự phát triển ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi trẻ được bú sữa mẹ. Còn với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ có thể biết bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng qua các thực phẩm giàu magie, canxi, kẽm, chất béo, vitamin, sắt, carbohydrate, chất đạm (protein).
Đối với những trẻ lười ăn, chán ăn thì nên chia nhỏ bữa ăn ra, cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa phụ để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết và để tránh trẻ có biểu hiện chán ăn, ngán ăn, bố mẹ cũng nên đa dạng các món ăn của trẻ hơn.
Thiết lập không gian ngủ thoải mái
Để giúp trẻ có cảm giác an tâm hơn khi ngủ thì việc tạo không gian phòng ngủ cho trẻ cũng rất quan trọng. Điều bố mẹ cần làm đầu tiên là nên để ánh sáng êm dịu, yên tĩnh, và nên đặt nôi hoặc giường của trẻ sát giường bố mẹ.
Đồng thời, tắt tất cả các thiết bị điện tử thông minh như tivi, laptop, ipad, điện thoại. Kiểm tra các vật dụng xung quanh trẻ như vệ sinh thường xuyên chỗ ngủ của trẻ, lau chùi nôi hoặc giường ngủ, đặt ở vị trí thoáng mát, nhiệt độ phòng vừa phải từ 27-29 độ C.
Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc, trẻ ngủ không ngon giấc do thiếu chất, … Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng Sonno Bimbi – Thảo dược từ Châu Âu giúp trẻ ngủ ngon hơn và có một giấc ngủ sâu một cách tự nhiên.
Sonno Bimbi là dòng sản phẩm duy nhất được chuẩn hóa tại Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho trẻ giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay thức đêm, trẻ dễ bị căng thẳng, khó ngủ ở trẻ. Với 100% thành phần dạng dịch chiết xuất từ thảo dược từ thiên nhiên, không chứa đường Lactose, an toàn với cơ thể của trẻ và giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Công dụng
- Giúp trẻ giảm căng thẳng, giúp tinh thần khỏe mạnh.
- Giúp trẻ thư giãn, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
- Bình ổn hệ tiêu hóa, xoa dịu đường ruột, giúp có giấc ngủ ngon sâu giấc.
- Giảm tình trạng khó chịu quấy khóc đêm, khóc dạ đề, mang tới cơn buồn ngủ tự nhiên.
Đối tượng nên dùng
Dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi trở lên
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trẻ quấy khóc, hay tình giấc ban đêm.
- Trẻ bị căng thằng thần kinh.
- Trẻ khóc dạ đề (hội chứng colic).
Lời kết
Hy vọng với những dấu hiệu thường gặp và hiểu rõ vai trò cần bổ sung các chất còn thiếu ở trẻ, đã phần nào giải đáp được những thắc mắc và lo lắng về việc trẻ ngủ không ngon giấc là do thiếu chất gì. Giúp bố mẹ nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm dạy trẻ ngày càng tốt hơn.